Đồng Nai nỗ lực xóa “điểm đen” đường sắt
Vừa qua, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Trương Hòa Bình đã có công điện khẩn yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Công an và các địa phương có đường sắt đi qua khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm tai nạn tại đường ngang qua đường sắt. Đồng Nai có tuyến đường sắt đi qua dài hơn 89km lại có nhiều đường ngang dân sinh tự phát, nên việc chấn chỉnh, xóa bỏ các “điểm đen” tai nạn giao thông (TNGT) do đường ngang dân sinh tự phát luôn được quan tâm.
Mới đây, Sở GTVT Đồng Nai và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã họp khẩn để bàn giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Tại cuộc họp này, Giám đốc Sở GTVT Trịnh Tuấn Liêm đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát lại tất cả các đường ngang giao với đường sắt trên địa bàn và tiến hành các biện pháp xóa bỏ. Nếu đường ngang nào không xóa bỏ được ngay thì cần có người cảnh giới, đảm bảo an toàn giao thông chứ không “thả nổi” như lâu nay. Kinh phí dành cho nhiệm vụ này sẽ được trích từ nguồn xử phạt vi phạm giao thông hoặc từ các địa phương tự cân đối.
Đường ngang dân sinh tại km 1682 305 ở TP.Biên Hòa. Ảnh: T.Đ
Theo Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn – đơn vị quản lý và khai thác, đến cuối năm 2016, trên tuyến đường sắt qua tỉnh Đồng Nai có 123 điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, trong đó đường ngang có gác là 32 điểm, đường ngang cảnh báo tự động 16 điểm, đường ngang biển báo 9 điểm, còn lại 66 lối đi dân sinh trái phép.
Hiện, tại 8 “điểm đen” đường ngang dân sinh hay xảy ra TNGT đường sắt ở TP.Biên Hòa, huyện Trảng Bom và Xuân Lộc, Ban An toàn giao thông tỉnh và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã tổ chức cảnh giới được 4 điểm (đều nằm tại TP.Biên Hòa). Tại mỗi “điểm đen” có 1 tổ gồm 4 – 8 người dân sống gần 2 bên đường ngang thay phiên nhau tổ chức cảnh giới, ghi chép lịch trình và giờ giấc tàu hỏa chạy qua. Mỗi thành viên tham gia gác chắn được hưởng mức thù lao 3,5 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê, từ đầu năm 2016 đến nay, tại 4 “điểm đen” TNGT đường sắt ở TP.Biên Hòa đều không xảy ra vụ tai nạn nào. Cũng trong năm 2016, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã tổ chức phát quang tầm nhìn tại các đường ngang, lối đi dân sinh trên toàn tuyến; sửa chữa kết cấu mặt đường ngang; bổ sung cọc tiêu, biển báo và rào xóa bỏ, thu hẹp 52 lối đi dân sinh. Tuy nhiên, có một số vị trí sau khi đơn vị rào xóa bỏ, thu hẹp đã bị người dân địa phương gỡ ra. Với tình trạng đường ngang dân sinh tự phát “cứ xóa lại mở”, theo ông Nguyễn Đình Đảng – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, tỉnh Đồng Nai cần có biện pháp cử người cảnh giới những điểm nóng, còn phía công ty sẽ trợ giúp huấn luyện người cảnh giới và cung cấp trang thiết bị.
Theo Danviet
Video đang HOT
Trắng đêm cứu hộ vụ tàu hỏa tông xe ben
Khoảng 8h ngày 21/2, hai toa tàu bị lật trong vụ xe lửa đâm ôtô ở Huế đã được đưa ra khỏi ray, để thông tuyến đường sắt Bắc Nam.
80 công nhân và 3 cần cẩu 100 tấn đã tham gia cứu hộ vụ tai nạn tàu hỏa tông xe ben ở Huế trong suốt đêm qua.
Trước đó 14h40, đoàn tàu SE2 chở khoảng 250 hành khách từ TP HCM ra Hà Nội, khi đến đường ngang dân sinh xã Lộc Thủy (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thì tông vào xe ben đang rẽ từ quốc lộ 1A vào. Sau cú đâm tạo tiếng động kinh hoàng, xe ben văng xa khoảng 50 m, bị xé nát thành nhiều mảnh. Đầu máy cùng 3 toa xe liền kề lật nghiêng, riêng đầu máy xoay vuông góc với đường ray. 3 toa xe chở khách kế tiếp bị trật khỏi đường tàu.
3 người tử nạn tại chỗ là tài xế xe ben Lê Bá Dũng, phụ xe Lê Văn Thuấn và phó tàu phụ trách an ninh Phạm Hồng Phượng (33 tuổi).
Máy phát điện mini và đèn cao áp được đưa tới hiện trường để chiếu sáng. Lực lượng cứu hộ đứng trước nhiệm vụ di dời 3 toa tàu mắc kẹt trên đường ray và sửa chữa các ray hỏng để thông tuyến.
Các công nhân với vật dụng là xà ben tháo dỡ đường ray bị hư hỏng, lắp đặt ray mới.
Cần cẩu 100 tấn được điều từ Đà Nẵng ra Huế để tham gia cứu hộ.
Một công nhân chui xuống gầm toa tàu để nối dây cáp, phục vụ việc giải phóng toa tàu ra khỏi đường ray.
Ngay trong đêm, toa tàu đầu tiên được lực lượng cứu hộ giải phóng khỏi đường ray.
Các công nhân làm việc liên tục từ chiều tối 20/2 đến sáng 21/2.
Tại hiện trường có 3 cần cẩu tham gia cứu hộ.
Khoảng 8h ngày 21/2, thêm hai toa tàu chắn ngang đường sắt Bắc Nam được cần cẩu đưa ra khỏi đường ray.
Trong sáng 21/2, các công nhân tiếp tục nỗ lực cứu hộ. Ông Trần Hoán, Giám đốc công ty cổ phần đường sắt Bình Trị Thiên cho biết, khoảng 10h trưa nay, đường sắt Bắc Nam sẽ được thông tuyến.
Võ Thạnh
Theo VNE
Toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào đường ray Phải mất gần 3h, với cả trăm công nhân, kỹ sư, rạng sáng 21/2 việc di chuyển và cẩu toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) lên đường ray tại nhà ga La Khê được hoàn tất. Muộn hơn dự kiến ban đầu 2 tiếng, hơn 12h đêm 20 rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của...