Đồng Nai: Loại quả này tên nghe như con gái, trồng có hơn 100 cây mà doanh thu gần 1 tỷ
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng trái cây đang rơi vào cảnh liên tục rớt giá như mít thái, xoài, nhãn… Nhưng có một loại trái cây không những vẫn đứng vững trên thị trường mà giá còn cao hơn năm trước đó chính là mít tố nữ.
Mít tố nữ vẫn giữ “phong độ” về giá
Mít tố nữ có đặc điểm cho nhiều trái rất nhỏ nhưng giá trị kinh tế lại khá cao. Nhiều nhà vườn hiện đang bán cho thương lái theo hình thức bao trọn gói nguyên vườn với giá khoảng 40.000 đồng/kg.
Ông Lư Văn Chế (ấp Đất Mới, xã Long Phước, Long Thành, Đồng Nai) là người tiên phong trồng mít tố nữ ở địa phương. Hiện, ông Chế đang sở hữu trên 100 gốc mít tố nữ đã cho thu hoạch và hàng trăm gốc mít tố nữ đang chờ đến kỳ thu hoạch.
Ngoài ra, ông Chế còn hỗ trợ những hộ lân cận cùng trồng loại mít đặc biệt này để phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lư Văn Chế (mặc áo trắng) chủ vườn mít tố nữ đang giới thiệu chất lượng mít của mình cho thương lái. Ảnh: Nha Mẫn
“Định hướng sắp tới của huyện là sẽ hỗ trợ hộ ông Chế xây dựng hồ sơ xác định là cây đầu dòng để nhân giống mít này ra thị trường. Huyện sẽ từng bước phát triển giống mít, đồng thời sẽ tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật chăm sóc cũng như là chọn lựa trái mít như thế nào để làm sao đạt được chất lượng cao nhất”.
Video đang HOT
Ông Chế cho biết, từ thập niên 80 ông đã bắt đầu trồng mít tố nữ. Đến nay dù nhiều người đã chuyển sang trồng mít Thái, mít siêu sớm, ông vẫn bám trụ lấy cây mít tố nữ.
Cũng nhờ vào giống mít này mà ông Chế đang có cuộc sống sung túc, đồng thời hỗ trợ con cháu vươn lên làm giàu.
Theo ông Chế, từ khi trồng đến nay giá mít tố nữ vẫn luôn giữ mức ổn định, chưa có năm nào bị ứ hàng. Ngay giai đoạn này, dù nhiều loại trái cây khác bị ảnh hưởng Covid-19 giá cả bấp bênh, nhưng mít tố nữ bán tại vườn vẫn cao hơn năm 2020 khoảng 5.000 đồng/kg.
Với trên 100 cây mít tố nữ đã cho thu hoạch, mỗi năm doanh thu của gia đình ông gần 1 tỷ đồng, sau khi trừ hết các chi phí thì còn lời hàng trăm triệu.
“Mít tố nữ rất dễ trồng, chỉ cần cây giống, xơ dừa, tro trấu, phân bò, đất đỏ, lân, vôi, trộn vào là trồng cây rất nhanh phát triển. Thường thì cây sẽ cho quả thu hoạch được vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 4. Thường năm thứ 3 mít tố nữ chỉ cho ra quả bói sau đó thì hái vứt để nuôi cây, năm thứ 4 mới để quả lại thu hoạch”- ông Chế chia sẻ.
Cố gắng nhân giống mít tố nữ
Mít tố nữ mỗi năm chỉ cho thu hoạch 1 mùa nhưng kéo dài 4 tháng, chia làm nhiều đợt nên người trồng mít sẽ có thu nhập ổn định trong một thời gian dài. Nếu biết cách chăm sóc, mít sẽ cho trái rất nhiều. Thường trọng lượng mít thu hoạch đạt từ trên 1kg đến dưới 4kg/trái.
“Loại mít này ít tốn công chăm sóc. Hằng năm, tới mùa thu hoạch, thương lái sẽ vào tận vườn thu hái, mức giá sẽ được giữ từ đầu tới cuối mùa”- ông Chế nhấn mạnh.
Ông Trần Văn Đắng thương lái mua mít cho biết: “Các loại mít khác, hiện thu vào có mấy ngàn mà không tiêu thụ được, còn mít tố nữ thì có bao nhiêu tôi cũng tiêu thụ hết.
Năm rồi tôi thu 35.000 đồngkg, còn nay mua với giá 40.000 đồng/kg. Nói thật là sau khi thu mua tại các vườn trên địa bàn thì tôi mang lên TP.HCM nhập cho các cửa hàng chuyên mít tố nữ với giá dao động từ trên 60.000 đồng – 70.000 đồng/kg rồi họ bán ra với giá 80.000 – 90.000 đồng/kg”.
Theo ông Đắng, dù mít tố nữ vườn ông Chế giá cao nhưng dễ ăn, đẹp, đều và có mùi thơm rất đặc biệt nên nhiều người chuộng và săn lùng loại mít này. “Nhiều khi tôi cắt mít không kịp để nhập cho người bán vì nhu cầu mua rất cao”- ông Đắng tiết lộ.
Giống mít tố nữ của ông Chế có mùi thơm đặc biệt, cùi dày, múi đều lại cho hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, hiện nay bà con nông dân vùng huyện Long Thành, Nhơn Trạch đang trồng rộng rãi giống mít này.
Với mong muốn nhân rộng mô hình tới nhiều hộ nông dân khác, ông Chế đã tự nhân giống rồi bán cho bà con, hướng dẫn bà con cách chăm sóc để cùng làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Đồng Nai thêm 291 ca nhiễm, hàng trăm viên chức giáo dục tham gia truy vết COVID
Tính đến sáng 17-8, Đồng Nai đã có 4.767 ca mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn xuất hiện nhiều ca nhiễm mới ở các khu nhà trọ công nhân.
Tiêm ngừa vắc xin COVID-19 và xét nghiệm diện rộng là 2 nội dung trọng tâm của tỉnh Đồng Nai - Ảnh: A LỘC
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết sáng 17-8, tỉnh vừa ghi nhận thêm 291 ca dương tính COVID-19 (chủ yếu trong khu cách ly và khu phong tỏa), nâng tổng số ca dương tính toàn tỉnh lên 14.538 người.
Đa số các ca nhiễm mới đều phát hiện ở các khu nhà trọ đông công nhân. Nếu không kịp thời có giải pháp để giãn cách số lượng công nhân trong các khu nhà trọ, tỉnh sẽ còn tiếp tục ghi nhận các ca dương tính.
Ông Vũ cũng cho hay đến nay, 4.767 trong số 14.538 bệnh nhân đã được điều trị khỏi, còn hơn 9.600 người đang tiếp tục được điều trị, cách ly theo dõi, trong đó 44 trường hợp diễn tiến nguy kịch, 132 người diễn tiến nặng. Tỉnh cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số tử vong lên 102 người.
Để huy động nguồn nhân lực phòng chống dịch, UBND TP Biên Hòa vừa ra quyết định trưng tập 562 viên chức, nhân viên ngành giáo dục Biên Hòa tham gia cùng với ngành y tế ghi chép, truy vết... COVID-19.
Theo đó, từ ngày 17-8, số viên chức, nhân viên giáo dục này sẽ được tập huấn, tham gia công tác phòng chống dịch.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Nguyễn Hữu Nguyên - chủ tịch UBND TP Biên Hòa - cho biết: "Giáo viên trong các khu phong tỏa được phép ra ngoài để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, khi họ qua chốt gác không phải trình giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19. Thành phố đã chỉ đạo sẽ test nhanh cho những giáo viên mới tham gia và test theo định kỳ nhằm kiểm soát dịch bệnh".
Theo ông Nguyên, những giáo viên này đã được tiêm vắc xin và tham gia hỗ trợ lực lượng điều tra truy vết như ghi chép, tổng hợp thông tin... cho các tổ, được tập huấn và hướng dẫn về sử dụng đồ bảo hộ. "Một số giáo viên qua tập huấn lấy mẫu test nhanh nếu thực hành tốt sẽ được bố trí cùng lực lượng y tế tham gia lấy mẫu xét nghiệm" - ông Nguyên nói.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các địa phương nhanh chóng huy động tổng lực các lực lượng tham gia truy vết, xét nghiệm tầm soát diện rộng khoảng 2,1 triệu người dân nhằm kiểm soát được tình hình dịch bệnh trước ngày 1-9. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, nâng cao công suất xét nghiệm và mở rộng các khu cách ly, theo dõi bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng kêu gọi các tỉnh thành, các tổ chức trong và ngoài tỉnh tiếp sức thêm nguồn nhân lực về y tế để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
TPHCM cần làm gì trong đợt giãn cách xã hội tiếp theo? Trung bình mỗi ngày có 3.800 ca Covid-19 mới, TPHCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, dịch đã lan quá rộng nên việc khống chế không thể "ngày một ngày hai". Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tại TPHCM và một số địa phương lân cận (Bình Dương, Long An, Đồng...