Đồng NDT có bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung?
Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều biến động mạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước vào thời gian gần đây.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại nước này vẫn tin rằng đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ ổn định về lâu dài nhờ được hỗ trợ bởi các điều kiện kinh tế hợp lý.
Vào ngày 7/6, đồng NDT đã giảm xuống 6,96 NDT/USD tại thị trường nước ngoài. Sang đến ngày 17/6, tỷ giá đã phục hồi chút ít tại thị trường trong nước và đồng NDT đứng ở mưc 6,924/USD.
Theo các chuyên gia, xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về những diễn biến bất ổn sẽ xảy ra trên các thị trường, qua đó khiến tỷ giá đồng NDT so với USD cũng lên xuống thất thường theo.
Song ông Liu Guoqiang, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) nói rằng nước này “có khả năng và tự tin” rằng họ sẽ giữ tỷ giá ổn định ở mức hợp lý và cân bằng khi xem xét đến các yếu tố cơ bản, khả năng phục hồi và tiềm năng to lớn của nền kinh tế này.
Bắc Kinh cho rằng các nền tảng “lành mạnh” của kinh tế Trung Quốc đã tạo cơ sở vững chắc cho đồng NDT duy trì sự ổn định trong dài hạn. Những chỉ số kinh tế hàng đầu, bao gồm chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI), hoạt động tiêu dùng và thương mại quốc tế, đều cho thấy đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục được duy trì trong một phạm vi hợp lý và vững vàng.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) cho thấy kim ngạch ngoại thương của nước này đã đạt 12.100 tỷ NDT (khoảng 1.760 tỷ USD) trong năm tháng đầu năm 2019, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc cũng ngày càng đa dạng. GAC cho biết kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) đạt tổng cộng 3.490 tỷ NDT trong giai đoạn từ 1-5/2019, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, nhà kinh tế trưởng Zhao Qingming tại Viện nghiên cứu Tài chính Phái sinh, cho rằng khi xét hai yếu tố cơ bản là dự trữ ngoại hối và thặng dư thương mại, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng giữ tỷ giá đồng NDT ổn định.
Cũng theo số liệu của GAC, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng 45% lên 893,36 tỷ NDT vào cùng giai đoạn trên. Trong khi đó, Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia Trung Quốc công bố thống kê dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng lên 3.101 tỷ USD vào cuối tháng 5/2019, đánh dấu mức cao nhất trong chín tháng qua.
Một số chuyên gia kinh tế khách cũng bày tỏ tin tưởng rằng Chính phủ Trung Quốc có nhiều công cụ chính sách và thị trường có thể ổn định tiền tệ và ngăn chặn hiệu quả các nhà đầu cơ lợi dụng những biến động tỷ giá ngắn hạn.
Song Bắc Kinh vẫn nên thúc đẩy và cho phép thị trường đóng vai trò quyết định hơn trong cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái, đồng thời duy trì các biện pháp nghịch chu kỳ … để duy trì tỷ giá ổn định./.
Video đang HOT
Theo bnews.vn
Nhân dân tệ mất giá có thể gây nhiều áp lực lên VND
Những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế có thể có tác động nhất định tới tỷ giá USD/VND.
Mới đây, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã công bố Báo cáo đánh giá khả năng Trung Quốc có phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) hay không.
Theo nhóm tác giả, khả năng Trung Quốc phá giá NDT là không cao. Thứ nhất, họ lo ngại sự rút vốn mạnh như đã xảy ra trong năm 2015; Thứ 2, Trung Quốc không muốn bị cho là thao túng tiền tệ, gây căng thẳng thêm trong cuộc chiến thương mại; Thứ 3, Trung Quốc vẫn kiên định tiến trình quốc tế hóa đồng NDT...
Đồng Nhân dân tệ mất giá có thể gây áp lực lên VND (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể dẫn tới những biến động lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế. Giá trị đồng USD có xu hướng tăng lên, trong khi giá trị đồng NDT và một số đồng tiền khu vực giảm. Do đó, những biến động mạnh trên thị trường ngoại hối quốc tế có thể có tác động nhất định tới tỷ giá USD/VND.
TS. Bùi Quang Tín cho rằng, về trung và dài hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP, trạng thái cán cân thanh toán tổng thể, cán cân thương mại, thu hút FDI, giá vàng... của NHNN. Trong cách thức tính tỷ giá của NHNN, tỷ giá trung tâm của Việt Nam được dựa trên một rổ tiền tệ gồm 8 loại tiền chủ chốt đó là: USD, EUR, JPY, CNY, SGD....
Trong 8 đồng tiền đó thì đồng NDT là phương tiện giao dịch trong thương mại đầu tư lớn nhất với Việt Nam, cho nên sự phá giá của đồng tiền này sẽ tác động lớn tới chính sách tỷ giá của Việt Nam.
Thực tế thời gian qua, rõ ràng lạm phát đã có những dấu hiệu bị áp lực tăng lên. Ngoài vấn đề tăng giá điện, giá y tế, giáo dục... thì tỷ giá cũng là một trong những yếu tố tạo đà tâm lý, tỷ giá tăng sẽ kéo lãi suất tăng, tạo nhiều áp lực lên chỉ số lạm phát.
"Với việc phá giá đồng NDT, như mọi khi sẽ kéo theo các đồng ngoại tệ khác phá giá theo. Về góc độ vĩ mô đối với các nhà xuất khẩu, thì khi các nước phá giá mà VND vẫn giữ giá hoặc tỷ giá tăng không cao thì điều đó có nghĩa VND bị tăng giá. Khi VND tăng giá như vậy thì sẽ không có lợi cho xuất khẩu trong trung và dài hạn. Do đó, các nhà xuất khẩu nên chú ý đến sự biến động của tỷ giá cũng như rủi ro khi tỷ giá tăng lên; cần phòng ngừa tỷ giá bằng cách mua các hợp đồng phái sinh để bảo vệ rủi ro tỷ giá", TS Bùi Quang Tín đưa ra lời khuyên....
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù khả năng Trung Quốc phá giá đồng NDT là không cao, song bài toán tỷ giá đã trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ngành, doanh nghiệp, định chế tài chính phải theo dõi sát sao diễn biến chiến tranh thương mại, biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; từ đó đưa ra các kịch bản phù hợp và ứng xử, can thiệp kịp thời, linh hoạt.
Đồng thời, cần theo dõi, bám sát diễn tiến động thái của Bộ Tài chính Mỹ để phối hợp thông tin, tránh bị đưa vào diện thao túng tiền tệ, gây bất lợi cho Việt Nam./.
Chung Thủy
Theo VOV.VN
Hợp tác kinh tế Việt Nam Italy: Phát triển tích cực Những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Italy đã có bước phát triển tích cực, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là hợp tác kinh tế. Trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italy, kinh tế luôn là một trong những lĩnh vực được ưu tiên. Nền kinh tế hai...