Động thái mới nhất của nhà đầu tư khi nới room tín dụng
Nới room tín dụng nhưng lãi suất cho vay tiếp tục tăng đang trở thành rào cản cho các nhà đầu tư BĐS.
Các chuyên gia đánh giá việc nới room tín dụng lần này của Ngân hàng Nhà nước vẫn là một nước đi thận trọng, nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng vẫn chưa có chuyển biến tích cực.
Với việc dòng tiền bơm vào ngân hàng không nhiều, các tổ chức tín dụng vẫn phải lựa chọn kỹ càng các đối tượng được vay, ưu tiên lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Bất động sản không nằm trong nhóm được ưu tiên.
Có thể thấy, việc nới room tín dụng đang tạo tâm lý tích cực trên thị trường BĐS. Tuy nhiên, hiểu đúng thì room tín dụng được tăng thêm ưu tiên giải ngân cho các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh hồi phục kinh tế, không phải chỉ dành cho bất động sản như nhiều người đang nghĩ. Tính đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, đạt hơn 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% so với cuối năm 2021. Cùng với đó, số tiền được giải ngân cho lĩnh vực bất động sản trong phần room được nới thêm cũng chỉ vừa đủ cho các chủ đầu tư lớn, các dự án lớn đang triển khai, các hồ sơ vay của cá nhân đã được cấp tín dụng đang “pending”. Bên cạnh đó, vì nguồn cung tín dụng thấp hơn nhu cầu rất nhiều, các ngân hàng sẽ thẩm duyệt hồ sơ và chọn lọc khách vay kỹ hơn.
Ảnh minh hoạ
Chưa kể, theo một số chuyên gia, việc lãi suất vay tiếp tục tăng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư chùn bước. Dù tâm lý của nhà đầu tư “vui” trở lại, nhưng động thái để bắt tay ngay vào thị trường chưa thể hiện ở giai đoạn này.
Video đang HOT
Trên thực tế, lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng lên 6,88%/năm. Đây cũng là mức lãi suất qua đêm cao nhất trên thị trường liên ngân hàng trong gần 10 năm qua. Các ngân hàng phải chấp nhận vay của nhau với chi phí vốn cao hơn cả lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ người dân, doanh nghiệp.
Lãi suất vay tăng sẽ tạo nên áp lực tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh vay ngân hàng vẫn là hình thức khả dĩ nhất để đầu tư. Việc khó tiếp cận nguồn tín dụng không chỉ khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư khó duy trì hoạt động kinh doanh mà còn giảm sức mua của khách hàng.
Theo các chuyên gia, lãi suất vay mua nhà đã tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại và dự báo có thể tăng 30-50 điểm cơ bản trong nửa cuối nay. Ngoài ra, trong bối cảnh tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng tư nhân dự báo có thể tăng lên 10-10,5%/năm vào cuối năm.
Mới đây, theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhóm phân tích nhận định đợt phân bổ tín dụng ngày 7/9 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là khá thận trọng so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cho cả năm 2022.
Cụ thể, theo VDSC, vẫn còn có thêm một đợt nới room nữa trong nửa sau của quý 4/2022, điều này cũng đồng nghĩa cung tín dụng hạn hẹp trong khi nhu cầu vay về cuối năm thường cao, kéo theo lãi suất cho vay sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã công bố hạn mức tín dụng mới cho các ngân hàng thương mại (NHTM), theo đó chưa đến một nửa số lượng ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng mới. VDSC nhận định hạn mức tín dụng lần hai có sự phân hóa. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) được cấp hạn mức cao vào đầu năm (15%) tiếp tục nhận được một hạn mức lần hai cao có Vietcombank, MB và HDBank.
Phía Ngân hàng Nhà nước từng nhiều lần cho biết, việc điều chỉnh room tín dụng căn cứ trên hai cơ sở chính. Thứ nhất là theo kết quả xếp hạng từng tổ chức tín dụng theo các tiêu chí và chấm điểm quy định tại Thông tư 52 năm 2018 của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, Thông tư 52 chấm điểm để xếp hạng các tổ chức tín dụng theo 6 tiêu chí, gồm: Vốn, Chất lượng tài sản, Quản trị điều hành, Kết quả hoạt động kinh doanh, Khả năng thanh khoản, Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường.
Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước như tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém… để làm cơ sở điều chỉnh tăng/giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trong quá trình phân bổ/điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Theo một số chuyên gia, bản thân một phần nguồn tiền “hướng” về thị trường BĐS cũng “không dành cho tất cả mọi người”.
Cụ thể, đối tượng được hỗ trợ vay là người mua nhà trong các dự án do chủ đầu tư phát triển. Nếu chủ đầu tư có quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ, uy tín trên thị trường thì dự án luôn nằm trong danh sách được các ngân hàng ưu tiên cho vay. Tuy nhiên cần lưu ý chủ đầu tư chỉ hỗ trợ được 2 yếu tố là “mục đích vay là mua nhà” và “tài sản đảm bảo bằng chính căn nhà được mua” (phần này hiện cũng đã bị hạn chế bớt), còn việc chứng minh dòng tiền thu nhập đủ trả nợ ngân hàng vẫn là trách nhiệm của người mua nhà. Nếu thu nhập không đảm bảo trả nợ thì ngân hàng bảo lãnh/đồng hành cùng dự án vẫn từ chối cho vay.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư BĐS vẫn tỏ vẻ thận trọng khi vẫn ở trạng thái quan sát thị trường. Tuy nhiên, có một thực tế là tâm lý nhà đầu tư có phần tự tin hơn; hi vọng thanh khoản sẽ hồi phục vào thời điểm cuối năm, nhất là các nhà đầu tư đang có nguồn hàng cần “đẩy đi” ở giai đoạn này.
Nới room tín dụng, liệu xảy ra cơn sốt đất vào cuối năm?
Nới 'room' tín dụng không lớn, doanh nghiệp bất động sản chủ động thích ứng
Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản (BĐS).
Tuy nhiên, trước thực tế tỷ lệ nới room không lớn, doanh nghiệp BĐS cần chủ động xây dựng các phương án thích ứng lâu dài.
Không phụ thuộc nới room tín dụng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nới hạn mức tín dụng (room) năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh nguồn vốn cho thị trường BĐS đang khan hiếm, thông tin về nới hạn mức tín dụng (room) đem đến nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng dòng vốn tín dụng "chảy" vào BĐS sẽ chưa thực sự đạt mức kỳ vọng, bởi tỷ lệ nới room không lớn, chỉ nới room tại một số ngân hàng. Chưa kể, việc cho vay tín dụng sẽ có những nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp ưu tiên được vay.
Doanh nghiệp BĐS cần chủ động thích ứng, không phục thuộc vào nới room tín dụng.
Thực tế, đến hết tháng 8/2022, sự trầm lắng về thanh khoản BĐS, cấp phép dự án, kiểm soát tín dụng... khiến cho việc triển khai, mở bán các dự án BĐS vẫn "ì ạch'; hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS vẫn niêm yết giá cao. Để duy trì hoạt động kinh doanh trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về dòng vốn, không ít doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng mới, như tập trung phát triển dòng sản phẩm nhà ở xã hội, để tăng cơ hội tiếp cận dòng vốn tín dụng theo định hướng của NHNN; phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm vui chơi giải trí, thể thao, nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh phụ trợ, tăng tỷ lệ lấp đầy các dự án đô thị, khu nghỉ dưỡng...
Mặt khác, thị trường cũng đang chứng kiến nhiều sự hợp tác và liên doanh giữa các công ty BĐS trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, để mở rộng các dự án BĐS từ nhà ở, căn hộ, văn phòng cho đến công nghiệp, với kỳ vọng trong những tháng cuối năm, thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn nữa khi dòng vốn được bổ sung và khơi thông.
Ngoài ra, các doanh nghiệp BĐS cũng đang đẩy mạnh kênh trái phiếu chào bán ra công chúng. Dự thảo Nghị định 153/CP đang được thực hiện theo hướng chuẩn hóa điều kiện phát hành, mục đích sử dụng vốn và cơ sở nhà đầu tư. Do đó, việc chào bán trái phiếu ra công chúng là một sự lựa chọn quan trọng trong bối cảnh pháp lý hiện nay. Tuy nhiên, để chào bán thành công, các doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị tư vấn uy tín, có năng lực phân phối đến đúng đối tượng mục tiêu và hỗ trợ soạn lập hồ sơ phát hành chuyên nghiệp.
Dòng vốn sẽ vẫn khó khăn
Các chuyên gia BĐS cho rằng, việc NHNN được nới room tín dụng sẽ có tác động tích cực đến dòng tiền của các doanh nghiệp BĐS, vì các doanh nghiệp cần nguồn tiền mới để đảo nợ trái phiếu đến hạn, điều vốn đang gây áp lực lớn và thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại vào các tháng cuối năm 2022 khi các nhà đầu tư mua nhà tiếp cận được vốn, doanh nghiệp giải phóng được hàng tồn kho. Song, khả năng dòng vốn được khơi thông trong ngắn hạn không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian qua, khối ngân hàng đã dành vốn quá nhiều cho lĩnh vực BĐS.
Nguồn vốn ngân hàng đang chiếm đến 70% giá trị vốn BĐS. Với mô hình kinh doanh hiện nay, ngân hàng càng tăng tín dụng, doanh nghiệp địa ốc sẽ càng tăng thâm dụng vốn. Chưa kể, thời hạn quay vòng vốn trong lĩnh vực BĐS kéo dài bình quân khoảng 10 năm, cao gấp 4 lần các ngành sản xuất kinh doanh khác. Về lâu dài, điều này sẽ gây bất ổn, nên khả năng dòng vốn đổ vào thị trường BĐS được nới rộng trong ngắn hạn hạn chế.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa, các doanh nghiệp BĐS đang gặp vướng mắc về vốn đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc, dài hạn cho thị trường này thông qua việc sớm xây dựng đạo luật về trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, Nghị định 153/CP sửa đổi về phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được thông qua, để khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu. Các doanh nghiệp BĐS có dư nợ trái phiếu lớn, thời gian đáo hạn trong kỳ tới cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi trả, bao gồm mạnh dạn phát hành trái phiếu mới hoặc bán các dự án, tài sản tồn đọng.
Còn theo chuyên gia tài chính, TS. Đinh Thế Hiển, để giải quyết vấn đề vốn cho thị trường BĐS hiện nay, nguồn vốn cho đối tượng mua nhà ở trung bình trở xuống phải tốt hơn nhà ở cao cấp. Với sản phẩm cao cấp có giá trị vài chục tỷ đồng, tỷ lệ cho vay chỉ nên ở mức 50%, thậm chí 40%, những người mua sản phẩm trung bình, nên cho vay với tỷ lệ 60 - 80%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp BĐS phải là công ty đầu tư dự án, không phải là công ty môi giới và cần có vốn mạnh. Ngoài ra, thị trường BĐS muốn duy trì ổn định cần thông qua quỹ tín thác, định chế tài chính đủ năng lực. Vì thực tế, trên thị trường đang bán các sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai, đây là hình thức góp vốn của doanh nghiệp BĐS với nhà đầu tư, nhưng người mua cá nhân khó phân biệt về hợp đồng góp vốn hay mua nhà.
Tăng giới hạn tín dụng tối đa để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại (NHTM) chia sẻ: Sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng thêm hạn mức tín dụng đến hết năm 2022, room tín dụng được cấp thêm sẽ được hướng vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Sau khi được cấp thêm hạn mức tín dụng,...