Đông Nam Á cần được hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung vaccine
Các nước Đông Nam Á cần thêm sự hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực để hạn chế số ca mắc và tử vong cao chưa từng thấy do làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta hiện nay.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia ngày 17/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế, Đông Nam Á đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất khi đại dịch COVID-19 bùng phát hồi năm ngoái, song những tuần gần đây đang chứng kiến số ca tử vong cao nhất toàn cầu trong khi số ca nhiễm tăng đang đẩy các hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ và bộc lộ nhiều hạn chế trong chương trình tiêm chủng vaccine.
Trong một tuyên bố, ông Alexander Matheou – Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế, nhận định đợt bùng phát COVID-19 do biến thể Delta hiện nay đang gây thảm kịch ở Đông Nam Á. Ông cũng lưu ý rằng hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, như Thái Lan và Indonesia, đã và đang ghi nhận số ca mắc hoặc tử vong cao chưa từng thấy.
Trong khi những nước như Canada, Tây Ban Nha và Anh đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine cho hơn 60% dân số hay ở Mỹ là hơn 50%, thì tại Đông Nam Á tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều. Tại Indonesia và Philippines – những quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ chỉ là 10 – 11% dân số.
Video đang HOT
Theo ông Matheou, trong ngắn hạn, các nước giàu cần nỗ lực hơn nữa trong việc chia sẻ khẩn cấp hàng triệu liều vaccine dư thừa cho các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất vaccine và các chính phủ cũng cần phải chia sẻ công nghệ và thúc đẩy sản lượng. Ông khẳng định những tuần tới sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị, xét nghiệm và tiêm chủng quy mô lớn ở tất cả các nước Đông Nam Á, hướng tới mục tiêu tiêm chủng 70 – 80% dân số.
* Cũng trong ngày 18/8, một cơ quan y tế của Israel dẫn kết quả sơ bộ một nghiên cứu cho thấy liều vaccine tăng cường thứ 3 của Pfizer/BioNTech cho hiệu quả 80% đối với người trên 60 tuổi.
HMO Maccabi, cơ quan y tế hiện chăm sóc tới 1/4 trong tổng số 9,3 triệu người dân Israel, đã so sánh số liệu của 149.144 người trên 60 tuổi đã tiêm mũi thứ 3 một tuần trước đó với 675.630 người chỉ tiêm đủ 2 mũi trong giai đoạn từ tháng 1 và 2. Theo đó, chỉ 37 người có kết quả dương tính sau khi tiêm mũi thứ 3, so với 1.064 ca dương tính ở những người tiêm 2 mũi. Maccabi cho biết các nhóm so sánh trong nghiên cứu có hồ sơ nhân khẩu học tương đồng.
Tuy nhiên, thông báo của Maccabi không cho biết thêm thông tin về tình trạng bệnh của 37 ca dương tính sau khi tiêm mũi 3 cũng như liệu họ có bất kì bệnh lí nền nào hay không.
Trước đó, Pfizer cho biết hiệu quả vaccine của hãng giảm dần theo thời gian, và mũi tăng cường thứ 3 cho thấy khả năng trung hòa kháng thể cao hơn đáng kể trước virus SARS-CoV-2 ban đầu cũng như với các biến thể Beta và Delta.
Từ tháng trước, Israel đã bắt đầu tiêm chủng mũi vaccine thứ 3 của Pfizer nhằm ứng phó với đợt bùng phát dịch do biến thể Delta. Khoảng 1,1 triệu người Israel đủ tiêu chuẩn, gồm người trên 50 tuổi, nhân viên y tế và các nhóm ưu tiên khác, đã được tiêm mũi thứ 3. Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu khác dự kiến cũng sẽ đưa ra chương trình tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu. Một số nước cũng đang cân nhắc liệu có nên phổ biến hơn nữa việc tiêm chủng mũi thứ 3 hay không.
Nguồn cung vaccine Moderna cho Đông Nam Á đã được đặt hết trong năm nay
Hôm 29/6, Tập đoàn Zuellig Pharma, đối tác cung cấp vaccine COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna ở Đông Nam Á, cho biết các đơn đặt hàng vaccine trong khu vực gần như đã được đặt hết trong năm nay.
Vaccine Moderna tại một trung tâm tiêm chủng ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Zuellig Pharma - có trụ sở tại Singapore, tập đoàn tham gia vào việc phân phối, phê duyệt quy định và hợp đồng mua bán vaccine để sử dụng ở Đông Nam Á, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan (Trung Quốc) - cho biết các đơn hàng trong khu vực đã được đặt hết trong năm 2021.
"Rất nhiều hợp đồng đang được đàm phán hôm nay sẽ phải chờ sang năm 2022 vì nguồn cung vaccine của Moderna đã cạn kiệt trong năm 2021", ông John Graham, Giám đốc Điều hành Zuellig, nói và cho biết một số lô vaccine có thể sẵn có vào cuối năm.
"Nếu bạn bắt đầu đàm phán ngày hôm nay, bạn phải chờ sang năm 2022 mới nhận được các lô vaccine", ông nói thêm.
Tuy nhiên, tình hình có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn cung nguyên liệu. Song, ông Graham từ chối cung cấp chi tiết cụ thể về các cuộc đàm phán hoặc giao dịch, với lý do bảo mật.
Các quốc gia Đông Nam Á đã thúc đẩy tìm mua vaccine COVID-19 khi biến thể Delta đang lây lan nhanh chóng trong khu vực vào những tháng gần đây. Thái Lan, Singapore, Philippines là những quốc gia đã tìm mua và ký hợp đồng với Moderna và đã bắt đầu nhận được các lô vaccine..
"Một số quốc gia đang tìm mua vaccine để tiêm liều nhắc lại vào năm 2022, 2023. Điều đó dẫn đến cuộc chạy đua để có được nguồn cung", ông Graham cho biết.
Công ty Moderna ngày 29/6 cho biết kết quả của nghiên cứu gần đây cho thấy những người được tiêm vaccine Moderna đều cho phản ứng kháng thể đối với tất cả biến chủng được thử nghiệm, kể cả biến chủng Delta nguy hiểm.
Campuchia phát hiện hàng chục ca nhiễm biến thể Delta Quốc vụ khanh đồng thời là người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine thông báo tính đến ngày 29/6, Campuchia phát hiện 22 ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 tại nước này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 20/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại...