Động thái của Nhật từ việc hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc
Dù biết đều sẽ bị “tổn thương” nhưng ông Abe vẫn ra lệnh hạn chế xuất khẩu với Hàn Quốc.
Dù biết đều sẽ bị “tổn thương” nhưng ông Abe vẫn ra lệnh hạn chế xuất khẩu với Hàn Quốc. (Nguồn: Bloomberg)
Nhiều quan điểm bất đồng
Theo tờ Economic Journal, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, không phải “như cơm bữa”, vẫn thỉnh thoảng nổi lên tranh cãi không chỉ bởi một số những bất đồng từ trong quá khứ mà cả trong các vấn đề hiện tại trong quan hệ song phương và khu vực.
Lĩnh vực quân đội của cả hai nước cũng có những mâu thuẫn nhất định. Tháng 12/2018, Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản cáo buộc một tàu của Hải quân Hàn Quốc đã dùng radar hỏa lực khóa mục tiêu một máy bay giám sát của Nhật Bản khi máy bay này tiếp cận một cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
Tiếp theo là những khác biệt giữa Seoul và Tokyo về vấn đề Triều Tiên ngày càng sâu sắc. Lợi ích của Nhật Bản và Hàn Quốc hiếm khi trùng lặp khi nhắc đến việc đàm phán về phi hạt nhân hóa. Chỉ trong những năm 1990, khi Ngoại trưởng Mỹ William Perry dẫn đầu liên minh ba bên để đàm phán với Bình Nhưỡng, Seoul và Tokyo dường như mới tìm thấy điểm chung. Cuộc đàm phán sáu bên sau đó một thập kỷ đã cho thấy cảm giác lo sợ gia tăng ở Tokyo về những lợi ích của họ trong một giải pháp khu vực.
Video đang HOT
Mong muốn của Tổng thống Moon Jae-in về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán đã vấp phải sự kiên quyết của Thủ tướng Abe trong việc duy trì một liên minh quốc tế buộc Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un phải kết thúc chương trình hạt nhân của mình. Nhắc đến đàm phán với Triều Tiên, Seoul và Tokyo muốn những thứ khác nhau từ Washington, do đó, cách Mỹ can dự với Triều Tiên chắc chắn không tránh khỏi bị coi là ưu tiên an ninh của đồng minh này hơn so với đồng minh khác.
Tokyo và Seoul là những đồng minh trọng yếu của Mỹ, hiện là những nước tiếp đón số lượng binh lính Mỹ lớn nhất trong khu vực, và là trọng tâm của hệ thống liên minh đã thiết lập nên sự ổn định cho khu vực trong 7 thập kỷ qua. Những bất đồng Nhật – Hàn ngày càng rõ rệt hơn có thể trở thành nguy cơ đối với an ninh và sự ổn định trong khu vực.
Nhật Bản muốn loại Hàn Quốc khỏi danh sách các quốc gia hữu hảo. (Nguồn: Economy Watch)
Quân bài chính trị
Tờ Economic Journal nhận định, ông Abe biết rõ việc hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ then chốt để sản xuất chíp và màn hình sang Hàn Quốc không chỉ khiến đối phương tổn thương mà bản thân cũng bị thiệt hại. Nhưng đặt trong bối cảnh Nhật Bản chuẩn bị bầu cử Thượng viện, câu chuyện không chỉ dừng lại ở phạm vi trả đũa.
Ngày 1/7, Nhật Bản thông báo lệnh hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ sang Hàn Quốc. Ba hôm sau, Nhật Bản bắt đầu bước vào tranh cử Thượng viện. Thú vị hơn là chính quyền của ông Abe sẽ đợi tới ngày 21/7, nghĩa là sau khi bầu cử Thượng viện kết thúc, mới quyết định có đưa Hàn Quốc trở lại “danh sách trắng” hay không. “Danh sách trắng” bao gồm 27 quốc gia hữu hảo, được cho là không có lo ngại về các vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời sẽ được miễn quy trình phê chuẩn xuất khẩu với các mặt hàng có nguy cơ bị sử dụng vào mục đích quân sự. Xem ra những quyết sách lần này của ông Abe đều liên quan tới bầu cử Thượng viện.
Trong cuộc bầu cử Thượng viện lần này, mong muốn của ông Abe không chỉ dừng ở việc giành được quá nửa số ghế Thượng viện, mà là giành được ưu thế tuyệt đối tại Thượng viện với 2/3 số ghế. Nếu đạt được mục tiêu đề ra ở bầu cử Thượng viện, ông Abe sẽ thực hiện được cam kết chấm dứt cuộc tranh luận về tính hợp pháp của Lực lượng Phòng vệ (SDF) thông qua việc sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp (cấm Nhật Bản sở hữu lực lượng quân sự). Nhưng muốn đạt được mục tiêu đề ra ở bầu cử Thượng viện, ông Abe chắc chắn phải chăm chút tới nguồn phiếu ủng hộ không thể thiếu của mình, đó là phe bảo thủ.
Vấn đề là thất bại tại cuộc bầu cử địa phương vào tháng 4/2019 cho thấy phe bảo thủ ở Nhật Bản đã bị chia rẽ. Thậm chí, đảng Công minh (Komeito) trong liên minh cầm quyền với Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP, do ông Abe làm Chủ tịch) cũng nghi ngờ khả năng ông Abe có thể thực hiện được việc sửa đổi Hiến pháp để nêu rõ ràng sự tồn tại của SDF trong Hiến pháp hay không.
Do vậy, việc thống nhất phe bảo thủ là nhiệm vụ cấp bách đối với ông Abe trước bầu cử Thượng viện. Tỏ rõ thái độ cứng rắn, đặc biệt là liên quan tới tranh chấp Nhật-Hàn từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, sẽ có lợi cho ông Abe trong việc củng cố sự ủng hộ của phe bảo thủ. Việc Hàn Quốc không chịu buông tha tranh cãi giữa hai nước liên quan tới các vấn đề trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng trở thành “quân bài” được ông Abe sử dụng phục vụ cho việc đạt được mục tiêu đề ra trong bầu cử Thượng viện.
Theo baoquocte
Hé lộ lí do Nga quyết tâm bắt nghi phạm gián điệp Mỹ ở Moscow
Phát biểu tại cuộc họp báo ở TP Ise hôm 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông mong muốn sớm ký kết hiệp ước hòa bình từ Thế chiến thứ hai với Nga.
Ngày 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo sẽ thăm Moscow vào cuối tháng này nhằm thảo luận tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình trong Thế chiến thứ hai với Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc gặp bên lề Diễn đàn thượng đỉnh ASEAN- Nga hồi tháng 11/2018 tại Singapore.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở TP Ise cùng ngày, Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng ông mong muốn sớm ký kết hiệp ước hòa bình từ Thế chiến thứ hai với Nga, một hiệp ước vốn bị cản trở trong nhiều thập kỷ bởi vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Thủ tướng Abe cho biết, ông sẽ gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 25 để thảo luận về hiệp ước hoà bình. "Tôi sẽ thăm Nga vào cuối tháng này và có ý định thúc đẩy các cuộc thảo luận hướng tới một hiệp ước hòa bình", Thủ tướng Nhật thông báo tại cuộc họp báo.
Ông Abe cũng nhấn mạnh hiệp ước hoà bình giữa Nga và Nhật Bản hoàn toàn không có tiến triển tích cực nào trong suốt hơn 70 năm qua.
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là quần đảo Nam Kuril trong khi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc (gồm các đảo Iturup, Kunashir, Shikotan, Habomai) đã làm căng thẳng mối quan hệ Nhật Bản-Nga kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trở ngại chính trong vấn đề này là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo nói trên.
Trước đó, hôm 12/9 năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức ở TP Vladivostok (Nga), Tổng thống Putin đã đề nghị Thủ tướng Abe ký kết hiệp ước hòa bình vô điều kiện vào cuối năm 2018 để chính thức chấm dứt tình trạng thù địch từ Thế chiến thứ hai.
Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán trên cơ sở một tuyên bố chung năm 1956, theo đó Moskcow đồng ý trao trả 2 đảo nhỏ hơn trong nhóm đảo trên cho Tokyo sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết.
Theo Kinhtedothi
Liên minh cầm quyền Nhật Bản dẫn đầu cuộc thăm dò Liên minh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhiều khả năng giành được đa số vững chắc trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 21-7 và giấc mơ sửa đổi hiến pháp hòa bình có khả năng trở thành hiện thực. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Theo thăm dò của hãng tin Kyodo, đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông...