Động thái bất thường tại căn cứ quân sự bí mật của Nga ở Bắc Cực
Căn cứ quân sự khổng lồ tối mật của Nga ở Bắc Cực chứa đầy các máy bay ném bom hạt nhân, sẵn sàng triển khai trong trường hợp chiến tranh bùng nổ.
Nga vừa tuyên bố căn cứ quân sự tối mật ở Bắc Cực của nước này sẽ là nhà của các máy bay ném bom hạt nhân
Trong một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự, Nga công bố căn cứ quân sự ở Bắc Cực của nước này sẽ là nhà của các máy bay ném bom hạt nhân trong bối cảnh quan ngại chiến tranh với Mỹ nổ ra. Nga còn triển khai 150 binh sĩ tại căn cứ này.
Được xây dựng ở vùng đất hoang vu Franz Josef, nơi nhiệt độ mùa đông xuống thấp ở mức -40 độ C, căn cứ quân sự khổng lồ 5 tầng của Nga rộng 14.000 m2. Đây là căn cứ thứ 2 được Nga xây dựng ở Bắc Cực khi nước này lên kế hoạch đẩy mạnh khai thác trữ lượng dầu mỏ và khí đốt trong khu vực.
Video đang HOT
Ngoài ra, giới chức Nga cũng đang xem xét kế hoạch triển khai một loạt máy bay phản lực quân sự, có thể bắn hạ các máy bay ném bom tầm ngắn lẫn tầm xa.
Chuyên gia quân sự Nga Igor Sutyagin cho biết căn cứ này sẽ là nơi quan trọng cho các nhiệm vụ giám sát, bao gồm cả các hoạt động chống hạm và phòng không.
“Khả năng phòng vệ của Nga có vấn đề là gần đây quân đội Nga phát hiện vùng phủ sóng radar của họ ở bờ biển Bắc Cực có một khoảng trống rất lớn. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người đều có thể đột nhập vào khu vực này mà không cần thông báo và không bị phát hiện. Nga giờ đây cần radar để nắm rõ mọi hoạt động diễn ra”, ông Igor Sutyagin bình luận.
Thông tin về căn cứ quân sự bí mật của Nga ở Bắc Cực được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga, NATO và Mỹ leo thang dẫn đến quan ngại bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3.
Theo Danviet
Chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra vì nước uống
Cuộc xung đột hạt nhân đầu tiên trên hành tinh của chúng ta không thể nổ ra giữa Mỹ và Nga, mà là giữa Ấn Độ và Pakistan, vì các vấn đề xung quanh việc tiếp cận nước uống trong lục địa và xung đột xung quanh các vùng biển, các nhà khoa học từ trường đại học của Liên Hợp Quốc nói.
Mô phỏng một cuộc chiến tranh hạt nhân.
"Lưu vực sông Ind là "quả bom định giờ" có thể nổ bất cứ lúc nào, khiến cho nguồn nước trong khu vực ngày càng khan hiếm và gây ra những thay đổi khí hậu không thể khắc phục.
"Có những xung đột khác liên quan đến tiếp cận nguồn nước, và chúng tôi phân tích chúng để thấy rằng ngày hôm nay Trái đất có thể tiếp tục tiến tới trên con đường sử dụng hòa bình và bền vững tài nguyên nước", ông Vladimir Smakhtin, giám đốc Viện nước, môi trường và sức khỏe của Liên Hợp Quốc tại Hamilton (Canada) cho biết.
Theo nhà khoa học, các xung đột về tài nguyên nước trong tiểu lục địa Ấn Độ đã gia tăng trong những năm gần đây, chỉ một tháng trước, Ấn Độ công bố chấm dứt công việc của Ủy ban song phương về sông Ind để điều phối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1960, khi các nước đã ký kết Hiệp ước sông Ind.
Các chuyên gia Đại học Liên Hiệp Quốc phân tích tình hình và kết luận rằng việc thiếu nước uống trong tiểu lục địa Ấn Độ thực sự là vấn đề rất nghiêm trọng, trong đó, thiếu sự hợp tác giữa Ấn Độ và Pakistan và không tiếp tục các vector hiện tại mối quan hệ của họ, có thể dẫn đến chiến tranh thế giới trong tương lai gần.
Theo Danviet
Mỹ có thể kích động chiến tranh với Nga? Mặc dù dự báo về chiến tranh với Nga chỉ là chuyện thổi phồng, hành động của chính quyền Mỹ hiện nay có thể dẫn đến hiệu ứng như vậy, American Thinker viết. Theo Reuters, một số cố vấn của Tổng thống Mỹ và nhân viên Bộ Ngoại giao tại Syria, ủng hộ "các cuộc không kích vào các căn cứ quân sự,...