Đồng Nai sẽ xử lý tình huống phát hiện F0 trong khu công nghiệp như thế nào?
Để phòng chống Covid-19 tấn công vào 32 Khu công nghiệp đang hoạt động với gần 1,2 triệu công nhân, Đồng Nai đã lên nhiều kịch bản xử lý.
Công ty Tombow . ẢNH: LÊ LÂM
Theo phương án xử lý do Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai, nếu xuất hiện F0 trong các khu công nghiệp, tùy theo tình hình sẽ phong tỏa tạm thời vị trí làm việc, từng phân xưởng, dây chuyền sản sản; hoặc phong tỏa toàn bộ doanh nghiệp, thậm chí cả khu công nghiệp.
Thở phào với kết quả xét nghiệm Covid-19 ca F1 tại Khu công nghiệp Amata
Ca F0 được cách ly tại chỗ, chờ ngành y tế tới đưa đi cách ly, điều trị, đồng thời phun khử khuẩn. Doanh nghiệp nhanh chóng thông báo yêu cầu người lao động ở yên tại phân xưởng, khai báo y tế, sàng lọc truy vết các ca F1, F2 đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm, hoặc yêu cầu cách ly tại nhà.
Quá trình đưa đi cách ly tập trung, cần chú ý cho những người cùng tổ sản xuất, cùng phân xưởng cách ly một chỗ, để tránh trường hợp lây chéo trong khu cách ly.
Sau đó, tùy vào kết quả xét nghiệm, F0 nhiều hay ít, phân bố nhiều hay tập trung, ngành chức năng sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp tùy theo từng mức độ.
Bản tin Covid-19 ngày 10.6: Hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm công nhân Công ty PouYuen
F1 nhưng xử lý như F0
Như trường hợp phát hiện chị N.T.T.D, là F1 xuất hiện tại Khu công nghiệp Amata. Ngày 7.6 sau khi nhận thông tin, ngành y tế đã phun khử khuẩn toàn bộ công ty Tombow (nơi chị N.T.T.D làm việc), và nhanh chóng truy vết.
Khu công nghiệp Amata ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai . ẢNH: LÊ LÂM
Trong đêm 7.6 đã xác định được danh sách hơn 850 F2. Đến sáng 8.6 thì TP.Biên Hòa cùng Sở Y tế tiến hành họp khẩn để bàn giải pháp xử lý.
Dù lúc này chị N.T.T.D chưa là F0, nhưng đánh giá đây là F1 nguy cơ cao nên Sở Y tế yêu cầu phải chuẩn bị cho tình huống F1 thành F0, một số việc cần thiết nâng mức phòng chống ngang F0.
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa, ông Nguyễn Duy Tân sau đó đã ra quyết định phong tỏa tạm thời công ty Tombow, đồng thời cách ly ngay tại công ty đối vơi 27 ca F2 tiếp xúc gần. Đối với những ca F2 còn lại, do nguy cơ không cao nên chỉ yêu cầu cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe.
Tình hình lúc này khá căng thẳng, chỉ đến khuya 9.6, chị N.T.T.D có kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính với Covid-19, kết quả lần 1 ngày 5.6 cũng âm tính với Covid-19, lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Theo bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai với kết quả này các ca F2 không cần phải cách ly nữa, công ty Tombow trong Khu công nghiệp Amata cũng có thể hoạt động trở lại.
Đồng Nai chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có ngành Công nghiệp phát triển mạnh, hiện 32 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với trên 1.500 dự án.
Cùng với việc tập trung phát triển công nghiệp, Đồng Nai đặc biệt quan tâm tới nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ngay tại địa phương, từng bước vươn tới thị trường lao động quốc tế.
Sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai (H.Long Thành) trong tiết thực hành. Ảnh: Hải Yến
* Nâng cao chất lượng cuộc sống
Đồng Nai hiện đang thu hút hơn 1,2 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 60% lao động ngoại tỉnh. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, đặc biệt là những lao động ngoại tỉnh.
Hiện nay, chất lượng cuộc sống của nhiều công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang ngày càng được nâng cao, điều này thể hiện rõ ở mức thu nhập bình quân của người lao động. Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay, thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn tỉnh dao động từ 8-10 triệu đồng/tháng, trong khi năm 2015, thu nhập bình quân chỉ đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
Ông Cao Duy Thái, Phó trưởng phòng Chính sách lao động (Sở LĐ-TBXH) cho biết, trong 10 năm trở lại đây, bình quân thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm và không đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp và ngành nghề khác nhau. Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống của người lao động cũng được cải thiện qua từng năm, năm sau được cải thiện hơn năm trước.
Theo ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, để đảm bảo việc làm, đời sống cho công nhân lao động, người lao động trẻ tại các khu công nghiệp, trong thời gian tới, lãnh đạo công ty, các cấp Công đoàn cần tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực, ổn định và phát triển việc làm, đảm bảo nhu cầu sống về vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Cụ thể: các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động chủ động tiếp cận thông tin thị trường lao động, lựa chọn việc làm và nơi làm việc phù hợp với khả năng của người lao động; tạo dựng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo việc làm, thu nhập, đáp ứng được những nhu cầu sống tối thiểu để người lao động yên tâm, gắn bó và tập trung phát huy năng lực làm việc. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động học tập, rèn luyện tác phong công nghiệp, năng lực quản lý, kinh doanh, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ.
* Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
Chú trọng công tác đào tạo nghề chất lượng cao thể hiện qua trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng là một trong những "bí quyết" giúp Đồng Nai luôn nằm trong nhóm những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp trong cả nước.
Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 62 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 12 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác và doanh nghiệp tại địa phương. Trung bình mỗi năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề, cung cấp ra thị trường lao động khoảng 75 ngàn người.
Xác định thế mạnh là tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, Đồng Nai quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng thực hành nghề, khả năng sử dụng ngoại ngữ trước hết cho chính đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có thể tiếp cận nhanh nhất với các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích việc học nghề để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp và phát huy cao nhất lợi thế nguồn lao động dồi dào của tỉnh.
Theo ông Nguyễn Hữu Khánh Linh, phụ trách Phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TBXH), để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, Đồng Nai đang thực hiện chương trình đào tạo nghề trọng điểm theo chuẩn quốc tế. Chương trình đang được thí điểm tại một số trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động, nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh thực hiện theo mô hình phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo mô hình này, doanh nghiệp tham gia vào ban tư vấn nghề nghiệp, quá trình đánh giá thi cử, xây dựng điều chỉnh các chương trình, làm sao để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên được học trên các thiết bị thực hành của trường và trên các thiết bị trong các nhà xưởng, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp. Theo Sở LĐ-TBXH, hiện nay ở tỉnh, sau đào tạo, khoảng 85% số lao động có việc làm với thu nhập ổn định, đặc biệt với nguồn nhân lực ở một số nghề như: cơ khí, sửa chữa, điện, điện công nghiệp gần như 95-100% lao động sau khi đào tạo là có việc làm.
Tỉnh Đồng Nai xác định từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ là tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, lực lượng công nhân lành nghề, được đào tạo có chất lượng cao sẽ đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, góp phần cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực với các địa phương khác trong cả nước cũng như thế giới.
1.600 tỷ đồng mở rộng đường kết nối sân bay Long Thành Tỉnh lộ 769 từ nút giao Dầu Giây đến quốc lộ 51 sẽ được đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng để mở rộng, đón đầu kết nối sân bay Long Thành. Sở Giao thông vận tải Đồng Nai vừa trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 769 đi qua hai huyện Thống Nhất...