Đồng Tháp: Lũ về, dân đội đèn bắt cá linh cả đêm trên đồng nước nổi
Mùa này, trên các cánh đồng ngập nước, hoạt động đánh bắt thủy sản về đêm của ngư dân các tỉnh miền Tây diễn ra nhộn nhịp. Bà con thường bắt đầu chuyến đánh bắt từ 2 – 3 sáng và cặp bến lúc hừng đông để kịp giao cho thương lái lên chợ. Dù vất vả nhưng đây là sinh kế chính của người dân vùng lũ tỉnh Đồng Tháp ở thời điểm này.
3 giờ sáng, trên cánh đồng nước nổi xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), vợ chồng ông Lê Văn Tây tranh thủ thăm những tay dớn cuối cùng để thu dọn các ngư cụ cặp bến. Tại đây, cá phải được phân loại để cân cho thương lái với giá cả khác nhau.
Vợ chồng bà Khuya cân cá cho thương lái ngay sau buổi đêm đánh bắt trên đồng nước nổi.
Mùa này bên cạnh các loại cá mồi (loại cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi), bà con còn đánh bắt được các loại cá có giá trị cao như: cá lăng, cá kết, cá chạch, đặc biệt là cá linh. Ông Lê Văn Tây ở xã Thường Thới Hậu B cho biết: “Thường tháng 6 nước đã vô đồng, tới giờ này thì cá đã lớn còn năm nay nước về trễ nên con cá quá nhỏ”.
Cũng giống như các hộ dân khác ở xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, khi kết thúc hai vụ lúa, vợ chồng bà Nguyễn Thị Khuya ở xã Thường Lạc, xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp gác lại chuyện đồng áng để đánh bắt thủy sản mùa nước nổi.
Bà Khuya cho biết: “Đêm nào cũng 2 giờ hoặc 2 giờ rưỡi đi, có bữa được 300 ngàn – 400 ngàn đồng, hôm qua thì được 1 triệu đồng”.
Có những đêm mưa bão, bà con phải dầm mình trong mưa hay trời tối lạc đường trên đồng nước nổi là lẽ thường. Một đêm thức trắng cùng ngư dân vùng lũ trên đồng nước nổi mới thấu hiểu được nỗi vất vả của họ. Chị Hồng Thị Hường ở xã Thường Thới Hậu A cho biết: “Mùa nước nổi nào cũng làm, làm nghề này cực lắm, phải thức đêm, có đêm gặp mưa gió phải tấp vào bờ trú ẩn”.
Kết thúc một đêm mưu sinh trên đồng nước nổi, số thủy sản cá tôm đánh bắt được sẽ cùng thương lái lên chợ. Những chiếc xuồng lại cặp bến, bà con thu xếp ngư cụ và các vật dụng về nghỉ ngơi. Sinh kế của ngư dân vùng lũ tỉnh Đồng Tháp cứ thế kéo dài suốt ba đến bốn tháng mùa nước nổi.
Theo Minh Thi (Báo Đồng Tháp)
Đồng Tháp: Câu ếch đồng mùa nước nổi, bán 80 ngàn đồng mỗi ký
Thời điểm này, nước lũ tràn đồng, ếch đồng thường vào các bờ ruộng, bờ kênh để trú ẩn, tìm mồi. Đây cũng là lúc người dân vùng đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trang bị đồ nghề để đi câu ếch đồng.
Dụng cụ câu ếch đồng chỉ là cần câu, mồi ốc bươu vàng, 1 người có thể câu được 5kg ếch đồng/ngày, giá bán ếch đồng là 80 ngàn đồng/kg. Đây là nguồn thu nhập hấp dẫn, giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập trong những ngày nước nổi.
Theo Văn Bửu (Báo Đồng Tháp)
Đồng nước nổi An Giang: Câu ếch, bắt chuột cây, bẻ cà na rõ thích Trên những cánh đồng xả lũ ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), mùa nước nổi mang theo lượng phù sa dồi dào, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp người dân phát triển một số dịch vụ thú vị đặc biệt. Trải nghiệm thực tế trên đồng nước nổi là một trong số đó. Bơi xuồng ra tham quan đồng xả lũ....