Dòng người lũ lượt rời thành phố Yangon
Những tuyến đường ra khỏi Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, hôm nay chật cứng người chạy khỏi cuộc trấn áp của lực lượng an ninh.
Myanmar rơi vào hỗn hoạn sau khi quân đội đảo chính, bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử hôm 1/2. Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh diễn ra hơn một tháng nay, khiến hơn 220 người thiệt mạng và khoảng 2.000 người bị bắt giữ, theo một nhóm quan sát ở Myanmar.
Lực lượng an ninh Myanmar đứng gác trên đường phố Yangon hôm 19/3. Ảnh: AFP
Chính quyền do quân đội quản lý tuần này áp đặt thiết quân luật lên 6 thị trấn thuộc Yangon, cố đô kiêm thủ phủ kinh tế của Myanmar, đặt gần hai triệu người dân dưới sự kiểm soát trực tiếp của chỉ huy quân sự.
Truyền thông địa phương hôm nay đưa tin tuyến đường cao tốc chính từ Yangon để hướng lên phía bắc đông nghịt phương tiện chở người dân tháo chạy khỏi thành phố.
Video đang HOT
“Tôi không còn cảm thấy an toàn và được bảo vệ nữa, nhiều đêm mất ngủ”, một người dân sống gần khu vực lực lượng an ninh bắn chết người biểu tình tuần trước, nói.
“Tôi rất lo chuyện tồi tệ nhất sẽ xảy ra bởi nơi tôi sống đang rất căng thẳng. Lực lượng an ninh đang trấn áp những người xuống đường”. Người phụ nữ này cho biết đã mua vé xe khách về quê ở phía tây Myanmar và sẽ rời đi trong vài ngày nữa.
Một thanh niên 29 tuổi làm nghề kim hoàn tại Yangon cho hay đã rời khỏi thành phố vì cảnh sát liên tục trấn áp.
“Ở lại quá căng thẳng”, anh nói. “Sau khi về quê, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và an toàn hơn nhiều”.
Tại tỉnh Tak của Thái Lan, giáp biên giới Myanmar, giới chức cho biết đang chuẩn bị nơi ở cho dòng người tị nạn có thể tràn sang.
“Nếu nhiều người Myanmar tràn qua biên giới vì tình huống khẩn cấp, chúng tôi đã sẵn sàng phương án tiếp nhận”, tỉnh trưởng Pongrat Piromrat nói. Ông cho hay tỉnh Tak đủ sức hỗ trợ khoảng 30.000 tới 50.000 người.
Có khoảng 90.000 người tị nạn Myanmar sống dọc biên giới hai nước. Họ chạy trốn cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ giữa quân đội và các nhóm dân quân.
Các công đoàn Myanmar kêu gọi 'đóng cửa kinh tế'
Một liên minh các công đoàn Myanmar hôm nay kêu gọi đình công trên toàn quốc từ ngày 8/3 nhằm phản đối cuộc đảo chính của quân đội.
Trong một thông báo, 9 tổ chức đại diện cho người lao động Myanmar kêu gọi "tất cả người dân" ngừng làm việc trong một nỗ lực nhằm yêu cầu quân đội trao trả quyền lực sau cuộc binh biến lật đổ chính quyền dân cử hôm 1/2.
"Tiếp tục các hoạt động kinh doanh và duy trì nền kinh tế như bình thường... sẽ chỉ có lợi cho quân đội trong khi họ đang kìm nén năng lượng của người dân Myanmar", liên minh 9 công đoàn tuyên bố. "Đã đến lúc chúng ta hành động để bảo vệ nền dân chủ. Chúng tôi kêu gọi... đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế trong thời gian dài".
Người biểu tình dàn hàng trên đường phố Yangon, Myanmar, ngày 6/3. Ảnh: Reuters.
Andrew Tillett-Saks, đại diện tại Myanmar của Trung tâm Đoàn kết, một tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động có trụ sở ở Mỹ, cho hay rất nhiều công đoàn sẽ tổng đình công ngay lập tức.
"Nhưng điều quan trọng hơn là nó sẽ mở ra cánh cửa cơ hội thu hút nhiều người hơn nữa từ khu vực tư nhân đáp lại lời kêu gọi trong những ngày và tuần tiếp theo... Đây là một chiến lược có thể thực sự gây áp lực lên quân đội", Tillett-Saks nói.
Lời kêu gọi từ các công đoàn được đưa ra sau khi Khin Maung Latt, một quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, chết đêm qua trong lúc bị cảnh sát bắt giam. Nguyên nhân cái chết hiện chưa được làm rõ.
Ba Myo Thein, một thành viên của Thượng viện Myanmar đã bị giải tán sau cuộc đảo chính, cho biết những báo cáo về việc trên đầu và cơ thể của Khin Maung Latt có vết bầm tím đang làm dấy lên nhiều hoài nghi.
"Có vẻ như ông ấy bị bắt trong đêm và bị tra tấn", Myo Thein nói với Reuters. "Đây là hành vi hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Cảnh sát ở Pabedan, quận thuộc thành phố Yangon nơi Khin Maung Latt bị bắt, từ chối bình luận.
Hàng chục nghìn người hôm nay tiếp tục biểu tình khắp Myanmar, đánh dấu một trong những ngày biểu tình lớn nhất.
Quân đội Myanmar gần đây liên tục điều lực lượng tới các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chống đảo chính chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Myanmar vẫn quyết tâm xuống đường phản đối chính phủ quân sự bất chấp đã trải qua "ngày đẫm máu", khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.
Biểu tình phản đối đảo chính lớn nhất ở Myanmar sau khi binh sĩ được triển khai Người biểu tình phản đối đảo chính đậu ôtô ngay giữa đường và trên cầu ở thành phố Yangon ngày 17-2 nhằm chặn xe cảnh sát và quân đội, theo Hãng tin Reuters. Họ tụ tập phản đối bất chấp những hứa hẹn về cuộc bầu cử mới. Người biểu tình chặn đứng một con đường lớn trong cuộc biểu tình phản đối...