Động thái bất ngờ của ông Trump sau tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông có thể cân nhắc việc đưa Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
“Có lẽ chúng ta sẽ cân nhắc lại, tôi không biết. Có thể chúng ta sẽ làm như vậy. Họ sẽ phải dọn dẹp nó”, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Las Vegas hôm 25/1, để ngỏ khả năng đưa Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tổng thống Trump nói rằng, ông không hài lòng khi Mỹ đóng góp nhiều hơn vào WHO so với Trung Quốc, quốc gia có dân số lớn hơn nhiều.
Ngày 23/1, Liên hợp quốc xác nhận Mỹ sẽ rời khỏi WHO vào ngày 22/1/2026, sau khi Tổng thống Trump chính thức thông báo về quyết định này.
Trước đó, ông Trump đã cáo buộc WHO có những xử lý sai lầm trong đại dịch Covid-19 và các cuộc khủng hoảng y tế quốc tế khác.
Ông Trump ban hành sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO vào ngày 20/1, vài giờ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai. WHO cho biết tổ chức này lấy làm tiếc về động thái của quốc gia tài trợ hàng đầu.
Người đứng đầu WHO cho biết tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân thế giới, bao gồm cả người Mỹ, bằng cách giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, xây dựng hệ thống y tế vững mạnh hơn, phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, bao gồm cả các đợt bùng phát dịch bệnh, thường ở những nơi nguy hiểm mà người khác không thể tới.
WHO hy vọng Mỹ sẽ xem xét lại và mong muốn tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng để duy trì quan hệ đối tác giữa Mỹ và WHO, vì lợi ích sức khỏe và hạnh phúc của hàng triệu người trên toàn cầu.
Theo nghị quyết chung năm 1948 của quốc hội Mỹ, ông Trump phải thông báo về việc Mỹ rút khỏi WHO trước một năm và Washington phải trả phần của mình dành cho quỹ chung của WHO.
Cho đến nay, Mỹ là nhà tài trợ tài chính lớn nhất của WHO, đóng góp khoảng 18% tổng kinh phí. Ngân sách của WHO cho giai đoạn 2024-2025 là 6,8 tỷ USD. Hiện chưa rõ Mỹ còn nợ bao nhiêu trong số này.
Theo một số chuyên gia trong và ngoài WHO, sự rời đi của Mỹ có thể sẽ khiến các chương trình của tổ chức gặp rủi ro, đặc biệt là những chương trình giải quyết bệnh lao – bệnh truyền nhiễm gây chế.t người nguy hiểm nhất thế giới, cũng như HIV/AIDS và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác.
Quyết định này của ông Trump cũng sẽ ngừng quá trình đàm phán về hiệp ước đại dịch của WHO trong khi các thủ tục rời đi được tiến hành. Theo các điều khoản, các nhân viên chính phủ Mỹ làm việc với WHO sẽ được phân công lại và chính phủ sẽ tìm kiếm đối tác để tiếp quản các hoạt động cần thiết của WHO.
Việc ông Trump rút khỏi WHO không phải là bất ngờ, ông từng thực hiện các bước để rời khỏi cơ quan này trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, trước khi Mỹ rút khỏi WHO lần trước, cựu Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và chấm dứt quá trình này trong ngày đầu tiên nhậm chức.
Ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới
Việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự kiến dẫn đến sự tái cấu trúc đáng kể cho tổ chức này và có thể làm gián đoạn thêm các sáng kiến y tế toàn cầu.
Hãng AFP ngày 21.1 đưa tin Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức mà ông nhiều lần ch.ỉ tríc.h về việc đối phó đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại Nhà Trắng vài giờ sau lễ nhậm chức, ông Trump cho biết Mỹ đã chi cho cơ quan này của Liên Hiệp Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc và nói thêm rằng "Tổ chức Y tế thế giới đã bòn rút nước Mỹ".
Điểm lại những quyết định quan trọng nhất của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO, tổ chức có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ), cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của WHO.
Việc rút lui của Mỹ dự kiến gây ra sự tái cấu trúc đáng kể cho tổ chức này và có thể làm gián đoạn thêm các sáng kiến y tế toàn cầu. Đây là lần thứ 2 ông Trump tìm cách cắt đứt quan hệ với WHO.
Ông Trump và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. ẢNH: AP
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ đã ban hành thông báo về ý định rút lui, cáo buộc tổ chức này chịu ảnh hưởng quá mức từ Trung Quốc trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Động thái này sau đó đã bị đảo ngược dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden.
Trong sắc lệnh mới của mình, ông Trump chỉ đạo các cơ quan "tạm dừng chuyển bất kỳ khoản tiề.n, hỗ trợ hoặc nguồn lực nào của chính phủ Mỹ cho WHO" và "xác định các đối tác đáng tin cậy và minh bạch của Mỹ và quốc tế để đảm nhận các hoạt động cần thiết mà WHO đã thực hiện trước đây".
Chính quyền Mỹ cũng công bố kế hoạch xem xét và hủy bỏ trong thời gian "sớm nhất có thể" đối với Chiến lược An ninh y tế toàn cầu Mỹ năm 2024 của cựu Tổng thống Joe Biden, có mục đích ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đ.e dọ.a từ bệnh truyền nhiễm.
Thời điểm Mỹ rút khỏi WHO diễn ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về khả năng bùng phát đại dịch của đợt bùng phát cúm gia cầm (H5N1), đã lây nhiễm cho hàng chục người và khiến một người thiệ.t mạn.g tại nước này.
Ông Trump thừa nhận khó thực hiện những lời hứa tranh cử?
Trong khi đó, các quốc gia thành viên WHO đã đàm phán về hiệp ước đầu tiên trên thế giới về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch kể từ cuối năm 2021, các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành mà không có sự tham gia của Mỹ.
WHO chưa lập tức bình luận về sắc lệnh của ông Trump.
Bitcoin lập kỷ lục mới sau tin đồn Mỹ sắp có kho dự trữ Sau tin đồn Tổng thống Donald Trump sẽ ban hành sắc lệnh dự trữ Bitcoin ngay đầu năm sau, giá đồng tiề.n số này bất ngờ tăng vọt lên hơn 106.000 USD và chính thức vượt qua mức cao nhất mọi thời đại. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá bitcoin bất ngờ tăng mạnh vào sáng 16/12 (theo giờ Việt Nam) và vượt...