Đồng Nai: Suýt tử vong vì dùng kim khều gai khi thấy tay bị sưng
Bàn tay phải bị sưng nên bà N. tưởng bị gai đâm. Sau đó, người phụ nữ lấy kim để khều gai khiến cả bàn tay và cẳng tay phải bị sưng phù, tím đen suýt làm nạn nhân tử vong.
Ngày 17/2, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark , TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết sau một thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhân H.T.N. (sinh năm 1955, ngụ huyện Long Thành, Đồng Nai) đã bình phục hoàn toàn, phần da cẳng cánh tay đã lành. Bệnh nhân N. là người đã suýt tử vong khi dùng kim khều gai ở tay khi thấy bị sưng.
Tay của nạn nhân bị hoại tử khi nhập viện
Trước đó, do lòng bàn tay phải bị sưng nên bà N. tưởng bị gai đâm. Lúc này, bà N. dùng kim để khều gai, tuy nhiên, sau đó cả bàn tay lẫn cẳng tay của bệnh nhân bị sưng phù, tím đen. Theo bà N., khi khều gai ở tay nhưng không thấy mà vết khều sưng to, đau nhức rồi lan rộng lên cẳng bàn tay phải. Lúc này, bà N. phải mua thuốc uống nhưng vết thương ngày càng nặng và lan rộng.
Hoảng sợ, ngày 31/12/2018, bà N. được người nhà nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, huyết áp tụt, bệnh đái tháo đường không ổn định, cẳng bàn tay phải sưng to, đen như than.
Theo bác sĩ Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark, nếu bệnh nhân nhập viện chậm hơn sẽ bị tử vong do bị sốc nhiễm trùng.
Video đang HOT
Tại bệnh viện, sau khi cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành cắt lọc cẳng bàn tay phải. Khi cắt lọc phần da hoại tử ở cẳng tay cho bà N., có rất nhiều mủ dưới da. Sau 10 ngày, phần hoại tử ổn định, các bác sĩ BV Đại học Y dược Shingmark đã ghép da cho bệnh nhân. Đến nay, bà đã hoàn toàn bình phục, phần da cẳng tay đã lành.
Nạn nhân được điều trị thành công, cánh tay được hồi phục sau khi nhập viện.
Theo bác sĩ Đạo, người dân không nên chích lể khi không đảm bảo vô trùng. Đặc biệt, tránh chích lể ở những bệnh nhân bị đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, người già. Khi tay, chân sưng, nhức và màu da khác thường, người bệnh cần nên BV để can thiệp. Nhất là khi có dấu hiệu hoại tử vết thương, người dân không nên tự mua thuốc uống, tránh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bệnh nặng hơn.
Được biết, bà N. bị bệnh tiểu đường suốt 5 năm nay và được điều trị ổn định bằng thuốc.
Vĩnh Thủy
Theo Dân trí
Ăn tiết canh giải đen cuối năm, 1 quý ông mất mạng
Sau ăn tiết canh 2 ngày, ông Minh thấy trong người mệt mỏi, sốt cao kèm đau bụng, đi ngoài phân lỏng sau đó nhanh chóng suy đa tạng và tử vong.
Gia đình cho biết, trước khi vào viện 2 ngày, ông Minh có mổ lợn nhà để mời mọi người liên hoa cuối năm, trong đó có món tiết canh. 2 ngày sau bữa tiệc, ông Minh xuất hiện mệt mỏi, sốt, đau bụng và đi ngoài phân lỏng.
BS Hà Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, khi đến viện, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng sốt cao 38,5 độ, tinh thần kích thích, xuất hiện nhiều ban hoại tử màu tím ở lưng, bụng và cẳng chân, điển hình của bệnh liên cầu lợn.
Đáng lưu ý, bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng rất nhanh với biến chứng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu, huyết áp tụt còn 60/30mmHg, toan chuyển hoá nặng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy đa tạng.
Ngay lập tức, bệnh nhân được xử trí nhiều biện pháp hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch, kháng sinh phối hợp... Tuy nhiên do tình trạng quá nặng, bệnh nhân không tiến triển mà rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng không hồi phục và tử vong sau đó.
BS Hùng cho biết, liên cầu lợn chủ yếu lây sang người qua đường tiêu hoá thông qua ăn thịt chưa nấu kĩ, ăn tiết canh của lợn có mầm bệnh, chiếm khoảng 70% các ca bệnh. Ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp hoặc lây trực tiếp qua các tổn thương trên da.
Bệnh liên cầu lợn gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Biểu hiện của bệnh thường sau vài tiếng đến 4 - 5 ngày, có trường hợp ủ bệnh tới 14 ngày, tùy cơ địa mỗi người.
Triệu chứng có thể nhẹ như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn và đi ngoài phân lỏng (số lần ít) dễ khiến nhiều người chủ quan là các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Các trường hợp nặng hơn với biểu hiện đau đầu, sốt cao, nôn, suy giảm ý thức, tri giác lơ mơ, cứng gáy, xuất hiện ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu...
Chi phí điều trị bệnh này tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng rất cao.
Dù là bệnh nguy hiểm, song rất nhiều người Việt chủ quan cho rằng ăn lợn sạch thì không lo mắc liên cầu. Tuy nhiên thực tế, vi khuẩn liên cầu ký sinh ở họng lợn ở cả lợn khoẻ và lợn bệnh, nên dù lợn nhà nuôi, lợn lành vẫn mang mầm bệnh.
Do đó Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, nhất là tiết canh lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Trong quá trình tiếp xúc và chế biến thịt lợn phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết, vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc.
Minh Anh
Theo Vietnamnet
Đồng Nai: Đau liên tục bụng trái, phát hiện lá lách to gấp 8 lần bình thường Lá lách mang khối u khủng chiếm toàn bộ phần bụng bên trái của bệnh nhân. Chỉ cần 1 va chạm nhẹ vào phần bụng trái, khối u sẽ bị vỡ, xuất huyết và bệnh nhân tử vong vì mất máu. Ngày 3/1, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, bệnh nhân Đ.Q.V. (34 tuổi, ngụ...