Đồng Nai nâng năng lực xét nghiệm lên 3.000 mẫu một ngày
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai sáng 4/2 tiếp nhận hệ thống xét nghiệm Real-time PCR Model công suất 1.800 mẫu mỗi ngày.
Sáng 4/2, hệ thống xét nghiệm Real-time PCR được Sở Y tế Đồng Nai đưa vào hoạt động, xét nghiệm nCoV. Máy sản xuất năm 2020, xuất xứ Thụy Sỹ, được một doanh nghiệp trên địa bàn tặng tỉnh nhằm nâng cao năng lực phòng chống dịch.
Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho biết, hệ thống PCR này giúp tăng số lượng mẫu xét nghiệm nCoV của tỉnh lên hơn 3.000 mẫu mỗi ngày, nếu xét nghiệm gộp ước tính 10.000 mẫu một ngày.
Theo bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, đây là hệ thống mở, tự động hoàn toàn, gồm hai thành phần chính là tách chiết tự động và Real-time tự động. Máy đạt chứng nhận chất lượng CE IVD của châu Âu, các xét nghiệm trên hệ thống Cobas 4800 đạt chứng nhận chất lượng của Mỹ và châu Âu.
Ngoài xét nghiệm nCoV, máy còn đo tải lượng HIV, đo tải lượng virus viêm gan B/viêm gan C, định type virus HPV (gây ung thư cổ tử cung), xét nghiệm các gene đột biến gây ung thư và những tác nhân gây dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như cúm, Zika, SARS…
Đại diện Sở Y tế Đồng Nai tiếp nhận máy sáng 4/2 để phòng chống Covid-19. Ảnh: Phước Tuấn
Trong đợt bùng phát dịch từ ngày 28/1 đến nay, Đồng Nai chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV nào. Nhiều trường hợp F1 đều được cách ly, xét nghiệm âm tính lần một.
Video đang HOT
8 ngày qua, từ 28/1 đến 4/2, Bộ Y tế ghi nhận 366 ca nhiễm cộng đồng, ở 10 tỉnh thành gồm Hải Dương (277), Quảng Ninh (42), Hà Nội (21), Gia Lai (14), Bình Dương (4), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), TP HCM, Hải Phòng, Bắc Giang mỗi nơi một ca.
Xét xử nhóm dụ dỗ 100 người bán thận
Tôn Nữ Thị Huyền, 46 tuổi, cùng đồng phạm dụ dỗ 100 người và đưa 37 người sang Campuchia bán thận với giá 500 triệu đồng nhưng chỉ trả họ một nửa giá.
Sáng 19/1, TAND TP HCM xét xử Tôn Nữ Thị Huyền, quê Đồng Nai, và 7 đồng phạm về tội Mua bán bộ phận cơ thể người theo Điều 154 BLHS, khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân.
Đường dây này do một số người Việt liên kết với các băng tội phạm nước ngoài thực hiện. Bộ Công an đã phối hợp công an các tỉnh biên giới bắt Huyền và đồng phạm, cứu được 11 người ở nước ngoài đưa về quê.
Huyền (trái) và đồng phạm tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo cáo trạng, năm 2009, Huyền đi bán thận tại Trung Quốc lấy tiền trả nợ, quen Đào Thành Nhân, sống tại Campuchia. Cuối năm 2016, Huyền sang Campuchia gặp lại Nhân và được người này giới thiệu với bác sĩ tên Trần (người Singapore) làm việc tại bệnh viện quân đội ở thủ đô Phnôm Pênh.
Trần nói Huyền về Việt Nam tìm người bán thận đưa sang đây ghép cho người có nhu cầu với giá 15.000-17.000 USD. Ông này cũng chỉ cách tuyển chọn người và phương pháp làm các xét nghiệm kiểm tra đối chiếu chéo.
Sau khi trở về nước, Huyền phối hợp Đào Đức Hai Việt, 27 tuổi (quen khi sang Campuchia bán thận) lên mạng xã hội tìm kiếm người bán thận. Mỗi quả thận được ghép thành công, Việt được trả công 15-25 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu Huyến tìm được người bán thận, Việt sẽ đưa những người này đến xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với thù lao 1-3 triệu đồng. Các mẫu xét nghiệm này Huyền đưa để đối chiếu chéo và lấy kết quả.
Tương tự, Đào Quang Hưng sau khi sang Campuchia bán thận đã phối hợp với Việt môi giới Hoàng Đức Tùng, Phạm Quang Cảnh, Huỳnh Linh Tâm, Nguyễn Minh Tâm, Huỳnh Kim Ngân... bán thận cho đường dây của Huyền. Sau giao dịch, những người này đều trở thành "chân rết" của Huyền, tiếp tục tìm người.
Một người bán thận trong đường dây của Huyền. Ảnh: Công an cung cấp.
Thông qua nhóm Facebook Hội hiến thận, nhóm này đã đưa những người bán thận đến các bệnh viện như Chợ Rẫy, Hòa Hảo, Thống Nhất, Trí Đức, 115, phòng khám Thuận Kiều, Trung ương Quân đội 108 Hà Nội làm các xét nghiệm theo hướng dẫn của Huyền. Sau đó chụp thông tin kết quả gửi cho bà ta chuyển đến bác sĩ Trần.
Nếu các chỉ số xét nghiệm giữa người ghép thận và người bán thận phù hợp nhau, Huyền sẽ tổ chức đưa những người này sang Campuchia, tập trung tại một khu vực. Mỗi ngày, Huyền đưa 2 người vào bệnh viện để phẫu thuật cắt thận. Khi xong việc, người bán thận sẽ được nghỉ dưỡng tại bệnh viện 12 ngày, đưa về nước và được trả 200-210 triệu đồng.
Theo kết quả giám định, tỷ lệ thương tật của những người bán thận cho Huyền thấp nhất là mất 45% sức khỏe, cao nhất là 69%.
Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 4/2017 đến tháng 1/2019, nhóm của Huyền đã tìm kiếm được 100 người bán thận và đưa 37 người sang Campuchia cắt ghép thận. Huyền thu lợi bất chính hơn 2,5 tỷ đồng; Đức môi giới 40 người bán thận thu lợi 230 triệu đồng.
Nhà chức trách Việt Nam cũng đề nghị Bộ Tư pháp Vương quốc Campuchia hỗ trợ xác minh làm rõ một số người liên quan đến vụ án nhưng chưa có kết quả.
Tội Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người
1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: có tổ chức; vì mục đích thương mại; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; đối với từ 2 người đến 5 người; phạm tội hai lần trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: có tính chất chuyên nghiệp; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đối với 6 người trở lên; gây chết người; tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tài xế xe ben tông ôtô CSGT rồi bỏ chạy Không chịu dừng xe theo hiệu lệnh, tài xế lái xe ben tông mạnh vào đuôi ôtô CSGT Đồng Nai rồi tháo chạy về hướng TP HCM. Sáng 20/11, trong lúc tuần tra kiểm soát trên quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa, lực lượng Cảnh sát giao thông Đồng Nai phát hiện xe ben biển số TP HCM có dấu hiệu vi...