Đồng Nai: Những khuất tất kéo dài 19 năm ở đại dự án Sơn Tiên
Dù đã được điều chỉnh về tiến độ nhiều lần, nhưng đại dự án Sơn Tiên vẫn chưa hoàn thành, có nhiều khuất tất kéo dài suốt 19 năm.
Dự án “Khu du lịch sinh thái – nuôi và bảo tồn động vật hoang dã phục vụ du lịch Sơn Tiên” (nay được đổi tên thành Khu đô thị và du lịch sinh thái Sơn Tiên) là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan chức năng ra nhiều văn bản kỳ vọng dự án “góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu của tỉnh”, “giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động” và là “thiên đường” du lịch – giải trí tầm cỡ quốc tế… Dù vậy, 19 năm qua, dự án Sơn Tiên chỉ nổi lên những khiếu kiện, tố cáo kéo dài thay vì hoàn thành đúng tiến độ.
Dự án Khu du lịch sinh thái Sơn Tiên “xuất hiện” nhiều thiếu sót. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Phê duyệt dự án vượt thẩm quyền
Theo tìm hiểu của PV VTC News, dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Sơn Tiên (gọi tắt là dự án Sơn Tiên) khởi đầu từ một công văn của Tỉnh uỷ Đồng Nai.
Cụ thể, dự án được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm cho Công ty cổ phần Sơn Tiên để lập dự án đầu tư tại quyết định số 3185/QĐ.CT.UBT ngày 30/8/2002; có quy mô 250ha tại xã An Hoà (TP Biên Hoà), tổng mức đầu tư 971,57 tỷ đồng.
Ngày 11/10/2002, Tỉnh uỷ Đồng Nai có công văn 1722 gửi ông Đinh Văn Vui, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phẩn Sơn Tiên với nội dung: “Giao UBND tỉnh nghiên cứu áp dụng khung giá thấp nhất cho doanh nghiệp, miễn tiền thuế đất trong 10 năm, tháo gỡ những khó khăn cho Công ty, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty Sơn Tiên sớm triển khai dự án” .
Tỉnh uỷ Đồng Nai ban hành công văn số 1722/CV/TU gửi ông Đinh Văn Vui, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phẩn Sơn Tiên. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Đến ngày 13/5/2003, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định 1413 điều chỉnh diện tích dự án lên 380ha. Điều đáng nói, tại thời điểm này dự án Sơn Tiên thuộc dự án nhóm A nhưng UBND tỉnh Đồng Nai đã vượt thẩm quyền.
Video đang HOT
Theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 07/2003, dự án thuộc nhóm A phải báo cáo Thủ tướng cho phép đầu tư. Tuy nhiên tỉnh Đồng Nai lại không trình Thủ tướng.
Dù chưa có quyết định phê duyệt dự án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai vẫn ban hành 3 quyết định phê chuẩn phương án bồi thường. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Thực tế, dù chưa có quyết định phê duyệt dự án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai vẫn ban hành 3 quyết định (quyết định 3165, 3634 và 5286) phê chuẩn phương án bồi thường.
Việc UBND tỉnh Đồng Nai vượt thẩm quyền phê duyệt dự án nên 19 năm qua người dân bị cưỡng chế lấy đất liên tục đội đơn cầu cứu cơ quan chức năng từ địa phương tới Trung ương, nhưng vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Dự án “xuất hiện” nhiều thiếu sót
Kết luận Thanh tra số 1744/KL-TTCP ngày 30/6/2011 của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Tiến độ thực hiện dự án đến nay là quá chậm (gần 10 năm kể từ khi giới thiệu địa điểm) bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vướng mắc chủ yếu do công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Tình trạng công dân khiếu nại về quyền lợi khi thu hồi đất vẫn còn, kết quả khiếu nại của công dân còn hạn chế; thủ tục thu hồi và giao đất chậm, chưa hoàn thành hồ sơ hợp đồng thuê đất đối với dự án; thủ tục đầu tư còn thiếu sót, đáng chú ý là việc báo cáo nghiên cứu khả thi, trình Thủ tướng Chính phủ xin phép đầu tư đối với dự án tại thời điểm đó chưa làm đúng quy trình; chủ đầu tư đã chủ động xây một số hạng mục khi chưa được cấp phép xây dựng…” .
Kết luận Thanh tra số 1744/KL-TTCP, ngày 30/6/2011. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Cũng tại bản Kết luận trên, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: “Chậm nhất sau 6 tháng, dự án phải được triển khai thực hiện, tránh tình trạng không đầu tư, làm kém hiệu quả sử dụng đất, Thanh tra Chính phủ sẽ kiến nghị thu hồi dự án” .
Tuy nhiên, 3 năm sau đó, biên bản tiếp các công dân tỉnh Đồng Nai của Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội vẫn thể hiện, ngày 28/4/2014, có 12 công dân ra Hà Nội tố cáo việc đền bù, hỗ trợ giải tỏa thu hồi đất thực hiện dự án Sơn Tiên.
Các hộ dân cho rằng khu đất 373ha đất chưa sử dụng, đề nghị Công ty Sơn Tiên trực tiếp thỏa thuận với các hộ dân, bồi thường tổn thất, phục hồi danh dự cho một số nông dân…
Liên quan đến bản Kết luận Thanh tra số 1744, Bộ TN&MT cũng có văn bản phúc đáp số 5927/BTNMT-TTr ngày 2/11/2017, nêu rõ: “Báo cáo chưa thể hiện rõ kết quả kiểm tra, xác minh đối với nội dung đơn của công dân như: Việc thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tiến độ thời gian thực hiện dự án. Việc cho rằng dự án khu du lịch nằm sâu trong khu đất, có tường bao quanh để kết luận việc người dân không thấy được tiến độ thực hiện là chưa thuyết phục.
Mặt khác, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án đã thực hiện đúng tiến độ, cuối năm 2018 sẽ đưa vào khai thác phục vụ nhân dân, nhưng tại kết qủa kiểm tra còn phát hiện một số tồn tại của dự án là đến nay UBND TP Biên Hòa chưa xác nhận hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chưa đủ điều kiện để UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất; chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án… Bộ TN&MT đề nghị cần báo cáo bổ sung làm rõ…” .
Dự án Sơn Tiên hoàn toàn không có tên trong quyết định phê duyệt của Thủ tướng về điều chỉnh quy hoạch TP Biên Hoà. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Trên thực tế, tại Quyết định số 227/2003/QĐ-TTg (ngày 6/11/2003) của Thủ tướng về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Biên Hoà hoàn toàn không có tên của dự án “Khu du lịch sinh thái – nuôi và bảo tồn động vật hoang dã phục vụ du lịch Sơn Tiên”.
Vì sao dự án thuộc nhóm A nhưng UBND tỉnh Đồng Nai lại không trình Thủ tướng phê duyệt?
Phát triển đồng bộ giao thông để chờ Sân bay Long Thành
Hiện tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều phương án, đề xuất xây dựng nhiều dự án giao thông để tương lai giúp việc lưu thông đến và đi sân bay, cảng biển thuận lợi hơn.
Một đoạn Quốc lộ 51.
Thời gian qua Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) là hai địa phương đang được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh nhà Đồng Nai bởi đây là địa phương đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Trong tương lai Nhơn Trạch cũng sẽ là địa phương phát triển ngày càng mạnh về công nghiệp, cụm cảng,... Còn Long Thành không lâu nữa sẽ là địa phương có Sân bay quốc tế Long Thành, một sân bay lớn, tầm cỡ.
Cụ thể theo kế hoạch khoảng 4 năm nữa Sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ đi vào khai thác nên việc kết nối hạ tầng giao thông đến và đi từ sân bay, đến và đi các cụm cảng gần sân bay là điều cần thiết, gấp rút.
Trong quy hoạch hệ thống giao thông, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được xem là trục chính thực hiện vai trò kết nối giữa sân bay Long Thành với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Bởi đây là tuyến đường sẽ gánh giúp áp lực thực tế cho QL51 đang hiện hữu.
Ngoài cao tốc ra thì các tuyến đường nhánh,... cũng đang gấp rút được mở rộng, hoàn thiện để phục vụ nhu cầu cấp thiết trong tương lai.
Quốc lộ 51 giao là tuyến giao thông huyết mạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng cho rằng, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là dự án quan trọng tạo sự thông thoáng trong kết nối giữa 2 địa phương Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi có sự kết nối này, hiệu quả của sân bay và cảng biển mới được phát huy và chắc chắn sẽ tạo ra động lực để cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.
Với dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, thời gian qua đã được nghiên cứu để triển khai thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Theo phương án mà Bộ GT-VT trình Chính phủ, tổng vốn đầu dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khoảng 18 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn 1 là 12 ngàn tỷ đồng và 6 ngàn tỷ đồng dành cho công tác giải phóng mặt bằng.
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe và thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ với quy mô này. Tuy nhiên, trước mắt, một số đoạn sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe. Riêng đối với các đoạn đi ngang sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ được đầu tư với quy mô 8 làn xe.
Ngoài dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Chính phủ cũng đã ủng hộ các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu dự án đoạn đường sắt Biên Hòa - Cái Mép như một phần nối dài của tuyến đường sắt Bắc - Nam để vận chuyển hàng hóa từ các vùng miền, trong đó có sân bay Long Thành đến Cái Mép - Thị Vải.
Song song đó hệ thống đường vành đai bao gồm đường vành đai 3, vành đai 4 cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về sân bay Long Thành và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Do đó, nhu cầu đầu tư để sớm khép kín các tuyến đường vành đai này rất cấp bách.
Với những tuyến giao thông thiết yếu trong tương lai việc kết nối sân bay với cảng biển cùng những địa phương khác sẽ thiện tiện hơn rất nhiều. Tạo điều kiện phát triển địa phương, khu vực và vùng.
Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics Là địa phương thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics. Đồng Nai tận dụng lợi thế phát triển dịch vụ logistics. Ảnh minh họa: TTXVN Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác...