Đồng nghiệp cũ thăm con tôi số tiền bằng cả tháng lương, tôi áy náy vô cùng
Tôi cầm số tiền trên mà lương tâm dằn vặt, áy náy rất nhiều.
5 năm trước, tôi rời khỏi công ty cũ vì một vài sự cố. Có lẽ người khiến tôi lưu luyến nhất là cô Thu, cô nhân viên vệ sinh của công ty. Cô ấy là người hiểu chuyện, bao dung nhất, cũng là người quan tâm đến tôi nhiều nhất. Chính cô Thu là người đã giúp tôi thu dọn đồ đạc và mời tôi ăn bữa cơm khi rời công ty. Sau đó, tôi xin được vào một công ty mới, mức lương tuy không hậu hĩnh bằng ở công ty cũ nhưng thời gian làm việc và các mối quan hệ cũng nhẹ nhàng hơn.
5 năm trôi qua, tôi lập gia đình, có con nhỏ. Nhưng không may cho tôi khi con gái bị hở hàm ếch và cần một số tiền lớn để phẫu thuật. Thời gian đầu, vợ chồng tôi suy sụp lắm, vừa thương con vừa tự trách bản thân mình. Nhờ sự động viên, khích lệ của mọi người, chúng tôi dần vực dậy tinh thần và quyết tâm chữa trị cho con, nhất định sẽ giúp con có một hình hài hoàn thiện nhất.
Nhưng sức khỏe của con tôi yếu nên thường xuyên đến bệnh viện và rất tốn kém. Bao nhiêu tiền bạc tiết kiệm đều vì chữa bệnh cho con mà không còn gì nữa. Thậm chí, vợ chồng tôi còn lâm vào cảnh nợ nần.
Tuần trước, con tôi lại bị viêm phổi, phải nhập viện điều trị cả tuần trời. 3 hôm trước, tôi bất ngờ khi gặp cô Thu ở bệnh viện. Cô ấy đưa con gái đi đẻ. 2 cô cháu ngồi trò chuyện, ôn lại những chuyện cũ với nhau. Tôi cũng kể cho cô Thu nghe về chuyện con gái của mình, vừa kể vừa khóc.
Video đang HOT
Từ hôm đó, ngày nào cô Thu cũng tranh thủ sang phòng bệnh của con tôi để thăm nom bé. Cô ấy còn mua đồ ăn trưa và nước uống cho tôi. Hôm qua, cô Thu đến tạm biệt vợ chồng tôi vì con gái cô ấy đã được xuất viện. Cô ấy đưa cho tôi một phong bì, bảo là cho con gái tôi. Tôi không nhận nhưng cô Thu cứ nhét vào tay tôi, còn bảo cho con gái tôi chứ không phải cho tôi nên tôi không được từ chối. Cô ấy nói vậy, tôi đành nhận.
Khi cô Thu về rồi, tôi mở phong bì và thấy bên trong là 5 triệu đồng. Đây là số tiền gần bằng cả tháng lương của cô ấy chứ đâu phải ít ỏi, tại sao cô ấy lại cho tôi nhiều tiền như thế chứ?
Tôi cầm số tiền trên mà lương tâm dằn vặt, áy náy rất nhiều. Là đồng nghiệp cũ, tuy thân thiết nhưng khi nhận số tiền lớn như vậy, tôi vẫn thấy khó xử. Tôi có nên trả lại số tiền này cho cô Thu không?
Số sướng
Khi bạn bè khen số sướng, Hải Anh đã nói: "Chị chưa thấy ai ngồi không mà hưởng phước em ạ. Hạnh phúc không tự nhiên mà có được".
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
- "Đời người có số hết rồi, số chị sướng thì mặc sức mà hưởng thôi", cô đồng nghiệp trẻ nói khi mấy chị em thay nhau kể về cuộc hôn nhân màu hồng của Thủy Anh.
Tưởng Thủy Anh sẽ cười cười như cách cô vẫn vui vẻ với mọi người, nhưng lần này cô đáp: "Chị chưa thấy ai ngồi không mà hưởng phước em ạ. Hạnh phúc không tự nhiên mà có được".
Lúc Thủy Anh nghỉ việc ở công ty cũ, đồng nghiệp kháo nhau rằng "Thủy Anh có chồng lo hết nên muốn nghỉ là nghỉ". Khi Thủy Anh sinh con thứ ba, người quen biết lại bảo nhau "nếu có chồng chịu khó như Thủy Anh thì họ cũng chẳng ngại sinh nở".
Thủy Anh rất vất vả vì 3 đứa con nhỏ, đứa út lại không khỏe mạnh khiến cô thường xuyên phải nghỉ phép. Thế nhưng nhìn cô vẫn vui vẻ và không than vãn lời nào, người ta lại nói: "Nhà có kinh tế thì con có đau ốm vợ vẫn tươi".
Có một giai đoạn, vợ chồng Thủy Anh chuyển về nhà mẹ chồng. Cô nói, về sống cùng để chăm sóc mẹ, nhưng mọi người lại nói, nếu nhà chồng ở ngay trung tâm thành phố như Thủy Anh thì ai cũng muốn "sống với mẹ chồng".
Thủy Anh chưa từng "thanh minh", vì theo cô, đời ai người nấy sống. Thế nhưng lần này, giữa căng tin công ty và trong vòng tròn thân thiết của những đồng nghiệp lâu năm, sau câu "phán" của cô bé mới vào làm, cô mới trải lòng.
Thủy Anh và chồng là "thanh mai trúc mã", lớn lên bên nhau rồi yêu và cưới. Cả hai cùng trải qua những giai đoạn công việc như nhau, cùng nếm mật nằm gai, chia ngọt sẻ bùi, và không ai là "chỗ dựa kinh tế" cho ai. Nhà chồng Thủy Anh từng rất giàu có, nhưng đến đời ba mẹ thì là công chức nhà nước, thu nhập chỉ đủ lo cho con cái học hành. Căn nhà ở trung tâm thành phố là của ông nội để lại, với tâm nguyện sẽ để cho con cháu làm chốn đi về và không được bán hay cho thuê.
Từ lúc yêu ông xã bây giờ, Thủy Anh đã có tâm nguyện sẽ sinh thật nhiều con để bù đắp cho sự thiếu vắng của nhà chồng. Ba mẹ chồng Thủy Anh có 3 người con, nhưng tai họa khiến ông bà phải trải qua 2 lần mất con. Hải - chồng Thủy Anh - trở thành con một.
Khi Thủy Anh bắt đầu sinh con thì ba chồng bệnh nặng. Để duy trì kế hoạch hôn nhân và lo toan cho ba mẹ chồng, Thủy Anh phải nỗ lực sắp xếp và cực kỳ kỷ luật trong mọi thứ - từ giờ giấc, tài chính, cho đến những việc cần làm trong ngày, cô đều phải lên kế hoạch và cố gắng tuân thủ.
Lúc Thủy Anh vừa sinh đứa con đầu thì nhà có giỗ lớn. Mẹ chồng gọi điện nhắc cô "còn ở cữ thì không dự giỗ, nhưng phải gửi tiền qua cho mẹ lo đám". Số tiền "lo đám" khi ấy vượt xa khả năng chi trả của cặp vợ chồng trẻ. Sau khi cân nhắc, Thủy Anh quyết định lấy tiền để dành gửi cho mẹ. Việc này khiến Hải khá ngỡ ngàng. Anh biết rõ mẹ mình đang "đòi hỏi quá quắt" và hành động của vợ thì lại "vung tay quá trán". Thế nhưng, Thủy Anh nói, cãi mẹ lúc này chỉ làm rạn nứt tình cảm, chuyện đâu còn có đó.
Sau đám giỗ, Thủy Anh có nhiều cơ hội để gần gũi mẹ chồng. Cô hỏi thăm và nghe mẹ kể về việc họ hàng đến dự đông vui ra sao, mọi người khen nhà mình chu đáo thế nào. Rồi trong những cuộc nói chuyện ấy, Thủy Anh mới chia sẻ với mẹ chồng rằng cô cũng rất muốn làm giỗ lớn nhưng chắc phải vài năm thì nhà mình mới có thể làm lớn một lần, vì vợ chồng cô đã hết tiền để dành.
Cô khoe với mẹ rằng 2 đứa đã tích cóp bao lâu mới được mấy chục triệu nọ và cũng tự hào khi dùng tiền tiết kiệm của mình để lo giỗ trong gia đình. "Nỗi niềm tộc họ" cũng được Thủy Anh chia sẻ với mẹ, rằng lúc yêu Hải thì cô đã định sẽ sinh nhiều con để nhà mình đông vui và kế hoạch của 2 đứa thế nào, chuẩn bị tài chính ra sao cho chuyện con cái...
Khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu được rút ngắn. Khi không còn chủ ý "thử thách con dâu", ba mẹ chồng cũng trở nên gần gũi và chân thành. Vì cha mẹ già, con thơ dại, đôi trẻ luôn nặng gánh trách nhiệm, nhưng Thủy Anh chọn chấp nhận thử thách và đương đầu một cách nghiêm túc, khoa học.
"Thỉnh thoảng, mình cũng tận hưởng thử thách bằng việc tự khen mình mỗi lần hoàn thành một việc gì đó, nhờ vậy mà nhìn mình cứ vui vẻ hoài, nên người ta nghĩ mình số sướng". Thủy Anh kết thúc câu chuyện bằng câu nói khiến ai cũng ngậm ngùi, rồi tràn đầy cảm hứng sống. "Số sướng" như Thủy Anh thì ai cũng có thể có.
Trước khi mất mẹ chồng dặn con dâu chỉ để tang 100 ngày, biết tâm nguyện của bà mà tôi day dứt Càng nghĩ càng thương mẹ chồng quá. Bản thân tôi cũng thấy có lỗi và day dứt khôn cùng. Tôi về làm dâu khi nhà anh chỉ còn có 2 mẹ con. Nghe mẹ anh kể, bố chồng đã mất gần 20 năm về trước. Bà cứ thế ở vậy nuôi con trai khôn lớn mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi...