Dòng nhật ký “lạnh gáy” của một nhà báo nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ: Tự cập nhật liên tục nồng độ oxy trong máu giảm dần đến lúc tắt thở
Có nỗi đau nào hơn việc “tường thuật” về sự chết dần chết mòn của mình cho cả thiên hạ thấy mà bất lực không thể làm gì khác…
Đại dịch Covid-19 đã hoành hành hơn 1 năm nay nhưng nó chưa bao giờ khiến thế giới ngừng lo sợ ngay cả khi nhiều quốc gia đã điều chế được vaccine, các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt liên tục được đưa ra. Ấn Độ đang phải trải qua một “cơn bão” khủng khiếp mang tên Covid-19. Nó mạnh, nó hung hãn, đáng sợ và có sức tàn phá khủng khiếp vì nhắm thẳng vào tính mạng người dân. Chỉ trong vòng vài ngày, hàng ngàn người Ấn Độ đã ra đi vĩnh viễn vì Covid-19. Đi cùng với đó là hàng loạt những câu chuyện lấy nước mắt của người đời.
Ông Vinay Srivastava là một nhà báo sống tại thành phố Lucknow, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Ông Vinay không may nhiễm Covid-19 nhưng lại không được điều trị chỉ vì… thiếu giấy tờ quan trọng. Vậy là, sau bao nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ y tế, nhà báo Vinay chỉ có thể tuyệt vọng nằm ở nhà chờ đến khi có phép màu xảy ra hoặc ông sẽ ra đi vĩnh viễn. Nhưng cái gọi là “phép màu” ấy đã không đến với ông!
Những dòng trạng thái ông viết trên trang Twitter cá nhân đã trở thành những dòng nhật ký gây nhói lòng cho những người ở lại…
9h22 tối 16/4, nhà báo Vinay đăng tải dòng chia sẻ bằng tiếng Hindi:
“Tôi đã 65 tuổi. Thêm vào đó, tôi bị viêm đốt sống, do đó lượng oxy của tôi giảm xuống còn 52. Không có ai ở phòng thí nghiệm bệnh viện, hoặc bác sĩ nào đó trả lời những cuộc điện thoại cầu cứu của tôi”.
Được biết, độ bão hòa oxy trong máu dưới mức 94 được coi là đáng báo động đối với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Bài đăng của ông Vinay.
14h01 ngày 17/4:
Cuối cùng, đường dây trợ giúp của chính phủ Ấn Độ (112) cũng đã liên lạc với ông Vinay vào lúc 14h01 ngày 17/4 – khoảng 18 tiếng đồng hồ sau khi dòng tweet đầu tiên được đăng tải. Gia đình nhà báo này đã được yêu cầu cung cấp số liên lạc. Con trai ông là anh Harshit đã cung cấp cho nhà chức trách tên ông, số điện thoại và địa chỉ và nhận được câu trả lời là “Ok”.
Video đang HOT
14h08 cùng ngày:
Khi dòng tweet của nhà báo Vinay thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, một cư dân mạng đã động viên ông rằng hãy “có niềm tin” vào các nhà chức trách của bang và ông hồi đáp rằng: “Tôi nên giữ niềm tin trong bao lâu? Bây giờ mức oxy của tôi là 50, và bảo vệ ở bệnh viện Balrampur không cho tôi vào”.
14h36 cùng ngày:
Ông Srivastava chia sẻ đầy đủ địa chỉ nhà của mình và mật khẩu mở khóa vào nhà vì đã chờ rất lâu nhưng không nhận được sự trợ giúp nào.
15h16 cùng ngày:
Khi một quan chức y tế bình luận vào bài đăng, yêu cầu ông Vinay cung cấp thêm chi tiết về tình trạng của mình, ông đã hồi đáp bằng hình ảnh của một máy đo oxy cho thấy con số 31, và sau đó tweet bằng tiếng Anh: “Bây giờ nồng độ oxy trong máu của tôi giảm xuống chỉ còn 31. Đến khi nào tôi mới được cứu đây?”.
Đây cũng là dòng Tweet cuối cùng của nhà báo này.
16h21 phút cùng ngày:
Con trai của ông Vinay đăng tải một dòng trạng thái thông báo về cái chết của cha mình: “Cha tôi đã không còn ở lại với chúng tôi nữa. Xe cấp cứu đâu hết cả rồi?”.
Harshit đã từ chối yêu cầu phỏng vấn với VICE World News. Tuy nhiên, anh nói với một phóng viên của The Print (Ấn Độ), rằng 3 bệnh viện đã từ chối cho cha anh nhập viện. Một bệnh viện yêu cầu ông Vinay phải xin một lá thư của Giám đốc Y tế thì mới tiếp nhận ông vào điều trị nhưng ông không xin được giấy tờ theo đúng yêu cầu.
Ông Vinay qua đời mà không nhận được bất kỳ sự chăm sóc y tế nào.
Trong bối cảnh đất nước đang thiếu hụt oxy trầm trọng, anh Harshit đã tìm cách mua được một chiếc bình oxy cho cha từ một người thân trong gia đình. ” Tôi đã phải đi lấy nó vào lúc nửa đêm. Tôi cũng phải xếp hàng dài vì nó, tôi phải chiến đấu với những người khác để cứu cha mình”, anh nói với The Print.
Nhà báo Vinay qua đời ở tuổi 65. Ông chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ không có đủ oxy để thở và đã qua đời mà không được trợ giúp y tế…
Những người cháu tài năng của nguyên thủ trên thế giới
Trong khi một số tiếp bước ông mình theo đuổi sự nghiệp chính trị, những người khác chọn trở thành diễn giả, nhà báo.
Jason Carter (sinh năm 1975) là cháu trai của ông Jimmy Carter - cựu tổng thống thứ 39 của Mỹ. Anh là cựu thượng nghị sĩ bang Georgia, nhận được đề cử của đảng Dân chủ cho chức thống đốc vào năm 2014, theo tạp chí Atlanta Journal-Constitution . Dù theo đuổi chính trường giống ông nội, Jason tự nhận hành trình của anh rất khác. Theo The Emory Wheel , anh từng phát biểu tại Carter Town Hall năm nay rằng "gần như không thể xuất chúng được như ông tôi". Ảnh: Getty.
Jenna Bush Hager (sinh năm 1981) là cháu gái của ông George H. W. Bush - cố tổng thống thứ 41 của Mỹ. Bố cô - ông George W. Bush - cũng trở thành tổng thống thứ 43. Do đó, Jenna phần nào từng tham gia chính trường. Tuy nhiên, sau đó, cô chọn theo đuổi con đường làm báo. Jenna là người đồng dẫn chương trình cho The Today Show , phóng viên của NBC News và tổng biên tập của tạp chí Southern Livin g. Ngoài ra, Jenna còn là nhà văn khi cùng người chị song sinh - Barbara Pierce Bush - ra mắt cuốn tự truyện Sisters First: Stories from Our Wild and Wonderful Life vào năm 2017. Ảnh: USA Today.
Barbara Pierce Bush (sinh năm 1981) là chị gái sinh đôi của Jenna Bush Hager. Cô là đồng sáng lập và CEO của Global Health Corps - tổ chức phi lợi nhuận nhằm nâng cao sức khỏe toàn cầu. Năm nay, Barbara tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Harvard, theo People . Cô cũng có bằng cử nhân Khoa học nhân văn của Đại học Yale. Với Barbara, ông nội George H. W. Bush còn hơn cả một tổng thống. Cô cho biết ông là người đàn ông rất thương yêu gia đình và có tình yêu lớn với vợ. Ảnh: WireImage.
Zoleka Mandela (sinh năm 1980) là cháu gái của ông Nelson Mandela - cố tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến 1999. Zoleka là người sáng lập Quỹ Zoleka Mandela vào năm 2013 với nỗ lực "nâng cao hiểu biết của mọi người về ung thư vú, an toàn giao thông đường bộ và trách nhiệm xã hội". Cô là người sống sót sau căn bệnh ung thư vú, vượt qua cơn nghiện ma túy, rượu và vực dậy bản thân sau khi bị lạm dụng tình dục. Đó là lý do BBC vinh danh Zoleka Mandela trong danh sách "100 phụ nữ năm 2016". Ảnh: Getty.
Naomi Biden (sinh năm 1993) là con gái của Hunter Biden - con trai thứ hai của tân Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden - với vợ cả Kathleen. Tên Naomi được đặt theo con gái quá cố của ông Biden. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông nội, Naomi tích cực thể hiện sự ủng hộ, vận động trên mạng xã hội. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học của Đại học Pennsylvania và đang theo học Trường Luật Columbia. Naomi từng đi cùng ông nội trong các chuyến công du, bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand, khi ông giữ chức vụ phó tổng thống, theo tạp chí Marie Claire . Ảnh: Getty.
Finnegan Biden (sinh năm 2000) - em gái của Naomi Biden - được đặt tên theo mẹ của ông Joe Biden, bà Catherine Eugenia Finnegan Biden. Cô hiện theo học tại Đại học Pennsylvania. Trong cuộc vận động tranh cử cho ông Biden tại Đại học Clarke vào tháng 2, Finnegan xuất hiện công khai bên ông bà mình. Ảnh: Benjamin Hager/Las Vegas Review-Journal.
Maisy Biden (sinh năm 2002) là con gái út của Hunter Biden và Kathleen Biden. Giống hai chị gái của mình, Maisy khuyến khích ông nội Joe Biden tranh cử tổng thống và rất tự hào khi ông giành chiến thắng. Cô từng tháp tùng ông nội trong các chuyến công du nước ngoài khi ông Joe Biden còn giữ chức phó tổng thống Mỹ. Maisy theo học trường Sidwell Friends ở thủ đô Washington - nơi cô trở nên thân thiết với Sasha Obama, con gái cựu Tổng thống Barack Obama. Họ chơi bóng rổ cùng nhau trong trường, theo Today. Ảnh: Business Insider.
Vừa nhận tin chiến thắng, nữ Phó Tổng thống Mỹ đắc cử đã gửi thông điệp gây xúc động nghẹn ngào và loạt ảnh hiếm thấy của bà khi còn nhỏ Bà Kamala Harris đã trở thành nữ Phó Tổng thống đầu tiên và cũng là nữ Phó Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ với những thông điệp gây xúc động mạnh. Bà Kamala Harris là người phụ nữ da màu đầu tiên và người phụ nữ Mỹ gốc Nam Á đầu tiên trở thành Phó Tổng thống đắc cử....