Động thái của các nước sau phản ứng của Anh về đánh bắt cá hậu Brexit
Ngày 11/10, Pháp và 10 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác kêu gọi châu Âu có lập trường chung trong việc phản đối Anh về cách xử lý của London trong tranh chấp với Paris về vấn đề giấy phép đánh bắt cá hậu Brexit (chỉ việc Vương quốc Anh rời EU).
11 quốc gia này đã ký một tuyên bố chung chỉ trích phản ứng của Anh trong vụ việc này.
Ngư dân đánh cá ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam nước Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoài Pháp, các nước khác gồm Đức, Bỉ, Cộng hòa Cyprus, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển đã ký tuyên bố được Bộ Hàng hải Pháp đưa ra tại Hội đồng Bộ trưởng Nông nghiệp và Đánh cá châu Âu họp ở Luxembourg, trong đó nhấn mạnh rằng cách xử lý của Anh “đối với yêu cầu cấp giấy phép đánh bắt là không đầy đủ và không phù hợp”.
Video đang HOT
Thỏa thuận hậu Brexit đạt được giữa London và Brussels có điều khoản quy định rằng các ngư dân châu Âu có thể tiếp tục đánh bắt ở một số vùng biển của Anh với điều kiện họ phải có giấy phép, được cấp nếu họ có thể chứng minh đã đánh bắt tại những ngư trường này từ trước đó…
Tuy nhiên, Pháp và Anh không đạt được nhất trí về tính chất và mức độ của các giấy phép. Tại các khu vực đánh bắt vẫn còn tranh chấp (cách bờ biển Anh và quần đảo Channel 6-12 dặm), Anh và hòn đảo tự trị Jersey do London quản lý đã cấp tổng cộng hơn 200 giấy phép còn hạn, trong khi Pháp vẫn yêu cầu 244 giấy phép.
Bà Annick Girardin, Bộ trưởng Hàng hải Pháp nhấn mạnh trong thông cáo báo chí: “Tuyên bố chung này đánh dấu một bước quan trọng bởi vì chỉ có một phản ứng tập thể mới cho phép EU xem xét kỹ càng về việc tiếp tục các cuộc đàm phán với đối tác Anh”.
Bà Annick Girardin cũng cho biết thêm rằng phản ứng của EU và Pháp đối với cách xử lý của Anh sẽ được công khai trong nửa cuối tháng 10/2021 và có thể sẽ bao gồm các biện pháp đáp trả.
Pháp cảnh báo xem xét lại các thỏa thuận song phương với Anh
Ngày 5/10, Thủ tướng Pháp Jean Castex đã để ngỏ khả năng xem xét lại mọi thỏa thuận song phương với Anh, cho rằng Anh đã không tôn trọng những cam kết trong vấn đề đánh bắt cá theo thỏa thuận Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU).
Thủ tướng Pháp Jean Castex. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Castex nêu rõ: "Anh không tôn trọng chữ ký của chính họ. Tháng này qua tháng khác, họ đưa ra những điều kiện mới và trì hoãn việc cấp giấy phép... Điều này là không thể chấp nhận".
Thủ tướng Castex cũng cho biết đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) có lập trường cứng rắn hơn đối với tranh chấp giữa Pháp và Anh liên quan đến quyền đánh bắt cá. Nếu việc dựa vào pháp luật trong khuôn khổ EU không mang lại hiệu quả, Pháp sẽ "đưa vấn đề này lên hội đồng trọng tài (thỏa thuận Brexit) để buộc người Anh giữ lời" và nếu cần sẽ xem xét lại tất cả các thỏa thuận song phương với Anh.
Ngày 29/9 vừa qua, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh. Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin nhấn mạnh việc Anh không phê duyệt giấy phép đánh cá cho phần lớn tàu cá của Pháp là động thái từ chối triển khai thỏa thuận Brexit và London không nên tận dụng sự việc này vì mục đích chính trị.
Trước đó một ngày, Anh cho biết đã phê duyệt 12 trong tổng số 47 tàu đánh cá cỡ nhỏ của Pháp được quyền đánh bắt cá ở khu vực 6-12 hải lý trong vùng biển nước Anh. Giới chức Anh cho biết sẵn sàng đối thoại với những chủ tàu bị từ chối, đồng thời nói rõ những tàu đã không cung cấp đầy đủ bằng chứng về lịch sử hoạt động đánh bắt cá trong khu vực trên như quy định trong Thỏa thuận hợp tác và thương mại (TCA), ký giữa Anh và EU hồi năm ngoái.
Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết cách thức London giải quyết sự việc này là hợp lý và phù hợp với cam kết trong TCA. Quan chức này khẳng định liên quan đến khu vực 6-12 hải lý, các tàu của EU phải cung cấp bằng chứng về hồ sơ theo dõi hoạt động đánh bắt trong các vùng biển đó.
Căng thẳng giữa Anh, Pháp liên quan đến hoạt động đánh bắt cá Ngày 29/9, Pháp cáo buộc Anh chơi "trò chính trị" với quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận thương mại hậu Brexit (chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sau khi London từ chối 3/4 đơn xin cấp phép đánh bắt của các tàu cá nhỏ nước Pháp muốn tiếp cận vùng biển Anh. Ngư dân đánh cá ngoài khơi bờ...