Đồng Nai phát hiện công ty xả thải ngầm ra môi trường
Nước thải chưa qua xử lý xả lén ra môi trường được công ty nằm trong Phân khu – khu công nghiệp Formosa biện minh là “để tưới cây”.
Ngày 12/8, ông Võ Văn Chánh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, địa phương vừa phát hiện một công ty có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong Phân khu – khu công nghiệp Formosa vi phạm nghiêm trọng pháp luật về môi trường.
Phân khu – Khu công nghiệp Formosa Đồng Nai tại huyện Nhơn Trạch. Ảnh:Phước Tuấn
Theo ông Chánh, ngày 28/7, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Sở Tài nguyên Môi trường bất ngờ ập vào kiểm tra các hoạt động về môi trường của Công ty TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam nằm trong Phân khu – Khu công nghiệp Formosa (thuộc Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch).
Tại thời điểm kiểm tra, cảnh sát phát hiện hệ thống xả nước thải ngầm được lén lắp đặt xả thải ra bên ngoài, không đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung do cơ quan chức năng quản lý. Ngoài ra, một lượng rất lớn bùn thải nguy hại được chôn lấp trong khuôn viên công ty.
Qua làm việc, lãnh đạo công ty Chin Well thừa nhận 2 hành vi sai phạm của mình và biện minh hệ thống xả thải ngầm bị phát hiện chỉ dùng “để tưới cây”.
Video đang HOT
“Công tác điều tra đang rất phức tạp, cơ quan công an phải chờ kết quả phân tích từ các mẫu chất thải cũng như khám nghiệm tổng thể hiện trường để biết sai phạm mức độ nào mới xác định có khởi tố vụ án hay không”, ông Chánh nói và cho biết địa phương đang tìm phương án tháo gỡ hệ thống xả thải ngầm, khai quật hiện trường bùn thải, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc ra các tỉnh lân cận để có kết luận xử lý.
Ông Võ Văn Chánh cho rằng vụ việc rất phức tạp, cần thời gian để điều tra làm rõ. Ảnh: Phước Tuấn
Công ty TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam (100% vốn Đài Loan) đóng trong Phân khu – Khu công nghiệp Formosa, chuyên sản xuất các loại bulon, ốc vít, đinh vít…
Năm 2001, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã thuê lại 300 ha đất trong Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 để thành lập Phân khu – Khu công nghiệp riêng của mình với thời hạn 50 năm. Ngoài công ty này, Formosa đã xây dựng hạ tầng cho 17 doanh nghiệp nước ngoài khác thuê lại, trong đó có Chin Well.
Phước Tuấn
Theo VNE
Đồng Nai xin đưa phần cầu Ghềnh chưa sập vào bảo tàng
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho rằng, với hơn một thế kỷ tồn tại, cầu Ghềnh trở thành biểu tượng của người dân Biên Hòa nên muốn giữ lại phần chưa bị sập.
Cầu Ghềnh là nét văn hóa, biểu tượng của người dân Biên Hòa. Ảnh: Phước Tuấn
Chiều 29/3, Bộ Giao thông Vận tải đã họp với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và các cơ quan ban ngành về việc đánh giá lại toàn bộ quá trình trục vớt, phương án giải quyết khó khăn của ngành đường sắt cũng như việc xây cầu Ghềnh mới.
Tại cuộc họp, ông Võ Văn Chánh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ Giao thông Vận tải giữ lại 2 nhịp cầu Ghềnh chưa bị sập xuống sông.
"Cây cầu có tuổi đời hơn 100 năm, gắn với cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương, việc giữ lại những nhịp cầu là nguyện vọng của người dân Biên Hòa. Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để giải phóng mặt bằng, dây diện... giúp việc đưa 2 nhịp cầu vào bờ một cách an toàn", ông Chánh nói.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nếu được đồng ý, tỉnh sẽ đưa một nhịp cầu vào bảo tàng, nhịp còn lại sẽ thay thế nhịp cầu Rạch Cát (cách cầu Ghềnh chừng 500 m) bắc qua sông Cái.
Về quá trình trục vớt, Tổng công ty công trình giao thông số 1 cho biết đã cẩu được dầm số 3 lên bờ và sẽ sớm hoàn tất để việc khởi công xây mới cầu đúng dự kiến vào ngày 2/4.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo các đơn vị cần phải huy động toàn lực với đội ngũ nhân sự tốt nhất, phương tiện kỹ thuật hiện đại để sớm khắc phục sự cố cầu Ghềnh, đưa đường sắt Bắc - Nam thông tuyến trước ngày 15/7.
Đến chiều 29/3, dầm cầu số 3 đã được trục vớt thành công lên bờ. Ảnh: Phước Tuấn
Trước đó, ngày 20/3, sà lan chở 800 tấn cát do hai tài công người miền Tây chưa có bằng lái điều khiển khi qua vùng nước xoáy đã đâm sập cầu Ghềnh. Tai nạn khiến 2 nhịp cầu đổ xuống sông, nhiều người đi xe máy trên cầu bị kéo tuột xuống mé nước nhưng may mắn thoát nạn.
Cầu sập, tuyết đường sắt Bắc - Nam bị đứt mạch. Từ Hà Nội vào, hành khách phải đến ga Biên Hòa sau đó được trung chuyển về Sài Gòn. Tuyến giao thông thủy qua khu vực cũng bị phong tỏa.
Hai tài công và chủ sà lan đã bị bắt. Phương án khắc phục được đưa ra là đập bỏ cầu cũ, xây dựng cầu mới với 2 trụ và 3 nhịp cầu 75 m, nâng độ cao giữa mặt nước và cầu lên 7 m.
Phước Tuấn
Theo VNE
Người hùng thầm lặng ngăn thảm họa tàu lửa rơi xuống Cầu Ghềnh được khen thưởng Sáng 28.3, anh Huỳnh Ngọc Hoàng (46 tuổi) người hùng báo tin Cầu Ghềnh sập cho nhân viên gác chắn giúp tránh được thảm họa đoàn tàu có thể rớt xuống sông đã được khen thưởng. Ông Hoàng được nhiều cơ quan, đơn vị khen thưởng - Ảnh: Lê Lâm Cụ thể anh được UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen đột xuất...