Động thái bất ngờ của Mỹ trong lúc Ấn Độ – Pakistan căng thẳng ở Kashmir
Theo một số nguồn tin, Mỹ đã quyết định cắt 440 triệu USD viện trợ cho Pakistan, qua đó gửi đi những tín hiệu bất ngờ trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách hòa giải căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.
Điều này có nghĩa là Pakistan sẽ nhận được 4,1 tỉ USD, tương đương với hơn một nửa con số mà Washington hứa sẽ cung cấp cho Islamabad từ 9 năm trước. Được biết, gói viện trợ này được thực thi vào năm 2010 nhưng do sự đi xuống mạnh mẽ trong quan hệ giữa Mỹ và Pakistan khiến quá trình cung cấp tài chính bị đình trệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Thủ tướng Pakistan Imran Khan tại Nhà Trắng vào ngày 22/7 vừa qua.
Bộ Kinh tế Pakistan cho biết động thái của Mỹ là một phần trong chiến lược của ông Trump nhằm giảm bớt chi tiêu của chính phủ bằng việc giảm viện trợ cho các nước đang phát triển.
Video đang HOT
Washington được cho là đã thông báo quyết định của mình cho Islamabad vài tuần trước khi Thủ tướng Pakistan Imran Khan có chuyến thăm tới Nhà Trắng. Trong chuyến thăm này, ông Trump nói rằng ông “rất muốn làm bên trung gian” nhằm giúp giảm bớt căng thẳng ngày càng lớn giữa Ấn Độ và Pakistan tại vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir.
Khi đó, ông Khan tỏ ra hoan nghênh trước ý định này của ông Trump, song Bộ Ngoại giao Pakistan sau đó đã bác bỏ mong muốn của Tổng thống Mỹ với lý do rằng các cuộc đàm phán về Kashmir là “vấn đề nội bộ” giữa Pakistan và Ấn Độ.
Động thái cắt giảm viện trợ của Mỹ đối với Pakistan diễn ra trong lúc căng thẳng ở Kashmir đang nóng lên do Ấn Độ đã tước bỏ đặc quyền của khu vực này. Ấn Độ nói rằng quyết định của họ là nhằm bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn tình trạng khủng bố và tham nhũng tràn lan tại khu vực này.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Ấn Độ tuyên bố không nhờ ông Trump là trung gian hòa giải với Pakistan
Ấn Độ đã phủ nhận rằng thủ tướng của họ đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột Kashmir với Pakistan.
Ông Trump và ông Khan - Ảnh: Internet
Hôm 22.7, khi gặp Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói rằng ông muốn làm trung gian hòa giải giữa Pakistan và Ấn Độ, vốn đã xung đột trong hàng chục năm qua. Ông Trump tuyên bố rằng Narendra Modi, nhà lãnh đạo Ấn Độ hai tuần trước đã tiếp cận và nhờ ông làm trung gian hòa giải giữa hai nước.
"Tôi đã gặp Thủ tướng Modi hai tuần trước và chúng tôi đã nói về chủ đề này. Và ông thực sự đã nói "Liệu ông có muốn trở thành một người hòa giải không, hoặc trọng tài hay không"; tôi nói "ở đâu?"; ông ấy nói "Kashmir", bởi vì điều này đã diễn ra trong nhiều năm, tôi đã ngạc nhiên vì nó đã diễn ra khá lâu rồi", ông Trump nói. Ông Imran Khan đã xen vào nói, "70 năm".
Ông Khan ngay lập tức ủng hộ ý tưởng này của ông Trump, nhưng Ấn Độ liền bác bỏ tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng, nhấn mạnh rằng quan điểm của họ là giải quyết song phương với Pakistan, không nhờ bên thứ 3 can thiệp vào.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có yêu cầu nào như vậy (đối với Kashmir) được thủ tướng gửi tới tổng thống Mỹ. Mọi vấn đề với Pakistan đã và sẽ vẫn là song phương giữa Ấn Độ và Pakistan", Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar tuyên bố với Quốc hội Ấn Độ, khi phe đối lập chất vấn chính phủ vì tuyên bố của ông Trump.
"Tôi muốn nhắc lại rằng tất cả các cam kết với Pakistan sẽ chỉ là vấn đề song phương. Tôi cũng muốn nhắc lại rằng đối thoại song phương chỉ có thể xảy ra khi Pakistan chấm dứt khủng bố xuyên biên giới. Thỏa thuận Simla và Tuyên bố Lahore đã được soạn như vậy", ông Jaishankar nói thêm.
Tuy nhiên, theo NDTV thì các nghị sĩ đối lập không hài lòng với câu trả lời của ông Jaishankar và muốn đích thân Thủ tướng Modi phải trả lời trước quốc hội nước này về chuyện này cho rõ ràng.
Bộ Ngoại giao Mỹ thì ngay lập tức "kiểm soát thiệt hại" cho bình luận của ông Trump khi nói rằng dù vấn đề Kashmir là vấn đề song phương, nhưng "chính quyền Trump hoan nghênh Pakistan và Ấn Độ ngồi xuống đàm phán và Mỹ sẵn sàng hỗ trợ".
Thiên Hà (theo NDTV)
Theo motthegioi
Xung đột Ấn Độ-Pakistan và nước cờ của Trung Quốc Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới. Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Kashmir. Lần bùng phát...