Đồng Nai thành lập khu cách ly riêng cho người nhập cảnh trái phép
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương thành lập cơ sở cách ly tập trung cho người nhập cảnh trái phép.
Ngày 10/6, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã thống nhất chủ trương giao và ủy quyền cho UBND TP Biên Hòa thành lập cơ sở cách ly tập trung tại ký túc xá Trường cao đẳng Nghề số 8 (thuộc phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) dành cho người nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh với quy mô 100 giường.
Văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai về việc chấp thuận thành lập khu cách ly riêng cho người nhập cảnh trái phép.
Theo đó, UBND TP Biên Hòa được giao làm chủ đầu tư, lập hồ sơ theo quy định để thực hiện sửa chữa các hạng mục: hàng rào, lắp đặt hệ thống camera giám sát, kiểm tra điện nước, nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị thiết yếu, vệ sinh nhà cửa đảm bảo hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thời gian 14 ngày.
UBND TP Biên Hòa phối hợp các ngành liên quan, Trường Cao đẳng Nghề số 8 và Trường Đại học Lạc Hồng (hỗ trợ phiên dịch) thành lập Ban điều hành cơ sở cách ly tập trung tại ký túc xá Trường cao đẳng Nghề số 8; tổ chức triển khai hiệu quả và đảm bảo an toàn công tác cách ly.
Video đang HOT
Ký túc xá Trường cao đẳng Nghề số 8 (TP Biên Hoà, Đồng Nai) được trưng dụng làm cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh Đồng Nai có phương án tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, đồng thời cử cán bộ tham gia làm nhiệm vụ trong khu cách ly.
Đồng thời Công an tỉnh phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản pháp lý quy định điều kiện tiếp tục quản lý, không giam giữ các đối tượng đã hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung trong thời gian chờ Công an tỉnh hoàn thành thủ tục trục xuất những người nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh.
Chống dịch nhưng không được làm 'đứt gãy chuỗi sản xuất'
Hơn 10 tiếng sau khi thực hiện cách ly 21 ngày người đến từ TP HCM, trưa 5/6 UBND tỉnh Đồng Nai cho phép người dân được qua lại giữa hai địa phương.
Động thái này được UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra sau khi nhiều doanh nghiệp ở TP HCM và Đồng Nai cho rằng việc tỉnh này cách ly người từ đến TP HCM gây khó cho họ trong việc sản xuất vì thiếu lao động. Bởi hàng ngày có hơn 16.000 lao động, chuyên gia ở hai địa phương qua lại công tác và làm việc. Ngoài ra, nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất được vận chuyển, lưu thông từ TP HCM đi Đồng Nai và ngược lại.
Một tài xế chở hàng từ TP HCM được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn khi vào tỉnh Đồng Nai, sáng 5/6. Ảnh: Phước Tuấn.
Để chấn chỉnh việc áp dụng phòng dịch quá mức cần thiết, trong công điện gửi các tỉnh, thành và bộ ngành tối 5/6, Thủ tướng đề cập một số nơi đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, cực đoan ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Vì vậy, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo về phòng, chống dịch, thực hiện "mục tiêu kép" của Thường trực Ban Bí thư.
Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành trao đổi, thống nhất với các địa phương có liên quan để thống nhất áp dụng biện pháp quản lý hoạt động vận tải (kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất...). Mục tiêu là bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh ; cách ly y tế đúng quy định với người đến từ vùng dịch.
Đây không phải lần đầu tiên địa phương bị "nhắc nhở" khi thực hiện biện pháp chống dịch một cách cứng nhắc. Tại thông báo số 110 của Văn phòng Chính phủ ngày 18/5 về kết luận của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nêu: "Các địa phương không gây ách tắc lưu thông hàng hóa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân...".
Ngoài ra, thông báo số 137 của Văn phòng Chính phủ ngày 30/5 cũng nêu: "Các địa phương chủ động, sáng tạo triển khai các giải pháp để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan sinh kế của người dân".
Một nhà máy tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, lắp màn chắn ở những chuyền công nhân ngồi đối diện để phòng dịch. Ảnh: An Phương.
Trong ngày 5/6, TP HCM ghi nhận thêm 31 ca nhiễm. Hiện, 21/22 quận huyện TP HCM xuất hiện dịch. Từ ngày 27/4 đến nay thành phố ghi nhận 345 ca nhiễm, trong đó riêng ổ dịch liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng hơn 330 ca, chưa kể các trường hợp ở các tỉnh lân cận.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM Nguyễn Trí Dũng cho biết, trung bình thành phố có 31 F0 mỗi ngày. Mỗi ca F0 có trung bình 20 F1 phải cách ly tập trung. Tức là, với 30 F0 mỗi ngày thì có 600 người phải cách ly tập trung. Vì vậy, nhiều quận huyện đang lo ngại sẽ thiếu chỗ cách ly những ngày tới.
Theo ông Dũng, ngành y tế thành phố đang tiến hành nâng công suất khu cách ly tập trung ở các quận, huyện lên ít nhất 200 giường bệnh và sẽ tiếp tục tăng. Bởi lẽ, thời gian cách ly hiện nay quá dài, lên đến 21 ngày nên không đủ thời gian để giải phóng F1. Để đảm bảo đủ chỗ cách ly tập trung, lãnh đạo UBND thành phố đồng ý cho quận, huyện tổ chức cách ly có thu phí tại khách sạn ở địa phương.
Trong ngày 5/6, Việt Nam ghi nhận thêm 246 ca nhiễm mới trong nước, chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM, trong đó có 245 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Hà Tĩnh và Tiền Giang là hai địa phương ghi nhận những ca bệnh đầu tiên trong đợt bùng phát dịch thứ tư nâng số địa phương xuất hiện dịch trong nước lên 39/63.
Chốt kiểm soát tại một lối ra vào thôn Đoài Thịnh, xã Thạch Trung, sáng 5/6. Ảnh: Đức Hùng.
Có 15 tỉnh gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mới.
Bắc Giang vẫn là nơi ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất trong đợt dịch này với 2.968 ca; tiếp đó là Bắc Ninh 1053 ca và Hà Nội 434 ca.
Tối 5/6, Quỹ vaccine Covid-19 đã ra mắt, nhận được 6.600 tỷ đồng ủng hộ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, bộ ngành, địa phương và 17 tỷ đồng qua tin nhắn. Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
16.000 lao động bị ảnh hưởng khi Đồng Nai cách ly người từ TP HCM 16.000 lao động, chuyên gia bị ảnh hưởng khi chính quyền Đồng Nai quy định người TP HCM tới địa phương này từ 0h ngày 5/6 phải cách ly 21 ngày. Theo UBND Đồng Nai, tình hình Covid-19 tại TP HCM rất phức tạp với nhiều chuỗi lây nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, nhất là chuỗi liên quan điểm nhóm Hội thánh...