Động thái ngoại giao quan trọng của Ấn Độ liên quan đến xung đột Nga – Ukraine
Với vai trò tiềm năng là nhà môi giới hòa bình, Ấn Độ có thể đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Nga và sức ép từ Mỹ đặt Ấn Độ vào một tình thế khó khăn, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong các bước đi ngoại giao tiếp theo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moskva, ngày 9/7/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có kế hoạch đến Kiev vào tháng 8 tới, đánh dấu chuyến đi đầu tiên của ông tới Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra năm 2022. Chuyến thăm này, dự kiến diễn ra vào Ngày Quốc khánh của Ukraine, hiện đang được hoàn thiện, theo hãng thông tấn PTI ngày 29/7, trích dẫn các nguồn tin ngoại giao.
Chuyến công du của Thủ tướng Modi diễn ra sau lời mời từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, được đưa ra vào đầu năm nay trong một cuộc điện đàm. Ấn Độ và Ukraine đang lên kế hoạch cho chuyến thăm. Các nguồn tin cho biết chuyến thăm của ông Modi có thể tiến hành vào ngày 23-24/8.
Các báo cáo về chuyến thăm của ông Modi xuất hiện trong bối cảnh một loạt các cuộc trao đổi cấp cao giữa Ấn Độ và Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và người đồng cấp Ukraine Andriy Yermak, gần đây đã có các cuộc thảo luận qua điện thoại.
Video đang HOT
Ông Jaishankar cho biết các cuộc đàm phán trên nhằm mục đích “phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương của hai nước”. Vào tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Modi đã gặp Tổng thống Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy, nơi họ thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Thủ tướng Modi tái khẳng định cam kết của Ấn Độ trong việc ủng hộ một giải pháp hòa bình và nhấn mạnh tầm quan trọng của “đối thoại và ngoại giao”. Cuộc gặp này đánh dấu cuộc gặp trực tiếp thứ hai của họ kể từ khi xung đột bắt đầu, lần đầu tiên là tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái ở Nhật Bản.
Đầu tháng này, ông Modi cũng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại Moskva trong chuyến thăm quan trọng tái khẳng định mối quan hệ chiến lược Ấn Độ – Nga. Trong chuyến thăm Nga của ông Modi, trùng với thời điểm xảy ra vụ tấn công tên lửa vào một bệnh viện nhi ở thủ đô Ukraine khiến hàng chục người thiệt mạng, ông Modi đã nói với Tổng thống Putin rằng cái chết của những đứa trẻ vô tội là đau đớn và đáng sợ.
Vai trò tiềm năng của Ấn Độ trong cuộc xung đột Nga – Ukraine
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta của Nga, New Delhi đang muốn đóng vai trò là nhà hoà giải cho cuộc xung đột Moskva – Kiev. Thủ tướng Modi có thể đến thăm Ukraine vào Ngày Quốc khánh của nước này (24/8). Ấn Độ đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẵn sàng hành động như một bên trung gian trong cuộc xung đột ở Ukraine, độc lập hoặc cùng với các quốc gia khác ở Nam toàn cầu, chẳng hạn như Brazil hoặc Nam Phi. Bản thân Thủ tướng Modi đã kêu gọi ngừng bắn và ông không chỉ được thúc đẩy bởi lý do nhân đạo mà còn bởi những cân nhắc chính trị. Uy tín quốc tế của một quốc gia có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột vũ trang tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ năm 1945 sẽ được nâng cao đáng kể.
Trong khi đó tờ New York Times của Mỹ cho rằng Washington hiện đang gia tăng sức ép với New Delhi, đề nghị Ấn Độ từ bỏ lập trường trung lập và ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là liệu Thủ tướng Modi có thảo luận về chuyến thăm Ukraine của mình với Tổng thống Putin hay không. Nandan Unnikrishnan, nhà nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Giám sát (Observer Research Foundation) có trụ sở ở New Delhi, tin rằng nếu ông Modi đưa các đề xuất hòa bình tới Kiev, thì chắc chắn ông đã nói về điều đó với Tổng thống Putin trước đó.
“Chúng ta không biết chuyến đi của ông Modi tới Kiev có được phối hợp với Moskva hay không, nhưng tôi không loại trừ khả năng Nga đang trông cậy vào Ấn Độ làm trung gian. Rõ ràng là Ấn Độ sẽ không ủng hộ Ukraine chống lại Nga, bất kể Mỹ tìm cách gây áp lực thế nào. Ấn Độ có mối quan hệ gần gũi và hữu nghị với Nga, bao gồm cả trong lĩnh vực quốc phòng. Ấn Độ sẽ không thay đổi lập trường của mình”, Tatyana Shaumyan, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định.
Như vậy, chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Modi tới Ukraine vào tháng 8 này có thể là một bước đi ngoại giao quan trọng trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết. Với vai trò tiềm năng là nhà môi giới hòa bình, Ấn Độ có thể đóng góp vào việc tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột này. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ với Nga và sức ép từ Mỹ đặt Ấn Độ vào một tình thế khó khăn, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng trong các bước đi ngoại giao tiếp theo.
Dư luận Ukraine thay đổi quan điểm trong đàm phán với Nga?
Theo một cuộc thăm dò gần đây, một tỷ lệ lớn người Ukraine tin rằng nên có một thỏa thuận hòa bình, nhưng không phải theo các điều khoản của Nga.
Các chuyên gia cho biết xã hội Ukraine đang bị chia rẽ và bối rối trong bối cảnh một cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại cuộc họp ở Kiev ngày 22/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 19/7, hiện ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về khả năng đàm phán hòa bình với Nga ở Ukraine. Cho đến nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky luôn từ chối mọi thỏa thuận tiềm năng với lãnh đạo Nga hiện tại và đã ban hành sắc lệnh bác bỏ các cuộc đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, tình hình có thể đang thay đổi khi Tổng thống Zelensky đã đề xuất rằng các đại diện của Nga nên tham dự "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" thứ hai mà Ukraine dự kiến tổ chức vào tháng năm nay
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Razumkov thực hiện cho tờ báo trực tuyến Ukraine Dzerkalo Tyzhnia cho thấy 44% người Ukraine ở các khu vực phía sau tiền tuyến tin rằng đã đến lúc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức giữa Kiev và Moskva; 35% không thấy có lý do để bắt đầu đàm phán hòa bình, và 21% chưa quyết định.
Khảo sát cũng cho thấy người dân Ukraine hoàn toàn phản đối việc chấp nhận các điều kiện mà phía Nga đưa ra để chấm dứt xung đột. Gần 83% số người được khảo sát phản đối việc rút quân đội Ukraine khỏi các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia chưa do Nga kiểm soát, và khoảng 84% phản đối việc nhượng lại các vùng lãnh thổ này cho Nga. Hơn nữa, 77% phản đối việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Về vấn đề trung lập, không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, thái độ của người dân ở các khu vực do Kiev kiểm soát vẫn chưa rõ ràng: 58% số người được hỏi phản đối tình trạng này, trong khi 22% ủng hộ.
Khi được hỏi về điều kiện tối thiểu để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga, hơn 51% cho biết Ukraine cần phải được giải phóng các khu vực đang do Nga kiểm soát và trở về phạm vi biên giới năm 1991. Mặc dù phần lớn người Ukraine mong muốn khôi phục những biên giới này, gần một nửa số người được hỏi (46%) cho rằng việc từ chối nghĩa vụ quân sự không phải là vấn đề đáng xấu hổ. Chỉ có 29% giữ quan điểm ngược lại, trong khi 25% vẫn chưa quyết định.
Nhà khoa học chính trị Oleh Saakyan cho biết sự thất vọng của người dân thể hiện qua những phản ứng mâu thuẫn này. Ông nhấn mạnh rằng cả chính quyền và giới tinh hoa chưa đưa ra viễn cảnh rõ ràng về cuộc sống ở Ukraine trong điều kiện xung đột kéo dài.
Về phần mình, Ihor Reiterovich từ Đại học Quốc gia Taras Shevchenko tại Kiev chỉ ra rằng Tổng thống Ukraine đã ngừng đề cập đến biên giới năm 1991 như một điều kiện tiên quyết cho hòa bình trong vài tháng qua, nhưng cũng không đưa ra biên giới mới, điều này gây bối rối cho xã hội Ukraine. Ông Reiterovich khuyến nghị chính phủ nên mở đối thoại cởi mở với xã hội để xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai và nhận được sự ủng hộ của người dân.
Các chuyên gia cũng đồng ý rằng những cuộc khảo sát như vậy là cần thiết để chính phủ Ukraine đưa ra các lựa chọn rõ ràng cho tương lai và chuẩn bị cho "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" lần thứ hai theo tầm nhìn của mình. Họ cũng nhấn mạnh rằng việc theo dõi tâm trạng công chúng và nhận diện động lực là rất quan trọng để chuẩn bị cho các thách thức trong tương lai.
Nhật Bản giảm quá tải du khách nước ngoài Chuyến thăm chính thức Moskva của Thủ tướng Ấn Độ Modi đã thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và tìm ra cách thức đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế cho vũ khí hiện đại của New Delhi. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moskva, ngày 9/7/2024. Ảnh:...