Dòng sông cạn có thế rồng cuộn khi nhìn từ trên cao ở thung lũng Đồng Lâm
Địa hình Đồng Lâm ( Lạng Sơn) lúc là đồng cỏ mênh mông, khi lại là hồ nước xanh ngắt dưới chân những ngọn núi đá vươn lên bầu trời.
Nhìn từ trên cao, khúc sông có hình ảnh như con rồng đang cuộn mình.
Dòng sông cạn có thế rồng cuộn khi nhìn từ trên cao ở thung lũng Đồng Lâm
Đồng Lâm là một thung lũng thuộc xã Hữu Liên ( Hữu Lũng, Lạng Sơn). Tổng diện tích rộng gần 100 ha với cánh đồng cỏ xanh mướt, thảm thực vật phong phú, trong lành hiếm thấy. du lịch Lạng Sơn
Nằm lọt trong vùng núi đá vôi tầng tầng lớp lớp, nơi đây hứng trọn nguồn nước trong lành của thiên nhiên đổ về tạo thành những hồ nước trong xanh phẳng lặng như gương.
Vào mùa cạn nước, có thể nhìn thấy 2 hồ nước xanh trong vắt, và một dòng chảy uốn lượn như hình tượng rồng thời nhà Lý.
Dòng sông nằm ở điểm cuối của thung lũng có hình thoi, ở đầu kia là lối nhỏ độc đạo dẫn vào bên trong. Vùng địa hình này vừa có núi, có rừng, sông suối tạo nên cảnh sắc rất giống với những bộ phim cổ trang lãng mạn.
Xã Hữu Liên có nhiều đồng bào dân các dân tộc sinh sống như: Dao, Tày, Nùng, Mông. Vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, cả vùng đất Đồng Lâm ngập chìm trong nước.
Khi nước rút, thảm cỏ mượt hiện ra, giống với những sân chơi golf được chăm sóc cẩn thận, tốn công tốn của. Đồng Lâm nằm trong vùng rừng đặc dụng có tổng diện tích 8.293 ha, thuộc Khu dự trữ rừng quốc gia Hữu Liên, với 3 phân khu trải dài trên 3 huyện Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan.
Những đàn ngựa nhẩn nha gặm cỏ trên vùng đồng cỏ mênh mông. Du lịch phát triển bắt đầu từ năm 2017, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cũng kéo theo cả mặt trái tiêu cực bởi văn hóa du lịch “mỳ ăn liền” và rác thải.
Từ phía cuối thung lũng, nếu đi sâu băng rừng thêm khoảng một tiếng sẽ tới thôn Lân Đặt với khoảng 26 hộ gia đình dân tộc Dao sinh sống. Nơi đây hoàn toàn hoang sơ, không sóng điện thoại, xung quanh là rừng núi.
Đây đang là thời điểm ít người tìm đến vì dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, đồng cỏ vẫn giữ được màu xanh mướt mát mà chưa bị ảnh hưởng bởi rác.
Ở vùng thung lũng Đồng Lâm có nhiều hồ nước nhỏ và nông, là nơi cung cấp nước uống cho các đàn ngựa và đồng thời cũng tạo nên cảnh sắc bình yên.
Địa hình khu vực rừng này dạng lòng chảo, bao bọc xung quanh là các đỉnh và dãy núi đá vôi trùng điệp, có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến khám phá vùng rừng sinh thái đặc dụng này.
Dòng sông trong mùa cạn nước, rộng khoảng 2 – 3 m và sâu 1-2 m. Những chuyến xe máy ra vào thường xuyên kẻ những lối mòn, đường cong vẽ trên thảm cỏ xanh mướt.
Đàn ngựa trên đồng cỏ là một hình ảnh hấp dẫn của phong cảnh Đồng Lâm.
Quanh khu vực Đồng Lâm đang rất phát triển các dạng nhà nghỉ homestay phục vụ khách du lịch, việc này mang lại lợi ích cho người dân.
Gần đó là làng Cóc với nhà sàn bốn mái lợp ngói âm dương của dân tộc Tày, Dao sinh sống qua nhiều thế hệ. Nơi đây hiện có trên 5 khu nhà sàn kiểu homestay với những dịch vụ như ăn uống, văn nghệ, lửa trại, tắm thuốc, ngâm chân và thuê hướng dẫn viên, người dẫn đường rừng.
Né hạn, sử dụng phân bón thân thiện môi trường
Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng.
Song, ngành nông nghiệp cho rằng đây là cơ hội để nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ để đạt giá thành thấp hơn. Việc tranh thủ xuống giống sớm cũng là điều kiện để nông dân đạt lợi nhuận cao.
Nông dân Hậu Giang ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Xuống giống sớm, né hạn cuối vụ
"Hiện nay nước đã tràn đồng, chúng tôi đang vận động nông dân khi nước rút tới đâu sẽ vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa đông xuân ngay", ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), nói. Vụ lúa đông xuân 2021-2022, vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,52 triệu ha, dự kiến sản lượng trên 11 triệu tấn.
Dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 ở mức sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm ngoái. Với tình hình nguồn nước như trên, có khoảng 400.000ha diện tích ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn cuối vụ (vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) cần được xuống giống sớm vào cuối tháng 10-2021. Tháng 11-2021, là thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL, sẽ xuống giống khoảng 700.000ha. Trong tháng 12, tiếp tục xuống giống khoảng 400.000ha. Diện tích còn lại ở một số vùng đông xuân muộn, kết thúc xuống giống trước ngày 10-1-2022. Việc xuống giống sớm để né hạn mặn cuối vụ là một trong những biện pháp đã được các địa phương ở ĐBSCL vận dụng thành công trong các vụ lúa đông xuân vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là nông dân vẫn còn thói quen lạm dụng phân bón hóa học và lượng giống gieo sạ. Giá phân bón hóa học đang tăng cao như "cơn bão" quét tan lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh kiểm soát giá cả phân bón, cần phổ biến các giải pháp giúp nông dân giảm lượng phân bón sử dụng và giảm lượng giống gieo sạ. "Giảm chi phí sản xuất lúa ở khâu sử dụng phân bón và lượng giống gieo sạ là yếu tố để giành thắng lợi vụ lúa đông xuân", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cơ hội để giảm sử dụng phân bón hóa học
Năng suất lúa ở ĐBSCL hiện nay dao động ở mức 6-8 tấn/ha, được xem là đạt mức cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Dư địa tăng năng suất được xem là không còn nhiều. Muốn tăng hiệu quả sản xuất của nông dân, tăng sức cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam, chỉ bằng cách tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
"Giá phân bón hóa học đang tăng cao, áp lực giảm giá thành sản xuất là cấp bách. Ngành nông nghiệp đang nỗ lực để giúp nông dân thực hiện việc này nhằm tăng lợi nhuận. Đây còn là thời điểm giúp nông dân tiếp cận quy trình sản xuất phân hữu cơ, vi sinh với giá thành thấp và thân thiện với môi trường hơn", ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết. Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương liên hệ để nhập khẩu phân hữu cơ từ Hàn Quốc nhằm giúp nông dân áp dụng quy trình sản xuất giá thành thấp, thân thiện với môi trường.
Thực tế, nông dân ĐBSCL đã giảm tỷ lệ dùng phân bón hóa học, thay vào phân hữu cơ, nhất là quy trình sản xuất lúa ở phân khúc cho gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Điển hình là HTX Tân Long (Hậu Giang), nơi sản xuất gạo chất lượng cao với thương hiệu Gạo sạch Vị Thủy, đã áp dụng quy trình sản xuất bón phân thân thiện với môi trường. Nông dân sử dụng cách bón phân này đã giảm giá thành được 4 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long, vụ đông xuân 2021-2022, xã viên trong HTX sẽ tăng tỷ lệ phân hữu cơ lên 70%, phân vô cơ chỉ còn 30%
Nguồn nước bị hạn chế do biến đổi khí hậu Tình trạng biến đổi khí hậu khiến nguồn nước hạn chế buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước, cải thiện chất lượng nước sạch. Biến đổi khí hậu khiến hạn chế nguồn nước tại nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung. Ảnh HOÀNG...