Đông Nam Á chạy đua tiêm chủng, Thái Lan bác tin chặn xuất khẩu vắc xin
Thái Lan lên tiếng bác bỏ sau khi Đài Loan cáo buộc nước này chặn xuất khẩu vắc xin AstraZeneca, trong bối cảnh Đông Nam Á chạy đua tìm kiếm nguồn cung vắc xin nhằm đối phó với làn sóng Covid-19 mới.
Công ty Siam Bioscience của Quốc vương Thái Lan là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á sản xuất vắc xin AstraZeneca (Ảnh: Reuters).
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 11/6 cho biết, Đài Loan đã đặt mua 10 triệu liều vắc xin của AstraZeneca chủ yếu đang được sản xuất tại Thái Lan, đồng thời cáo buộc chính phủ Thái Lan “ưu tiên cho việc phân phối vắc xin này ở Thái Lan”.
Đáp lại cáo buộc này, phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Traisuree Taisaranakul ngày 12/6 khẳng định trên Twitter rằng: “Thái Lan không chặn xuất khẩu vắc xin AstraZeneca. Đây là vấn đề phụ thuộc vào nhà sản xuất”. Tuy nhiên, bà không nêu rõ “nhà sản xuất” ở đây là hãng dược AstraZeneca hay công ty Siam Bioscience của Thái Lan. Bộ Y tế Thái Lan cũng như hai công ty trên đều chưa đưa ra bình luận.
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á đang đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 mới trong những tuần gần đây sau nhiều tháng kiểm soát thành công. Đợt dịch này được cho chủ yếu là do sự lây lan của các biến chủng virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn, buộc các nước trong khu vực nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng toàn dân bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Video đang HOT
Tại Thái Lan, chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm khoảng 500.000 liều vắc xin mỗi ngày trong tháng 6, tăng gấp 5 lần so với mức trung bình trước đó nhằm tiến tới kế hoạch mở cửa du lịch Phuket vào tháng 7 tới cho các du khách đã được tiêm chủng đầy đủ.
Tại Campuchia, quân đội được huy động để tiêm chủng cho người dân. Trong khi đó, Lào cấm các tổ chức tư nhân mua vắc xin nhằm giải quyết những chỉ trích về bất bình đẳng trong nước.
Philippines mở rộng cho phép trẻ em từ 12-15 tuổi tiêm phòng và các tổ chức tư nhân được phép mua vắc xin cho nhân viên.
Tại Malaysia, trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng nhanh, chính phủ nước này đã mở các trung tâm tiêm chủng lớn để tiêm cho khoảng 8.000 người/ngày.
Tuy vậy, vấn đề nguồn cung đang khiến các nước trong khu vực phải đau đầu. Các nước như Philippines, Malaysia đều cho biết, lô vắc xin đặt mua của AstraZeneca có thể chậm bàn giao. Kế hoạch phân phối vắc xin ở Đông Nam Á của AstraZeneca phụ thuộc vào 200 triệu liều do Siam Bioscience, công ty của quốc vương Thái Lan, sản xuất. Các chính phủ trong khu vực buộc phải tìm cách đa dạng nguồn cung vắc xin từ các hãng dược khác trên thế giới.
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, ước tính Đông Nam Á cần khoảng 1,4 tỷ liều vắc xin để cung cấp cho 650 triệu dân. Giới chuyên gia cho rằng, đây là một thách thức lớn vì hiện tại nhu cầu vắc xin toàn cầu đang vượt xa nguồn cung.
Một số nước mới chỉ nhận được một lượng vắc xin rất nhỏ. Đông Timor đã nhận lô vắc xin đầu tiên từ chương trình COVAX của Liên Hợp Quốc gồm 24.000 liều AstraZeneca vào ngày 5/4 và 100.000 liều Sinovac từ Trung Quốc vào ngày 7/6.
Thái Lan tiêm hơn 300.000 liều vaccine Covid một ngày
Hơn 300.000 liều vaccine Covid-19 đã được Thái Lan tiêm hôm 7/6, ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng đại trà với hy vọng phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi đây là một ngày lịch sử kể từ khi đại bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này.
"Hôm nay đánh dấu đòn phản công của người Thái với virus. Chúng ta sẽ không từ bỏ cuộc chiến cho đến khi giành chiến thắng", ông Prayuth Chan-ocha nói.
Ông Kiattiphum Wongrajit, thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan, cho biết, tính đến 16h hôm qua, chưa kể khu vực Bangkok, Thái Lan đã hoàn thành tiêm 306.580 liều vaccine trên toàn quốc. Chính quyền thủ đô cũng ghi nhận 11.352 người đã hoàn thành mũi tiêm đầu tiên.
Thái Lan có kế hoạch triển khai khoảng 500.000 liều mỗi ngày bắt đầu từ 7/6, so với trung bình mỗi ngày khoảng 100.000 liều vào tuần qua, theo Bộ Y tế.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đến thăm một điểm tiêm chủng tại Bangkok, hôm 7/6. Ảnh: BP
Đối tượng tiêm chủng trong giai đoạn đầu của chiến dịch toàn quốc bao gồm cư dân ở Bangkok - tâm dịch hiện nay và người dân ở Phuket - nơi dự kiến sẽ thử nghiệm đón khách du lịch đã tiêm phòng từ ngày 1/7. Theo đó, du khách đã tiêm chủng đầy đủ không phải cách ly khi đến đây.
Thái Lan đang đẩy mạnh tốc độ triển khai vaccine để ngăn chặn làn sóng Covid-19 tồi tệ nhất bắt đầu vào tháng 4. Đợt dịch khiến số ca nhiễm tăng gấp 6 lần và các ca tử vong cũng tăng vọt. Những đợt lây nhiễm mới bùng phát tại các nhà máy trong những tuần gần đây, đe dọa ngành sản xuất và xuất khẩu - một động lực kinh tế quan trọng của quốc gia.
Tốc độ triển khai vaccine của Thái Lan trong ba tháng qua bị cản trở do nguồn vaccine Sinovac và AstraZeneca hạn chế. Đến nay, khoảng 4,2 triệu liều đã được sử dụng, với độ bao phủ vaccine là khoảng 3% dân số.
Việc triển khai hàng triệu liều vaccine mỗi tháng kể từ 7/6 sẽ giúp chính phủ hướng tới mục tiêu tiêm 100 triệu liều cho 70% dân số đến tháng 12, từ đó nới lỏng hạn chế, phục hồi kinh tế đất nước.
Trung Quốc siết hạn chế ngăn Covid-19 Giới chức thành phố Quảng Châu của Trung Quốc áp thêm loạt biện pháp hạn chế với hoạt động kinh doanh và xã hội nhằm kiềm chế nCoV lây lan. Các quận Nam Sa, Tùng Hóa và Hoa Đô của thành phố Quảng Châu, trung tâm công nghiệp phía nam Trung Quốc, ngày 5/6 yêu cầu toàn bộ dân địa phương và những...