Đông Nam Á học hỏi công nghệ nông nghiệp của Israel
Các công ty công nghệ nông nghiệp của Israel đang thấy nhiều cơ hội kinh doanh ở Đông Nam Á, do các nước như Thái Lan, Việt Nam và Philippines muốn học hỏi mô hình của quốc gia này để tăng sản lượng nông nghiệp.
Vườn rau thủy canh theo công nghệ Israel tại Việt Nam – Ảnh: Nikkei
Theo báo Nikkei , sáng tạo trong công nghệ nông nghiệp của Israel đã hiện diện ở các cộng đồng nông nghiệp tại Đông Nam Á qua các chương trình hợp tác song phương như ở Thái Lan, Việt Nam.
Tại Thái Lan, năm 2018 và 2020, hai nhà kính theo công nghệ Israel đã được khai trương tại tỉnh Petchburi. Dự án được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel, có sự tham gia của các chuyên gia Israel để hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ này vào trồng trọt.
Năm nay, theo Nikkei , Việt Nam chuẩn bị ký Hiệp định hợp tác lao động với Israel. Theo thỏa thuận, lao động Việt Nam sẽ được đưa sang Israel để học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này.
Giống như Thái Lan, Việt Nam cũng có các nhà kính do Israel hỗ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc. Nông dân đã trồng thành công một số loại rau bằng kỹ thuật thủy canh.
“Những gì Israel cung cấp chủ yếu là công nghệ, như hệ thống tưới nhỏ giọt, sử dụng nước hiệu quả hơn và ít phụ thuộc vào năng lượng hơn”, đại sứ Israel tại Singapore Sagi Karni cho biết.
Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu ghi nhận trong báo cáo năm 2019 Israel đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về quản lý nước và nông nghiệp dù có đến 2/3 diện tích đất của quốc gia này là đất bán khô cằn hoặc đất kém chất lượng.
Công nghệ nông nghiệp giúp Israel xuất 300 tấn cà chua mỗi hecta, cao hơn nhiều so với mức trung bình là 50 tấn/ha trên thế giới. Israel cũng là nước đi đầu trong xử lý sau thu hoạch, chỉ có 0,5% thất thoát về ngũ cốc, so với tỉ lệ 20% trên toàn cầu.
Trong bối cảnh Đông Nam Á phải vật lộn với các mối đe dọa về an ninh lương thực do biến đổi khí hậu và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19, kinh nghiệm của Israel về nông nghiệp đã thu hút được sự chú ý của một số quốc gia.
Video đang HOT
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, với hơn 100 triệu ha đất nông nghiệp, nhiều nước ở Đông Nam Á là những nhà sản xuất, cung ứng và xuất khẩu lớn với các loại cây trồng và ngũ cốc, đặc biệt là gạo.
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và thực phẩm là một trong những ngành dễ bị tổn thương nhất do COVID-19. Các biện pháp hạn chế được đưa ra để ngăn các tác động của đại dịch đã ảnh hưởng đến việc cung cấp sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng trong và ngoài nước.
James Lambert, giám đốc tư vấn kinh tế khu vực châu Á của Oxford Economics, nhận xét: “Nếu Đông Nam Á muốn vươn lên mạnh mẽ khỏi đại dịch, các nhà hoạch định chính sách phải cung cấp những điều kiện thuận lợi nhất để ngành nông nghiệp và thực phẩm có thể tái thiết thành công”.
Cụ thể, cần phải có các công nghệ bền vững với môi trường, tiết kiệm nước, như tưới nhỏ giọt để giải quyết toàn diện các thách thức về an ninh về nước và lương thực toàn cầu.
Tuy nhiên, chi phí của việc áp dụng công nghệ là một vấn đề ở Đông Nam Á, nơi nông dân vẫn dựa vào sức lao động rẻ trong nông nghiệp.
Hơn 109 triệu ca nCoV toàn cầu, Anh đạt dấu mốc tiêm chủng
Ca nCoV toàn cầu hơn 109,3 triệu, hơn 2,4 triệu người chết, Anh đạt mục tiêu tiêm vaccine cho 15 triệu người gặp nguy cơ lớn và chuyển sang giai đoạn hai.
Thế giới đã ghi nhận 109.366.084 ca nhiễm nCoV, trong đó 2.410.434 người đã chết, tăng lần lượt 297.699 và 7.089 ca. 81.444.141 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Thủ tướng Boris Johnson ca ngợi Anh đạt "dấu mốc quan trọng" với 15 triệu mũi tiêm vaccine hơn hai tháng sau khi khởi động chương trình tiêm chủng. "Đất nước đã đạt được kỳ tích phi thường", ông nói trong video đăng trên Twitter ngày 14/2.
Cụ thể, tính đến tối 13/2, 15.062.189 người ở Anh đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, 537.715 người được tiêm mũi thứ hai. Anh đã đạt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả 4 nhóm ưu tiên hàng đầu: người trên 70 tuổi, cư dân và nhân viên viện dưỡng lão, nhân viên y tế và những người rất dễ gặp tổn thương về mặt lâm sàng trước virus.
Anh ghi nhận 4.038.078 ca nhiễm và 117.166 ca tử vong, tăng với hôm trước lần lượt 10.972 và 258 ca. Anh bắt đầu tiêm vaccine cho người 65-69 tuổi và những người dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng từ 15/2. Gần 1,2 triệu người đã được mời đặt lịch tiêm vaccine. Các bộ trưởng cũng tuyên bố sẽ hoàn thành tiêm chủng cho tất cả những người trên 50 tuổi vào tháng 5 và tất cả người lớn vào tháng 9.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine ở Anh hồi tháng một. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 61.193 ca nhiễm và 984 ca tử vong, đưa tổng số người nhiễm lên 28.258.366 và 497.047 người chết.
Tổng thống Joe Biden ngày 11/2 cho biết Mỹ đã ký thỏa thuận đặt mua thêm 200 triệu liều vaccine Covid-19 và đang trên đà cung cấp đủ vaccine cho 300 triệu người Mỹ vào cuối tháng 7/2021, qua đó tiêm chủng thành công cho phần lớn dân số. Hiện Mỹ đã tiêm vaccine cho 50,6 triệu người.
CDC Mỹ hôm 12/2 ra khuyến cáo mới, kêu gọi các trường học mở cửa lại một cách an toàn và càng sớm càng tốt, đồng thời đưa ra kế hoạch chi tiết để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Chiến lược này nhấn mạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay và khử trùng, cũng như truy vết tiếp xúc, nhưng không nhắc nhiều đến vấn đề thông gió lớp học.
Vài ngày sau khi các thống đốc ở Iowa và Montana gỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, lãnh đạo CDC Rochelle Walensky hôm 14/2 nói rằng "còn quá sớm" để bỏ quy định này. Trong khi tỷ lệ lây nhiễm và số ca nhập viện đang giảm dần, Mỹ còn một chặng đường dài phía trước để có thể trở lại với cuộc sống không khẩu trang, Walensky nói.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 11.434 ca nhiễm và 91 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.916.172 và 155.764.
Ấn Độ đã tiêm vaccine cho khoảng 3 triệu nhân viên y tế trong hai tuần đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng, nhưng cần phải tăng tốc để đạt mục tiêu trong mùa hè. Chính phủ nước này yêu cầu các bang lên lịch cho tất cả các nhân viên y tế tiêm chủng trước ngày 20/2 và tất cả nhân viên tuyến đầu trước ngày 6/3.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 598 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 239.245. Số ca nhiễm nCoV tăng 23.258 trong 24 giờ qua, lên 9.834.513.
Brazil hôm 6/2 nhận lô hàng gồm 88 lít hoạt chất đầu tiên để sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca, cho phép trung tâm y sinh Fiocruz có thể xuất xưởng 2,8 triệu liều vaccine. Trung tâm này dự kiến nhận thêm nhiều lô hàng khác trong tháng này để tạo ra tổng cộng khoảng 15 triệu liều vaccine.
Hiện chỉ vaccine do AstraZeneca và công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ở Brazil. Nước này đã tiêm chủng cho 5,13 triệu người.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 16.546 ca nhiễm và 167 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.465.163 và 81.814.
Các nhà lập pháp nước này ngày 9/2 thông qua luật gia hạn tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia tới ngày 1/6 khi số ca tử vong vì Covid-19 vượt 80.000. Luật cho phép chính phủ ban hành nhiều hạn chế, bao gồm cả phong tỏa, nhằm ngăn virus lây lan. Tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hiệu lực vào ngày 16/2.
Bộ Y tế Pháp yêu cầu cơ quan y tế khu vực và các bệnh viện "kích hoạt chế độ khủng hoảng" để chuẩn bị cho đợt gia tăng ca nhiễm do biến chủng virus dễ lây lan hơn từ ngày 18/2. Chế độ này đòi hỏi tăng số giường bệnh hiện có, trì hoãn phẫu thuật không khẩn cấp và huy động mọi nhân sự y tế.
Israel , nước dẫn đầu thế giới về tiêm vaccine, ghi nhận 723.726 ca nhiễm và 5.378 ca tử vong, tăng lần lượt 1.880 và 27 ca. Với hơn 41% người Israel đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Pfizer, Israel cho biết họ sẽ mở cửa một phần các khách sạn và phòng gym từ ngày 23/2 cho những người đã tiêm hai mũi vaccine hoặc được coi là miễn dịch nhờ hồi phục sau khi nhiễm nCoV.
Nachman Ash, điều phối viên ứng phó với đại dịch quốc gia, cho biết việc mở cửa trở lại các phòng ăn của khách sạn, nhà hàng và quán cà phê sẽ diễn ra "vào khoảng ngày 9/3".
Israel đang trên đà thực hiện mục tiêu tiêm hai mũi cho 30% dân số 9 triệu người vào tháng này. Họ hy vọng sẽ tiêm hai mũi cho 50% dân và mở cửa trở lại rộng rãi hơn vào tháng tới.
Nhà cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất Israel Clalit Health Services ngày 14/2 cho biết kết quả nghiên cứu 600.000 người đã được tiêm hai mũi vaccine Pfizer cho thấy vaccine hiệu quả 94%.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.217.468 ca nhiễm, tăng 6.765, trong đó 33.183 người chết, tăng 247. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định số ca nhiễm trên thực tế tại Indonesia có thể cao gấp 3 lần.
Indonesia triển khai chương trình xét nghiệm nCoV qua hơi thở tại các ga tàu trong bối cảnh tình hình dịch ở nước này ngày càng phức tạp. Người làm xét nghiệm sẽ được yêu cầu thổi vào túi và nhận kết quả ngay sau hai phút.
Philippines , vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 549.176 ca nhiễm và 11.515 ca tử vong, tăng lần lượt 1.928 và 8 ca. Tình hình Covid-19 tại Philippines càng gây lo ngại khi những lô vaccine Covid-19 đầu tiên dự kiến phải đến nửa cuối năm nay mới tới nước này.
Do sự xuất hiện của biến chủng nCoV dễ lây lan hơn từ Anh tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte cuối tháng 1 quyết định tái áp đặt lệnh cấm trẻ em 10-14 tuổi rời nhà, bất chấp lo ngại việc này sẽ khiến nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Tái bùng phát đụng độ tại Jerusalem và Bờ Tây Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn nguồn tin địa bàn cho biết cảnh sát Israel ngày 18/6 đã bắt giữ ít nhất 16 người Palestine trong các cuộc đụng độ tại khu vực đền thờ Al-Aqsa ở Jerusalem và khu Bờ Tây. Cảnh sát Israel trong cuộc đụng độ với người biểu tình Palestine tại Đông Jerusalem ngày 7/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN Thông...