Dòng sông như trôi về thời tiền sử
Khách được ngồi thuyền xuôi dòng sông dài 3 km, chảy men dưới chân dãy Trường Sơn với những ghềnh đá, rừng cây, bãi cát hoang sơ.
Để đến sông Hầm Hô, bạn cần vượt quãng đường khoảng 50 km từ thành phố Quy Nhơn về hướng Tây Bắc. Tại ngã tư giữa quốc lộ 19 với đường Nguyễn Thiện Thuật ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, rẽ trái theo con đường bê tông uốn lượn.
Theo người địa phương, tên gọi Hầm Hô xuất phát từ hình ảnh những bãi đá lởm chởm như răng hô, răng nhọn chĩa lên. Cũng có người lý giải, tên gọi này khởi nguồn từ tiếng nước đổ vào hộc đá ngầm trên sông ồ ồ như tiếng hô.
Du khách tới đây thường ngồi đò chầm chậm theo dòng chảy nhỏ len dưới những tán cây xanh mát, đưa ra dòng chính Hầm Hô. Mỗi con đò chở được khoảng 7 người lớn.
Con sông Hầm Hô dài khoảng 3 km, là hợp lưu từ sông Cát và sông Đồng Hưu trước khi đổ vào sông Phú Phong (Bình Định). Chảy theo địa hình núi dốc nhưng do có lưu vực, sông như ngừng trôi, tĩnh lặng tựa mặt hồ, soi rõ bóng rừng cây, đồi núi hai bên bờ.
Khung cảnh tĩnh mịch, hoang vắng, rất hợp với những ai muốn tìm về để lắng lòng sau ồn ào phố thị. Vùng địa thế hiểm trở này từng là căn cứ địa của nghĩa quân Cần Vương thời kháng chiến chống Pháp.
Video đang HOT
Dọc bờ sông, cứ một đoạn lại có những lán, chòi được dựng bám bên triền đồi, ngay trên các bãi đá lớn, làm điểm nghỉ ngơi cho đội bảo vệ và khách tham quan.
Trừ cuối năm thường có mưa lũ, những thời điểm khác đều thuận tiện cho trải nghiệm đi đò, thư giãn, ăn uống, ngắm hoa rừng nở, nghe chim hót dưới vòm lá.
Dưới lòng sông có nhiều loại cá đặc trưng của miền cao Bình Định như cá trôi, cá ngựa, cá đá… Nơi đây có những món ngon như cá mương chiên cuốn bánh tráng rau sống, chim mía rô ti…
Sông có rất nhiều ghềnh đá, có chỗ đá ngầm lấp xấp dưới mặt nước, có nơi đá dựng đứng, có khi dãy đá bất ngờ hiện ra chắn ngang giữa dòng. Từ những sắp đặt này của thiên nhiên, người dân gọi thành tên như Đá Trải, Đá Dựng, Đá Thành, Đá Chùm…
Đi vào bằng đường thủy, nhưng khi trở ra khách sẽ đi bằng đường bộ ngoằn ngoèo dọc bờ sông. Đường rời khỏi rừng có đoạn đổ bê tông, có đoạn gồ ghề đất đá rễ cây, có đoạn lại mất hút xuống bãi cát hoặc bãi đá rồi mới có lối lên trở lại.
Hải Dương: Độc đáo du lịch 'đi thuyền hái vải'
Điểm độc đáo của tour du lịch trải nghiệm mới này là du khách được ngồi trên ghe thuyền hái vải, cảm nhận khi chiếc thuyền lướt đi trên dòng sông mênh mang, hai bên là bờ là rặng vải sai trĩu, đỏ mọng, gây ấn tượng mạnh với nhiều du khách.
Cứ đến dịp tháng 5, tháng 6, người nông dân trồng vải lại tất bật cho vụ mùa mới. Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt mát, thịt quả dày, mọng nước, hạt nhỏ, đôi khi có quả chín mà không có hạt. Khác với vải thiều Lục Ngạn - vỏ quả khi chín có màu hồng thẫm, vải thiều Thanh Hà khi chín có vỏ nhẵn hơn và màu trắng sáng, hồng hồng
Du khách được trực tiếp trải nghiệm ngồi thuyền, hái vải, thưởng thức trực tiếp ngay tại vườn
Chị Phạm Thị Liêm, chủ nhân của 2,7 mẫu vải ở khu Đồng Mẩn cho biết, từ đầu vụ vải tới nay có khoảng vài trăm lượt khách trong và ngoài tỉnh, những năm trước còn có cả khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên năm nay do dịch bệnh Covid -19 nên lượng du khách cũng giảm đáng kể
"Mùa vải chín vào tháng 5-6 những tháng hè nóng nhất trong năm, chính vì vậy việc du khách cần chuẩn bị mũ, áo chống nắng nóng khi trải nghiệm ngồi thuyền đi hái vải là vô cùng quan trọng để giữ gìn sức khỏe", chị Liêm nhấn mạnh
Cách đây vài năm, du khách mua vải tại vườn đã dừng chân ghé thăm, tỏ ra vô cùng thích thú khi được trực tiếp đi hái vải tại đây. Kể từ đó du khách "truyền tai" kết hợp chia sẻ trên mạng xã hội nên dịch vụ này dần phát triển
Nhắc đến sản phẩm vải thiều Thanh Hà, ông Trịnh Văn Thiện - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà chia sẻ: "Thanh Hà là quê hương của vải thiều Việt Nam, quả vải được trồng ở vùng đất Thanh Hà mang những nét đặc trưng mà không nơi nào có được. Việc bà con nông dân mở thêm các mô hình du lịch trải nghiệm là một ý tưởng rất hay cần được nhân rộng để giúp thương hiệu vải Thanh Hà vươn xa hơn"
Sau một quãng ngồi thuyền, du khách có thể chọn một khu vườn trồng vải bất kỳ ven sông để cập bờ
Ảnh8: Tại đây du khách chủ yếu đi bộ, luồn dưới tán vải, những chùm quả sai trĩu cành, cùng nông dân bẻ vải. Khu Đồng Mẩn có diện tích 5,5 ha, vốn là cánh đồng trồng vải của người dân từ nhiều năm qua
Thời điểm sáng sớm, trời còn chưa nắng nóng, các thương lái đến thu mua trực tiếp tại vườn tránh để vải bị khô
"Hiện tại chúng tôi chưa thu phí vào vườn mà chỉ bán vải, ai mua tùy tâm. Trong những năm tới gia đình tôi cùng một số hộ khác sẽ xây dựng thêm các dịch vụ du lịch khác nữa để thu hút thêm du khách đến với Thanh Hà", chị Phạm Thị Liêm chia sẻ
Chị Trang du khách đến từ Hà Nội cho biết, cảm giác trải nghiệm hái vải khi đi trên thuyền, hai bên là những cây vải trĩu quả căng mọng cảm giác rất ấn tượng
Phong cảnh vùng trồng vải chính vụ tại xã Thanh Khê (Thanh Hà, Hải Dương) bên dòng sông Đồng Mẩn đang dần trở thành điểm du lịch "sông nước" mới thu hút du khách thập phương
Vịnh Lan Hạ - Bức tranh thiên đường huyền ảo Nằm ở phía Nam của vịnh Hạ Long và phía Đông của đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng), vịnh Lan Hạ có diện tích hơn 7.000ha, bao gồm một quần đảo khá hoang sơ với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ dày đặc tạo nên một bức tranh khổng lồ đẹp huyền ảo. Vịnh Lan Hạ. Những đảo đá vôi phủ đầy cây...