Đồng Nai tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Cũng như tình hình chung cả nước, khi dịch Covid-19 xảy ra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo triển khai giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, có hơn 500 doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19, trong đó, 61 doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất một thời gian, phần lớn là các doanh nghiệp đang phải thuê đất để phục vụ sản xuất.
Với các doanh nghiệp kinh doanh ơ những lĩnh vực như: dịch vụ, khu du lịch, vui chơi giải trí đang phải thuê đất của Nhà nước cũng thuộc nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Việc ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết, mỗi năm phải chi trả hàng tỷ đồng tiền thuê đất cho các địa điểm kinh doanh, nhưng khi dịch bệnh xảy ra thì doanh thu không có nên công ty gặp khó khăn về tài chính. Khi nghe thông tin Quyết định 22/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất đang được rất nhiều công ty chờ đợi.
“Ngay khi Nghị quyết 22 được ban hành, công ty đã tiến hành lập hồ sơ, gửi sang cơ quan thuế để yêu cầu giải quyết giảm thuế theo quy định. Không chỉ công ty tôi mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện đang phải thuê đất nhà nước cũng đang gặp nhiều khó khăn nên việc được giảm tiền thuê đất được nhiều doanh nghiệp du lịch chờ đợi, bởi nó sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính sau thời gian dài đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh”, ông Nguyễn Minh Thức – Giám đốc Công ty CP Du lịch Đồng Nai cho biết.
Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. (Ảnh: Hoạt động sản xuất của Công ty Tomiya Summit Garment Export Việt Nam, tại TP. Biên Hoà)
Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết, đang đẩy mạnh thông báo đến toàn bộ doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế hoạt động trên địa bàn tỉnh về chính sách giảm tiền thuê đất. Theo đó, Quyết định số 22 là một trong những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Video đang HOT
Những đối tượng nêu trên đang thuê đất nhà nước sẽ được giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020. Các khoản nợ tiền thuê đất thời điểm trước năm 2020 không được giảm theo quyết định này. Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau nhưng chỉ ngừng một hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu đất, thửa đất đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp.
Theo Cục Thuế Đồng Nai, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách về hỗ trợ người nộp thuế bị ảnh hưởng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Song song đó là đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến đầu tháng 7/2020, trên địa bàn tỉnh có gần 1,8 ngàn khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng. Các ngân hàng, cơ sở tín dụng tại Đồng Nai còn cho gần 16.000 khách hàng vay hơn 49,3 ngàn tỷ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.
Đối với nguồn vốn cho vay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai cho biết thêm, sẽ tiếp tục triển khai các phương án tín dụng phù hợp, tăng cường dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên như cho vay xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng bám sát chỉ đạo từ Trung ương để triển khai các phương án, gói tín dụng hỗ trợ phù hợp đối với những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nhiều tín hiệu tích cực
Có thể thấy, khi xảy ra dịch Covid-19, cũng như tình hình chung cả nước, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn Đồng Nai bị ảnh hưởng, tình hình sản xuất kinh doanh giảm sút rõ rệt. Các doanh nghiệp đều đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, gây đình trệ các hoạt động, không đạt kế hoạch và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Do đó, thời gian qua nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động. Trước tình hình này, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã nổ lực triển khai các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua, Cục đã tiến hành làm việc với những doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh để nắm bắt khó khăn chung và tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp. Kết quả có 125 doanh nghiệp có sản xuất, xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh chịu tác động xấu do đại dịch Covid-19.
Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu là nhiệm vụ quan trọng trong những tháng cuối năm.( Ảnh: Xuất khẩu hàng hóa qua cảng Đồng Nai)
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và hỗ trợ của tỉnh, Chính phủ, hoạt động sản xuất, xuất khẩu dần hồi phục. Rõ nét nhất là trong tháng 8/2020, xuất khẩu các mặt hàng chính của Đồng Nai đều tăng 7-12% so với tháng trước đó.
Bên cạnh xuất siêu ở mức cao, điều khá phấn khởi là môi trường kinh doanh, khởi nghiệp ở Đồng Nai vẫn tốt. 8 tháng của năm 2020 trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp có vốn đăng ký thành lập mới và bổ sung vốn trên 38.000 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới khoảng 2.500 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 28.000 tỷ đồng, tăng 2,4% về số doanh nghiệp và tăng hơn 12% số vốn.
Số liệu của Cục Thống kê Đồng Nai cho thấy triển vọng của tiêu thụ hàng hóa nội tỉnh rất tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 8 tháng của năm 2020 đạt hơn 120.000 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 lượng người dân mua sắm hàng hóa giảm do khó khăn hơn, song một số mặt hàng thiết yếu sức mua trên thị trường vẫn tăng cao.
Tại buổi làm việc mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Cao Tiến Dũng đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp của Đồng Nai, do đó các sở, ngành, địa phương phải nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất. Các giải pháp Chính phủ đưa ra về tín dụng, gia hạn thuế triển khai nhanh, đảm bảo các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đều nhận được hỗ trợ kịp thời để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Giá nguyên liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhựa sớm hồi phục
Do ảnh hưởng từ tình hình dịch Covid-19, giá nguyên liệu trong ngành nhựa đã và đang có xu hướng giảm mạnh. Điều này liệu có tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa trong nước có điều kiện vươn lên, khôi phục sản xuất sau đại dịch?
Các doanh nghiệp ngành nhựa chờ cơ hội bứt phá trong những tháng còn lại của năm 2020. Ảnh: ST
Lợi thế giá nguyên liệu
Hiện nay, nguyên liệu nhựa PE được các DN nhựa Việt Nam nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu nguyên liệu ngành nhựa. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ giá dầu sụt giảm, giá nguyên liệu nhựa PE của Mỹ tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á đã giảm tới 20% từ tháng 3/2020 cho đến nay. Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM, giá nguyên liệu nhựa xuống đáy giúp các DN ngành nhựa Việt Nam có cơ hội rất lớn để gia tăng sản xuất, cũng như cung cấp cho thị trường hàng hóa với giá cả cạnh tranh hơn.
Theo các DN ngành nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng trung bình lên tới 70% trong cơ cấu sản xuất các sản phẩm nhựa, trong khi nguồn nguyên liệu nhựa trong nước mới chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu của các DN. Do đó, nhiều DN ngành nhựa rất muốn tận dụng cơ hội này để nhập khẩu nguồn nguyên liệu giá rẻ, nhằm dự trữ sản xuất, tăng thêm lợi nhuận cho một năm 2020 đầy khó khăn. Tuy nhiên, lãnh đạo một DN ngành nhựa chia sẻ, do tình hình dịch bệnh, nhiều quốc gia vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội, hoạt động giao thương bị đình trệ nên các DN không có nguồn để nhập khẩu, thậm chí vẫn phải sản xuất cầm chừng.
Chính vì hiểu được những rủi ro từ nguồn hàng nhập khẩu, nhiều DN nhựa trong nước đã tranh thủ được "tác động kép" do sử dụng nguyên liệu trong nước. Đơn cử, đại diện Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho biết, lợi thế cạnh tranh của Công ty là nguồn nguyên liệu 100% trong nước. Điều này giúp nhựa Bình Minh không bị ảnh hưởng nguồn nguyên liệu trong bối cảnh thương mại bị hạn chế do dịch Covid-19, mà còn giảm được áp lực tồn trữ nguyên liệu hơn các DN khác.
Kỳ vọng kết quả kinh doanh
Mặc dù tình hình kinh doanh trong quý I của nhiều DN ngành nhựa chưa có sự bật lên như kỳ vọng từ việc giảm giá nguyên phụ liệu, nhưng các DN đều tin rằng, bước sang giữa và cuối năm, "bức tranh" lợi nhuận sẽ sáng sủa hơn.
Theo đại diện Nhựa Bình Minh, phải từ quý II các DN ngành nhựa mới có thể hưởng lợi từ giá dầu giảm, bởi giá dầu tuy đã giảm từ đầu năm nhưng phải qua nhiều khâu mới tác động đến giá hạt nhựa.
Ngoài ra, với các DN nhựa, từ nay tới cuối năm, việc đặt ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch kinh doanh sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận. Mới đây, trả lời cổ đông, ông Chu Văn Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cho hay, sản lượng và doanh thu bán hàng của Công ty trong quý I giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do các nguyên nhân khách quan, tuy nhiên về hiệu quả, lợi nhuận quý I lại tăng 16% so với quý I/2019. Vì thế, năm 2020, Nhựa Tiền Phong đặt mục tiêu giữ vững đà tăng trường, doanh thu bán hàng và sản lượng sản phẩm tăng 7%, lợi nhuận trước thuế tăng 3% so với thực hiện năm 2019...
Tương tự, Nhựa Bình Minh cũng đặt mục tiêu sản lượng và doanh thu tăng 5%, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2019, nhờ vào việc tận dụng các cơ hội, tiết kiệm chi phí.
Đáng chú ý nhất là mục tiêu kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội khi đặt mục tiêu doanh thu 1.860 tỷ đồng (tăng 49% so với 2019) và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng (tăng 157% so với năm 2019). Đại diện Nhựa Hà Nội cho biết, động lực để đạt các mục tiêu trên được kỳ vọng bởi các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong tương lai, cùng với việc mở rộng, vận hành hệ thống các công ty con và vẫn đảm bảo là nhà cung cấp cho các thương hiệu lớn như Toyota, Honda, Samsung, Panasonic, Vinfast...
Với Công ty Cổ phần Phụ gia nhựa (PGN), năm 2019, cả doanh thu và lợi nhuận của PGN đều tăng nhờ tiếp tục mở rộng thị trường và dự trữ được lượng nguyên liệu lớn với giá mua thấp. Đây là tiền đề để công ty này tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao với doanh thu tăng 35% và lợi nhuận trước thuế tăng 20%. Ngoài ra, trong quý II/2020, Công ty còn tận dụng cơ hội khi hoàn thành xây dựng nhà máy thứ hai với các dây chuyền sản xuất mới có công suất cao hơn dây chuyền hiện tại, giúp Công ty giải quyết các hạn chế khi mở rộng thị trường...
Theo các chuyên gia, với việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, các DN nhựa Việt Nam có thể giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, các cơ quan chức năng nên tạo cơ hội, tăng năng lực đầu tư vào các công ty, dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành nhựa. Hơn nữa, các DN nhựa cũng nên chú trọng tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu như thời gian qua.
Hỗ trợ doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN cũng như số thu ngân sách, Cục Thuế TP Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vừa hỗ trợ DN, người nộp thuế (NNT) vượt qua khó khăn để tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động sản xuất...