Đồng ruble rớt giá có khiến người dân hoảng loạn?
Đồng ruble sụt giảm ngoài sức tưởng tượng đang khiến các chuyên gia lo ngại sẽ kéo theo một làn sóng hoảng loạn trong dân chúng. Thế nhưng, lúc này cũng tồn tại một thực tế khi các nhà chức trách Nga dường như đang ngày càng khó khăn hơn để thuyết phục người dân giữ được bình tĩnh.
Tỷ giá đồng ruble liên tục thiết lập các mức giá ngày càng thấp hơn so với đồng USD và đồng euro, đã không khỏi khiến người dân Nga lo lắng.
Thông tin về sự sụt giá nghiêm trọng của đồng ruble thực sự không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trong suốt nhiều tháng qua, kể từ sau khi Nga trở thành một bên liên quan trong câu chuyện Ukraine, rồi việc nước này chấp nhận “sự trở lại” của bán đảo Crimea, và gần đây nhất là kiên quyết tuyên bố công nhận kết quả cuộc bầu cử ngày 2/11 tại hai nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Lugansk, khiến phương Tây càng quyết liệt hơn trong việc gây sức ép lên nền kinh tế Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tỷ giá đồng ruble liên tục thiết lập các mức giá ngày càng thấp hơn so với đồng USD và đồng euro, đã không khỏi khiến người dân Nga và kiều dân sinh sống tại quốc gia này mỗi ngày đều lo lắng về những “đáy” mới trong tỷ giá của đồng ruble so với các ngoại tệ khác. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc đồng ruble suy yếu nhanh chóng đang trở thành một xu hướng, điều đó chắc chắn sẽ kéo theo sự hoảng loạn trong dân chúng. Tỷ giá niêm yết của Ngân hàng Trung ương Nga trong ngày 7/11 cho thấy đồng USD và đồng euro tiếp tục tăng, với mức 45,2 ruble quy đổi được 1 USD và 56,5 ruble quy đổi được 1 euro. Thậm chí, tỷ giá này trên sàn giao dịch có những thời điểm đã vượt qua ngưỡng 46 ruble quy đổi được 1 USD và 1 euro thậm chí đạt tới ngưỡng đổi được 58 ruble. Điều đó đang thực sự gây hoang mang cho người dân, giới doanh nhân, các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý.
Nước Nga đang chứng kiến đồng nội tệ suy yếu một cách nhanh chóng. Và tương lai bình ổn được đồng ruble, mặc dù theo các nhà quản lý có thể diễn ra trước cuối năm nay, song với việc Ngân hàng Trung ương Nga đã công khai tuyên bố về quyết định thực hiện kế hoạch thả nổi đồng ruble vào năm 2015 tới, thì tâm lý bi quan, tâm lý hoảng loạn về sự mất giá của đồng nội tệ Nga là tất yếu, không thể tránh khỏi. Cho dù các nhà quản lý Nga đã luôn nhấn mạnh rằng trong trường hợp đồng ruble trượt khỏi biên độ giao dịch quy định, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp hỗ trợ đồng tiền.
Nhưng thực tế những ngày qua khiến người dân không khỏi nghi ngờ sức mạnh bình ổn đồng nội tệ của nhà nước. Và tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng ruble Nga không còn là hiện tượng tạm thời, và sự lo ngại đang ngày một gia tăng. Người dân lý luận: sau bao biện pháp và không ít lượng ngoại tệ dự trữ được đổ ra để bình ổn tỷ giá đồng ruble, thế nhưng sự trượt giá của đồng tiền này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vậy thì vì sao sau khi thả nổi, sức mạnh của đồng nội tệ lại có thể được phục hồi?
Trong khi đó, giới chuyên môn cho rằng lúc này tỷ giá đồng USD và euro đã quá cao, nếu sự hoảng loạn của người dân gia tăng, tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn. Và chính người dân lúc này lại là yếu tố quyết định có đẩy tình hình thêm trầm trọng hay không, nếu như họ đổ xô đi mua ngoại tệ với hy vọng không bị thiệt hại thêm bởi đồng ruble mất giá. Các chuyên gia cảnh báo, lúc này không nên tích trữ ngoại tệ nếu không thật sự cần thiết.
Thông thường, khi đồng ruble mất giá rất nhanh, bao giờ cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu đối với ngoại tệ, mà chủ yếu là đồng USD và đồng euro. Và người Nga tìm cách tự bảo vệ mình khỏi thua thiệt liên quan đến sự suy yếu của đồng ruble, là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng mua ngoại tệ để tích trữ đã xuất hiện, và kèm theo đó cũng là hiện tượng khan hiếm đồng USD và đồng euro trên thị trường tự do. Tại các điểm đổi tiền, không phải mọi nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng đều được đáp ứng. Giới chuyên môn dự báo tình hình sẽ còn phức tạp hơn, liên quan sự hoảng loạn của người dân. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hy vọng rằng việc mua một khối lượng lớn ngoại tệ sẽ không xảy ra, do đồng USD và đồng euro hiện quá cao và không phải ai cũng có khả năng chấp nhận mức giá này.
Theo Quế Anh (P/v TTXVN tại Moskva)
Tin tức
Tổng thống Putin: "Dầu mỏ thế giới rớt giá là âm mưu chống lại Nga"
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc giá dầu thế giới đi xuống đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và đây là một phần hệ quả của sự thao túng mang động cơ chính trị.
Tổng thống Putin khẳng định việc giá dầu đi xuống là sự thao túng mang động cơ chính trị. Ảnh: TTXVN
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc được công bố ngày 6/11, ông Putin đã không đổ lỗi cho bất kỳ quốc gia cụ thể nào đã gây ra tình trạng rớt giá dầu. Nhưng một số nhà bình luận chính trị của Nga đã miêu tả chuyện này như là một âm mưu của Saudi Arabia và Mỹ nhằm chống lại Nga.
Theo một văn bản được Điện Kremlin công bố, ông Putin đã nói: "Tất nhiên, lý do rõ ràng của sự sụt giảm giá dầu thế giới là việc giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (toàn cầu). Điều này có nghĩa tiêu thụ năng lượng đang giảm ở một loạt nước."
Ông Putin cho rằng: "Ngoài ra, yếu tố chính trị luôn xuất hiện trong vấn đề giá dầu. Hơn nữa, trong một số thời điểm của khủng hoảng khi nó nổ ra khiến người ta có cảm giác giống như hoạt động chính trị thường chi phối giá của các nguồn năng lượng."
Theo Vietnam
Nga đang chứng kiến sự mất giá kỷ lục của đồng ruble Nga đang chứng kiến sự mất giá kỷ lục của đồng ruble so với đồng USD, song dường như Tổng thống Nga Putin vẫn có thể kiểm soát tình hình. Châu Âu khẳng định sẽ không có chuyện dỡ bỏ trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, nhất là sau cuộc bầu cử riêng của khu vực đối lập miền Đông Ukraine. Với...