Đồng Nai phát hiện thêm ổ dịch dại tại Định Quán
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện thêm ổ dịch dại tại ấp Mít Nài, xã La Ngà, huyện Định Quán.
Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện lạ nghi bệnh dại, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết. Ảnh minh họa
Cụ thể, theo tin báo ngày 19/7 của bà L.T.D. (ngụ tại tổ 9, ấp Mít Nài, xã La Ngà, huyện Định Quán), có một con chó hoang chạy vào nhà cắn con của bà. Con chó có biểu hiện bị bệnh và đã chết sau đó.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân xã La Ngà đã xác minh và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus dại. Kết quả, con chó này đã mắc bệnh dại.
Video đang HOT
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn ấp Mít Nài, xã La Ngà đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại trên chó, cho thấy dịch bệnh đã lưu hành, lây lan rộng trên địa bàn.
Theo số liệu báo cáo của UBND xã La Ngà, đến ngày 25/6, có tổng số 1.800/2.061 con chó trên địa bàn đã được tiêm phòng dại, đạt tỷ lệ 82,5%, là tỷ lệ cao có thể khống chế được dịch bệnh.
Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định.
Đồng thời, tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là các khu vực có nguy cơ cao, để kịp thời phát hiện xử lý không để dịch bệnh lây lan.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh dại và các quy định phòng, chống bệnh dại, công tác quản lý chó, mèo trên địa bàn. Rà soát tổng đàn chó, mèo trên địa bàn; nhanh chóng tiêm phòng bổ sung vaccine dại cho đàn chó, mèo khỏe mạnh chưa được tiêm phòng.
Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường thấy ở chó, mèo.
Thời gian ủ bệnh dại khoảng 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và vị trí, độ nặng vết thương.
Triệu chứng khởi đầu của bệnh dại gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt, cảm giác sợ hãi… Bước vào giai đoạn viêm não, người bệnh thường có biểu hiện như mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió).
Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi.
5 người ở Đồng Nai bị chó dại cắn do chủ thả chạy rông
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai vừa thông tin về việc ghi nhận 5 trường hợp bị chó dại cắn tại huyện Vĩnh Cửu.
Gia đình bà N.T.K (ngụ Ấp 6, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu) nuôi một con chó chưa tiêm phòng dại gần 3 tháng nay. Khoảng hơn 1 tuần trước khi con chó chết, gia đình nhận thấy con chó có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn.
Vào chiều tối 4/7, con chó chạy tới nhà ông P.D.V (61 tuổi, ngụ Ấp 6, xã Vĩnh Tân). Khi thấy con chó lạ chạy vào nhà, ông V. cùng vợ là bà Đ.T.B (56 tuổi) dùng dây điện để bắt chó, trong quá trình bắt con chó do sơ ý ông V. bị chó cắn vào cổ tay và bà B. bị cắn vào đầu gối.
Tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó cắn (Ảnh: CDC Đồng Nai)
Trưa 5/7, ông N.V.V (50 tuổi), cùng địa chỉ trên đang đi bộ ngoài đường thì bất ngờ bị con chó nhà bà K. lao tới cắn vào cẳng chân phải. Đến 14h chiều cùng ngày, con chó quay trở về nhà bà K. nhưng bà không biết là con chó đã cắn 3 người hàng xóm, bà mang đồ ăn ra cho ăn và bắt ve cho con chó.
Đến 17h cùng ngày, cháu gái là H.N.M.T (11 tuổi) đang chơi ở sân nhà bà K. thì bị con chó chạy tới cắn vào cẳng chân trái. Khoảng 18h cùng ngày bà K. đi ngang qua chỗ con chó đang nằm thì bị cắn 2 lần liên tiếp vào cẳng chân trái.
Sau đó nhà bà K. đã bắt và nhốt con chó lại. Tới chiều 6/7 con chó chết. Nhận tin báo, cơ quan chức năng tới lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và tiêu hủy con chó. Đến ngày 8/7, mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus dại trên chó.
Hiểm họa từ nuôi chó thả rông Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi. Ảnh: Pexels. Con chó nặng khoảng 15 kg, có màu đen, mắt hung dữ, miệng sùi...