Đồng rúp Nga tiếp tục lao dốc
Hôm 21-8, đồng rúp của Nga tiếp tục suy giảm giá trị sau khi kinh tế Trung Quốc vẫn không ngừng biến động, đẩy giá dầu xuống thấp.
Tính đến cuối ngày 21-8, đồng rúp Nga giảm 0,5% so với đồng USD, giao dịch ở mức 68,12 rúp đổi 1 USD. So với đồng euro, đồng rúp Nga mất 0,8% xuống còn 77,00 rúp đổi 1 euro.
Đồng rúp đang ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ ngày 5-2 và có khả năng tiệm cận mức thấp nhất kể từ đầu năm: 71,85 rúp đổi 1 USD (hôm 30-1).
Giá dầu Brent quốc tế cũng giảm 1,2% xuống còn 46 USD/thùng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ảm đạm, làm giảm nhu cầu mua khí đốt và dầu. Điều này tăng áp lực cho Moscow vì Bắc Kinh là khách hàng nhập khẩu dầu chính, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Nga.
Hôm 21-8, đồng rúp Nga tiếp tục mất giá. Ảnh: The Moscow Times
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Sberbank CIB (Nga) nhận định đồng rúp trượt giá hôm 21-8 chưa mạnh bằng những ngày trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà xuất khẩu đẩy mạnh việc bán đồng ngoại tệ lấy đồng rúp để nộp thuế – dự kiến 717 tỉ rúp (10,5 tỉ USD) – vào tuần tới.
Video đang HOT
“Khi giá dầu tiếp tục giảm, sự giảm giá của đồng rúp so với đồng USD là không thể tránh khỏi” – các nhà phân tích của .Sberbank CIB nhận định.
Cùng chung tình hình ảm đạm trên toàn cầu, chỉ số chứng khoán của Nga cũng giảm mạnh. Chỉ số RTS tính bằng đồng USD giảm 2,9% còn 772 điểm, chỉ số MICEX giảm 1,3% xuống 1.674 điểm. Duy nhất giá cổ phiếu của nhà sản xuất Uralkali tăng 0,6% sau khi công ty cân nhắc tiếp tục mua lại cổ phiếu.
Tăng trưởng kinh tế Nga phụ thuộc vào sản xuất dầu và khí đốt. Đó là một điểm yếu mà chính Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận trong một bài phát biểu trên truyền hình đầu năm nay. Nga từng đối mặt khó khăn khi giá năng lượng giảm mạnh trong quá khứ nhưng ông Putin cho biết Moscow đã thất bại trong việc đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Hiện chưa rõ Ngân hàng Trung ương Nga có sử dụng dự trữ ngoại tệ để cứu đồng rúp một lần nữa hay không.
P.Nghĩa (Theo Yahoo, The Moscow Times)
Theo_Người lao động
Ô tô Nga đi về đâu?
Sự suy giảm của đồng rúp đã tác động mạnh đến các nhà sản xuất ô tô Nga do chi phí nhập khẩu linh kiện nước ngoài tăng cao, buộc các nhà sản xuất nội địa phải nâng giá thành sản phẩm dẫn đến không thể cạnh tranh lại các đối thủ ở nước ngoài, theo Reuters.
Một chợ ô tô đã qua sử dụng ở Nga - Ảnh: Reuters
Sau một thập niên tăng trưởng doanh thu hằng năm trung bình 10%, giờ đây các nhà sản xuất ô tô của Nga đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi giá dầu xuống thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước này bên cạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây nhằm vào Nga.
Trong khi đó, doanh số bán ô tô trong nước cũng đã giảm 1/2 so với những năm 2012 - 2013, thời điểm thị trường ô tô Nga xếp hạng lớn thứ 8 trên thế giới. Hiện nay thị trường ô tô Nga chỉ đứng hàng thứ 5 ở châu Âu và xếp thứ 12 toàn cầu.
Không giống như đối thủ ở các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô của Nga phụ thuộc rất nhiều vào linh kiện nhập khẩu, vốn phải trả bằng đồng USD hoặc EUR. Vì thế một khi đồng rúp mất giá so với USD hay các đồng tiền mạnh khác thì chi phí nhập khẩu linh kiện tăng vọt.
Năm 2012 - 2013, 1 USD tương đương khoảng 30 rúp, trong khi hiện tại 1 USD đổi được khoảng 65 rúp. Như vậy giá nhập khẩu linh kiện đã tăng gấp đôi so với thời điểm những năm 2012 - 2013.
Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng giá bán ô tô, một động thái tuyệt vọng khi mà nền kinh tế Nga đã giảm 4,6% trong quý 2 năm 2015. Không ít nhà sản xuất đã cắt giảm nhân sự và giảm lương.
Chuyên gia phân tích Vladimir Bespalov của Quỹ đầu tư VTB Capital, cho rằng: "Nếu đồng rúp giữ được tỷ giá hiện tại cho đến cuối năm, thị trường ô tô Nga sẽ sụt giảm 28 - 30%. Nhưng nếu đồng rúp tiếp tục suy yếu, thị trường sẽ sụt giảm 35%".
Trong khi đó, thị trường nước ngoài cũng không có vẻ gì sáng sủa đối với các nhà sản xuất ô tô của Nga. Theo lẽ thường, khi đồng nội tệ yếu sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với các nhà sản xuất ô tô của Nga bởi họ phải nhập quá nhiều linh kiện giá cao do đồng rúp mất giá, nên không thể cạnh tranh lại các đối thủ đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn hầu hết linh kiện sản xuất trong nước.
Chính quyền Nga cũng đã khuyến khích các nhà sản xuất ô tô dần dần nội địa hóa các chi tiết sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay những thành phần đắt tiền và các công nghệ tiên tiến như hệ thống điện tử, máy và hệ thống giảm xóc vẫn phải nhập khẩu.
Theo số liệu của hải quan Nga, trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu ô tô của nước này chỉ đạt 49.000 chiếc, giảm 27%. Tuy nhiên phần lớn là xuất vào thị trường các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) như Belarus, Kazakhstan...
Lê Uyên
Theo Thanhnien
Rúp Nga lại lao đao vì giá dầu Rúp Nga vừa chạm đáy nửa năm, xuống còn 65,7 RUB đổi 1 USD, trong bối cảnh Moscow tiếp tục gặp khó vì giá dầu hạ thấp và các lệnh trừng phạt không thuyên giảm. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP Theo CNN, bản tệ nước Nga giảm 1,3% xuống còn 65,7 RUB ngang giá 1 USD hôm 17.8. Sau đó,...