Động thái nới lỏng tiền tệ có thúc đẩy dòng vốn ngoại vào Việt Nam?
Theo các chuyên gia phân tích của VNDIRECT, động thái nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu sẽ chưa thể thúc đẩy dòng vốn ngoại vào Việt Nam gia tăng trở lại trong ngắn hạn.
Thông thường, nới lỏng tiền tệ tại các nước phát triển sẽ hướng dòng vốn giá rẻ chảy đến các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý ngại rủi ro tăng mạnh như hiện nay thì sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư quốc tế có thể không diễn ra theo cách thông thường.
Động thái nới lỏng tiền tệ chưa thúc đẩy dòng vốn ngoại vào Việt Nam gia tăng trở lại trong ngắn hạn
Theo đó, với phương diện đầu tư trực tiếp, chuyên gia phân tích VNDIRECT cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hoãn lại các quyết định liên quan đến đầu tư mới và mở rộng sản xuất kinh doanh cho đến cuối năm 2020. Còn trên phương diện đầu tư gián tiếp, dòng vốn đầu tư sẽ tiếp tục hướng đến các tài sản có tính an toàn cao cho đến khi có dấu hiệu chắc chắn rằng sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu được chặn đứng. Do đó, VNDIRECT cho rằng, động thái nới lỏng tiền tệ gần đây sẽ chưa thể thúc đẩy dòng vốn ngoại vào Việt Nam gia tăng trở lại trong ngắn hạn.
Khối ngoại bán ròng mạnh trên TTCK Việt Nam kể từ cuối tháng 1 năm 2020 khi dịch COVID-19 lan rộng tại Trung Quốc (tỷ đồng)
Thực tế, khối ngoại bán ròng mạnh trên TTCK Việt Nam kể từ cuối tháng 1/2020 khi dịch COVID-19 lan rộng tại Trung Quốc và sau đó đã diễn ra tại thị trường các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo VNDIRECT cho rằng động thái nới lỏng tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới có thể là liều thuốc an thần cho thị trường tài chính.
Mặc dù chưa thể làm đảo ngược xu hướng giảm giá trên thị trường chứng khoán toàn cầu, việc nới lỏng tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới được kỳ vọng hỗ trợ mạnh mẽ thanh khoản cho thị trường tài chính cũng như nền kinh tế, giảm thiểu các rủi ro đổ vỡ tiềm tàng trên thị trường tài chính, từ đó dần ổn định tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trên thị trường cổ phiếu tại các quốc gia Đông Nam Á
Đối với Việt Nam, tuyên bố tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng của FED dù chưa thể đảo ngược xu thế bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán hiện nay nhưng cũng sẽ phần nào trấn an tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường.
VNDIRECT cho rằng nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới sẽ tăng mạnh quy mô các gói nới lỏng định lượng (QE) để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất điều hành tại nhiều quốc gia đã về mức thấp kỷ lục và không thể giảm thêm nữa. Mục tiêu của các gói nới lỏng định lượng (QE) là làm giảm lãi suất dài hạn trên thị trường để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ngắn hạn đã về gần bằng 0. Hiện tại, lãi suất điều hành của FED đã chạm mức 0% (cận dưới) trong khi lãi suất điều hành của BOJ thậm chí xuống mức -0,1%.
Trước đó, trong giai đoạn 2008 – 2013, dòng vốn giá rẻ đã chảy mạnh vào các thị trường mới nổi và cận biên trong bối cảnh FED đẩy mạnh chương trình nới lỏng định lượng (QE) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù bối cảnh hiện tại có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước, VNDIRECT cho rằng sau khi thị trường tài chính quốc tế ổn định trở lại, dòng vốn giá rẻ sẽ hướng đến các quốc gia có triển vọng tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, dòng vốn giá rẻ sẽ lựa chọn các quốc gia đã chứng minh được sự hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19 cũng như có năng lực khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ nhanh nhất sau khi dịch COVID-19 suy yếu.
Cũng theo VNDIRECT, trong trung và dài hạn, dòng vốn giá rẻ sẽ tìm đến các quốc gia có khả năng khôi phục hoạt động sản xuất nhanh nhất và Việt Nam nổi lên là một ứng cử viên sáng giá. VNDIRECT nhận thấy Việt Nam là một ứng cử viên tiềm năng do Việt Nam đã chứng minh được năng lực phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả được cộng đồng quốc tế công nhận, hơn nữa Việt Nam vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định bất chấp đẩy mạnh phòng chống dịch COVID-19, và vì thế hoàn toàn có năng lực và khả năng để tăng trưởng sản xuất một cách nhanh nhất sau khi dịch COVID-19 qua đi.
Minh Ngọc
Đồng USD hồi sinh mạnh trên khắp các thị trường
Mặc dù virus Covid-19 đang ngày càng lan rộng ở Mỹ, đồng USD vẫn tiếp tục được xem là loại tiền tệ an toàn và ổn định nhất thế giới...
Theo CNN, giá trị của đồng bạc xanh đang tăng mạnh, tăng hơn 7% so với rổ các loại tiền tệ khác - như đồng Euro, bảng Anh và đồng Franc Thụy Sĩ - kể từ khi chạm mức thấp nhất năm 2020 vào ngày 9/3.
Nhưng nhu cầu mạnh mẽ về đồng USD từ các quốc gia khác trên thế giới đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản - về cơ bản là sự thiếu hụt đô la Mỹ. Có những lo ngại cho rằng điều này có thể tàn phá thêm thị trường tài chính toàn cầu.
"Sự sụp đổ trong hoạt động kinh tế toàn cầu khiến nhiều người không có đủ USD để thực hiện công việc của họ", Kit Juckes, một chiến lược gia tại Hiệp hội Genere, nói trong một báo cáo. "Sẽ không có vấn đề gì khi họ không vay nợ số USD này từ những người Mỹ. Vấn đề là họ cần đô la, rất nhiều đô la Mỹ và cần chúng ngay bây giờ".
Đó dường như là lý do chính đằng sau các động thái từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) để triển khai các khoản vay mới bằng đồng USD với 5 ngân hàng trung ương lớn vào hôm 15/3 và mở rộng chương trình với 9 ngân hàng trung ương khác vào hôm 19/3.
Fed đã công bố kế hoạch tiếp theo vào hôm 2/3 với việc tăng tần suất hoán đổi đồng USD với các Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Sự hoán đổi này sẽ diễn ra là hàng ngày - không chỉ là hàng tuần như trước nữa, bắt đầu từ ngày 23/3 và kéo dài đến ít nhất là cuối tháng 4.
Lauren Goodwin, chuyên gia kinh tế và chiến lược danh mục đầu tư đa tài sản tại New York Life cho biết trong một báo cáo, "bất kỳ sự căng thẳng nào trong thị trường tài trợ bán buôn và bất cứ điều gì được thực hiện để giải quyết vấn đề này đều được chú ý. Việc mở rộng sự trao đổi với nhiều quốc gia hơn có thể tiếp tục cải thiện các hạn chế tài trợ tiền tệ hiện nay."
Sự hồi sinh của đồng đô la Mỹ có thể tạo ra một vấn đề lớn khác đối với các công ty đa quốc gia khổng lồ của Mỹ vốn đang phải vật lộn với việc nhu cầu ở nước ngoài giảm sút do hậu quả của đại dịch Covid-19. Việc USD mạnh lên sẽ làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn - và do đó khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn - so với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài.
Tuy nhiên, việc đồng USD mạnh lên cũng có mặt lợi, bởi nhu cầu về đồng đô la Mỹ là một dấu hiệu tâm lý tốt. Điều đó cho thấy các nhà đầu tư trên toàn cầu vẫn tin tưởng vào vị thế của nước Mỹ là nền kinh tế hàng đầu và đồng USD là tiền tệ dự trữ cho thế giới.
"Đồng đô la đang tăng giá vì nó là một loại tiền tệ an toàn. Và điều đó đem lại một số lợi ích nhất định", Brent Schutte, chiến lược gia đầu tư tại Công ty quản lý tài sản Northwestern nói. Ông Schutte cho rằng các nhà đầu tư không nên lo lắng về việc đồng USD sẽ gây ra những gì đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng đô la mạnh hơn cũng làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn cho người tiêu dùng Mỹ.
"Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một trên thế giới. Đó là lý do khiến đồng đô la và trái phiếu kho bạc Mỹ được coi là những tài sản an toàn nhất thế giới. Điều này là không thể tránh khỏi và về lâu dài nó không có hại", Ric Edelman - người sáng lập Edelman Financial Engines, một công ty tư vấn tài chính, nhận xét.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi rằng sẽ ra sao nếu đồng USD có thể tăng hơn nữa từ các mức tăng kỷ lục này. Một số quốc gia đã bắt đầu nhận ra rằng họ cần phải hành động để chống đỡ cho đồng nội tệ của chính nước mình.
Rủi ro chính đối với đồng đô la là sự can thiệp tiền tệ của nhóm G7. "Với sự tăng giá của đồng bạc xanh khiến nhiều loại tiền tệ rơi xuống mức thấp trong nhiều năm, các ngân hàng trung ương từ Brazil đến Na Uy đã vội vã để ngăn chặn tổn thất hơn nữa ", bà Kathy Lien, giám đốc điều hành chiến lược Forex tại BK Asset Management, cho biết.
"Có một khả năng rất lớn là các Ngân hàng trung ương sẽ hành động phối hợp trên quy mô toàn cầu. Nếu họ tham gia vào thị trường, đó sẽ là động thái bán ra đô la và không mua chúng", bà Lien nói thêm.
Tham khảo: CNN
Thái Bích Phương
Mỹ có vội vàng khi đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tiền tệ? Gần đây có dấu hiệu là Mỹ đã sử dụng luật này như công cụ đe dọa nước khác, nhằm gây áp lực các nước này tăng nhập khẩu hàng Mỹ và giảm xuất siêu với Mỹ. "Thao túng tiền tệ" đã từ lâu là chính sách được ghi vào Luật Bao trùm thương mại và cạnh tranh ra đời năm 1988 (The...