Đồng Tháp kiến nghị bổ sung nhu cầu vốn đầu tư công gần 4.508 tỷ đồng
UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục quan tâm, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư công theo đề xuất của tỉnh, với tổng vốn khoảng 4.507,7 tỷ đồng.
TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Tháp
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Công văn số 115/UBND-ĐTXD gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 (vốn ngân sách Trung ương) của tỉnh Đồng Tháp.
Video đang HOT
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 vốn ngân sách Trung ương (gồm vốn nước ngoài – ODA) của tỉnh Đồng Tháp là 6.544,755 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 5.806,155 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 738,6 tỷ đồng, bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 sang giai đoạn 2021 – 2025.
Tại Công văn này, UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, theo Công văn số 419/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương chưa thấy đề cập đến nguồn vốn của các chương trình, dự án (với tổng vốn khoảng 4.439,3 tỷ đồng) gồm:
Dự án Hạ tầng giao thông đường bộ khu vực Nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp thuộc Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2 thích ứng với biến đổi khí hậu ( Chương trình DPO): đề nghị Trung ương hỗ trợ 1.900 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững (nhu cầu của tỉnh là 950 tỷ đồng).
Các dự án khởi công mới giai đoạn 2021 – 2025 sử dụng vốn ODA: nhu cầu của tỉnh là 1.589,3 tỷ đồng; do các dự án chưa có chủ trương đầu tư, chưa ký Hiệp định vay trong giai đoạn 2021 – 2025.
Ngoài ra, nhu cầu vốn ODA thực tế của các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 sang giai đoạn 2021 – 2025 còn thiếu 68,4 tỷ đồng so với mức dự kiến của Trung ương, gồm: Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (dự án VnSAT) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đã cân đối được 97,3 tỷ đồng/142 tỷ đồng, còn thiếu 44,7 tỷ đồng.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Đồng Tháp, đã cân đối được 306,3 tỷ đồng/330 tỷ đồng, còn thiếu 23,7 tỷ đồng.
Từ đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục quan tâm, tổng hợp nhu cầu vốn theo đề xuất của tỉnh, với tổng vốn khoảng 4.507,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là 2.850 tỷ đồng; vốn ODA là 1.657,7 tỷ đồng.
Việt Nam là quốc gia sản xuất xoài lớn thứ 13 trên thế giới
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đang phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Đại sứ quán Thụy Sĩ, UBND tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài đi các nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới chính được trồng tại Việt Nam, chỉ đứng sau chuối. Việt Nam là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 thế giới với tổng diện tích trồng trong cả nước khoảng hơn 87.000ha; năm 2020, tổng sản lượng xoài của Việt Nam đạt 893,2 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Xoài được trồng nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước, năm 2020 đạt 567.732 tấn.
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam đạt 180,8 triệu USD, giảm 9% so với năm 2019, nguyên nhân do đại dịch Covid-19 làm ách tắc dòng lưu chuyển hàng hóa toàn cầu. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc đạt 151,8 triệu USD, chiếm 83,95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giảm 4,18% so với năm 2019; đứng thứ hai là thị trường Nga, đạt 8,4 triệu USD, chiếm 4,65%, là thị trường có khối lượng nhập khẩu tăng mạnh, đạt 76,1% so với năm 2019; thứ 3 là thị trường Papua New Guinea, giá trị xuất khẩu đạt 5,5 triệu USD, chiếm 3,03% thị phần. Tiếp theo là các thị trường: Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc)...
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nguyễn Quốc Toản cho rằng, xoài là một trong những loại cây có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Để tăng lượng hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn, đòi hỏi các cơ sở sản xuất xoài phải tính đến phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất - thu mua - sơ chế - đóng gói - bảo quản - doanh nghiệp xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng quy định của thị trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạo kênh kết nối, trao đổi giữa nhà sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia phát triển chuỗi giá trị xoài với các cơ quan thương mại, doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam để tìm hiểu, phát triển thị trường xuất khẩu; hướng dẫn, phổ biến thực thi tốt các quy định về kiểm dịch thực vât, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, quy định mức dư lượng thuôc bảo vệ thực vật, truy xuất nguồn gốc; thông tin tới các địa phương, nhà sản xuât, các hợp tác xã, cơ sở đóng gói, doanh nghiêp chê biên, xuất khâu xoài nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, rào cản kỹ thuât; hỗ trợ các vùng sản xuất xoài, doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ, phát triên chuôi giá trị xoài, nâng cao giá trị gia tăng, đáp ứng quy định từng thị trường, tâp trung vào các thị trường trọng điêm: Hoa Kỳ, EU, Trung Quôc, Hàn Quôc, Nhât Bản...
Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap hướng đến các thị trường tiềm năng Hôm nay 12/4, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội thảo nâng cao năng lực tuân thủ các quy định đối với xoài xuất khẩu của Việt Nam. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020,...