Đông Nam Á trước nguy cơ “dịch chồng dịch”
Trong bối cảnh hệ thống y tế quá tải vì đại dịch Covid-19, một số quốc gia ở Đông Nam Á, như Singapore, Malaysia và Thái Lan đang chật vật với một dịch bệnh khác: sốt xuất huyết (SXH).
“Chúng ta đang chứng kiến sự bùng nổ của số ca nhiễm SXH ở Đông Nam Á. Đây chắc chắn sẽ là một năm tồi tệ” – bác sĩ Leong Hoe Nam, Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore), khẳng định với đài CNBC.
Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA) tuần trước cho biết số ca nhiễm SXH năm nay tại Singapore nhiều khả năng vượt qua mốc kỷ lục 22.179 ca ghi nhận vào năm 2013. Tính đến ngày 6-7, theo NEA, đã có hơn 15.500 ca SXH được ghi nhận tại quốc gia này.
Nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi vằn tại tỉnh Đông Java – Indonesia nhằm ngăn chặn sốt xuất huyết. Ảnh: AP
Tháng trước, giới chức y tế Malaysia cảnh báo dịch SXH đang bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước. Trong khi đó, tại Indonesia – quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á – giới chức y tế thông báo hồi cuối tháng 6 rằng tổng số ca nhiễm SXH toàn quốc đã đạt mốc 68.000 ca. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), rủi ro SXH ở phần lớn các nước Đông Nam Á – ngoại trừ Singapore – được đánh giá là “thường xuyên/liên tục” hiện hữu.
Video đang HOT
Dịch SXH xuất hiện giữa lúc thế giới đang tập trung đối phó đại dịch Covid-19, vốn gây tổn hại nặng nề đến kinh tế thế giới và buộc hàng triệu người ở nhà vì lệnh giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. “Thật không may, SXH gặp được người bạn đời lý tưởng – lệnh phong tỏa. Với mệnh lệnh ở nhà vì dịch Covid-19, số người đối mặt với rủi ro từ muỗi gây SXH sinh sôi trong khu vực sẽ gia tăng” – ông Leong giải thích.
Trong số những quốc gia Đông Nam Á, theo thống kê của Trường ĐH Johns Hopkins (Mỹ), Indonesia hiện là nơi có số ca mắc Covid-19 cao nhất với 70.736 ca, theo sau lần lượt là Philippines và Singapore với 51.754 và 45.423 ca.
Trong khi đó, theo CNN, giới chức Kazakhstan hôm 10-7 bác báo cáo của giới chức Trung Quốc nói rằng quốc gia này đang đối mặt với dịch “viêm phổi lạ” nguy hiểm hơn Covid-19. Trước đó một ngày, Đại sứ quán Trung Quốc ở Kazakhstan cảnh báo công dân sinh sống tại quốc gia Trung Á rằng bệnh viêm phổi lạ đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.
Công dụng của quả bầu mà ít ai biết đến
Quả bầu có thể hỗ trợ cho việc giảm cân, giúp cầm máu, giữ cho dạ dày không bị loét...
Quả bầu được dùng phổ biến ở Đông Nam Á, chúng rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, đây cũng là nguồn cung cấp phốt pho, canxi, sắt, riboflavin, thiamine, niacin và vitamin C tốt cho cơ thể. Ngoài ra, quả bầu còn có thể chữa bệnh rất tốt. Theo The Health Site, dưới đây là những công dụng mà quả bầu mang đến:
Quả bầu có thể hỗ trợ cho việc giảm cân. Ảnh: Internet
Hỗ trợ giảm cân
Nếu chúng ta đang muốn giảm cân, bầu là lựa chọn tuyệt vời vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng nước cao, rất lý tưởng để giảm cân. Ăn quả bầu còn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất.
Giữ cho dạ dày không bị loét
Ăn quả bầu có thể giúp chống lại sự hình thành các vết loét trên màng của dạ dày và ruột. Nó cũng giúp chống lại acid do thức ăn cay hoặc do nhịn ăn trong một thời gian dài.
Ngoài ra, quả bầu còn giúp loại bỏ tất cả vi khuẩn có hại trong dạ dày và ruột bằng cách hoạt động như một chất chống vi khuẩn. Điều này giúp chống nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Giúp cầm máu
Quả bầu có chứa chất chống đông máu tự nhiên, do đó giúp kiểm soát chảy máu. Nếu tiêu thụ quả bầu thường xuyên, nó giúp ngăn chặn chảy máu mũi, thường xảy ra phổ biến trong mùa hè. Cùng với đó, các tình trạng như tiểu máu, chảy máu do loét, có thể được ngăn chặn bằng cách tiêu thụ nước ép bầu.
Giúp chống lại bệnh tâm thần
Quả bầu giúp đối phó với các bệnh tâm thần vì chúng hoạt động như một thuốc an thần tự nhiên. Chúng giúp làm dịu thần kinh và não. Chính vì thế, quả bầu được sử dụng để làm giảm bớt các tình trạng liên quan đến hệ thống thần kinh như động kinh, lo lắng, mất ngủ, rối loạn thần kinh và hoang tưởng.
Uống một ly nước ép bầu mỗi ngày có thể giúp đối phó với tất cả căng thẳng mang lại cho chúng ta, giúp chúng ta giữ bình tĩnh, theo The Health Site.
NGUYÊN VÕ
'Hậu trường' ca ghép tay đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống Ca ghép tay đầu tiên ở Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống, do các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện, đã đưa bản đồ y tế Việt Nam sang trang mới. Anh Phạm Văn Vương (31 tuổi, cụt 1/3 tay trái) được các bác sĩ...