Đồng Nai hết dịch tả heo Châu Phi, giá heo tăng, dân dè dặt tái đàn
Hiện, dịch tả heo Châu Phi cơ bản được khống chế ở tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, ngành chức năng vẫn kiểm soát chặt chẽ việc tăng đàn, vì sợ dịch bệnh tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chăn nuôi.
Tái đàn – bài toán khó
Đến thời điểm này, thủ phủ chăn nuôi heo Đồng Nai cơ bản đã khống chế được dịch tả heo Châu Phi. Toàn tỉnh không xuất hiện ổ dịch mới, tạo động lực cho nhiều trang trại chăn nuôi muốn tái đàn, sớm vực lại nguồn lực kinh tế, chi trả số nợ nần cũ đang ứ đọng.
Tất cả các trang trại đều bị kiểm soát chặt chẽ việc tăng đàn.
Tuy nhiên, ngành chức năng vẫn khuyến cáo người chăn nuôi không chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc tái đàn, tránh “tiền mất tật mang”.
Hiện việc tái đàn vẫn chưa được khuyến khích và ngành chức năng cũng theo dõi chặt chẽ, những hộ, trang trại chăn nuôi nào đảm bảo an toàn sinh học mới được phép tái đàn.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm này, nhiều cơ sở chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn trở lại nhưng chủ yếu việc tái đàn diễn ra ở các công ty chăn nuôi lớn. Còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hiện vẫn đang e dè việc tái đàn. Nhiều người cho biết bản thân họ cũng muốn làm liều; nhưng lo sợ dịch bệnh tái phát trở lại, tiếp tục trắng tay. Vì hiện con giống cũng khá khan hiếm và giá cao.
Cụ thể, đến thời điểm này, các công ty lớn như C.P, An Co, Phú Sơn,… đã bắt đầu thực hiện tái đàn tuy nhiên vẫn xem xét kỹ nhiều vấn đề và vẫn đảm bảo tốt an toàn cho đàn heo.
Tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam ( Khu công nghiệp Biên Hòa 2), hiện đang là một trong những doanh nghiệp có quy mô tổng đàn heo lớn của Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực khôi phục đàn heo và doanh nghiệp này khá chú trọng việc tái đàn nái để cung cấp con giống. Có nhiều trang trại nuôi gia công cho doanh nghiệp này đã tổ chức tái đàn, đến nay nhiều trại đã qua 60 ngày tái đàn, vẫn hoạt động ổn định, chưa bị tái phát dịch.
Video đang HOT
Kiểm soát việc tái đàn
Trong khi đó các trang trại nhỏ lẻ lại e dè tái đàn vì không có nguồn lực kinh tế đồng thời e ngại vì sợ thất bại khi tái đàn.
Ông Nguyễn Văn Hinh, chủ trang trại heo tại huyện Thống Nhất cho biết hiện tổng đàn nái của doanh nghiệp có trên 2.300 con, tổng đàn thịt khoảng 40.000 con, giảm 15% so với trước khi xảy ra dịch tả heo châu Phi. Doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực khôi phục lại tổng đàn heo.
“Dịch tả heo châu Phi xảy ra nhiều ở những nơi có mật độ chăn nuôi dày, nhất là tập trung đông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Khi cho tái đàn, các địa phương phải lưu ý đến khoảng cách an toàn giữa các trại đồng thời cũng phải xem xét mức độ thế nào, tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan. Hiện các địa phương của Đồng Nai đã qua 30 ngày không tái phát dịch tả heo châu Phi là điều đáng mừng nhưng chúng tôi nghĩ tái đàn vẫn phải e dè cẩn trọng” – ông Hinh chia sẻ.
Hiện tỷ lệ tăng đàn vẫn chưa cao
Còn bà Nguyễn Thị Phương, hộ chăn nuôi tại huyện Cẩm Mỹ – cho biết: Trước đây trang trại của gia đình bà mỗi đợt nuôi khoảng 5000 con heo thịt. Tuy nhiên, sau khi dính dịch đến nay, thì gia đình bà vẫn chưa dám tái đàn. “Cũng muốn tái đàn vì nghề chăn nuôi mà không chăn nuôi thì biết sao được tuy nhiên vẫn sợ hãi nếu dịch tái phát lại coi như mất hết. Hiện nay chỉ mong mọi thứ sớm đi vào ổn định để người chăn nuôi chúng tôi sớm vực lại chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Cũng mong giá thành con giống sẽ rẻ, được nhà nước hỗ trợ sau dịch thì tốt hơn” – bà Phương nói.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ – cho biết: Hiện đa số các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ trên địa bàn huyện vẫn chưa dám tái đàn do nhiều nguyên nhân như chủ trương của địa phương là không đủ điều kiện thì không tái đàn đồng thời hiện giá con giống cũng quá cao cũng khiến người chăn nuôi e dè. Hiện đã hết dịch tả heo châu Phi nhưng địa phương đánh giá khả năng tái phát của dịch tả heo châu Phi vẫn rất lớn nên tập trung chỉ đạo công tác tiêu độc, khử trùng và thực hiện các biện pháp sinh học trong chăn nuôi.
“Việc tái đàn heo trong năm 2020 được địa phương làm rất chặt chẽ. Cụ thể, qua khảo sát chỉ những cơ sở đủ điều kiện của ngành chăn nuôi thì mới cho tái đàn và phải thực hiện nghiêm túc việc đăng ký tái đàn”, ông Thắng nói.
Người chăn nuôi gặp khó khăn nhiều về vốn, con giống
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh cũng đã yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện việc công bố hết dịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi, doanh nghiệp trong việc cung cấp heo ra thị trường.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật vẫn phải thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép. Các địa phương vẫn phải nghiêm túc thực hiện tháng tiêu độc, khử trùng; không lơ là trong công tác phòng, chống dịch; chỉ cho phép các cơ sở đủ điều kiện và đảm bảo an toàn sinh học tái đàn.
Giám đốc Sở NNPTNT Huỳnh Thành Vinh khẳng định: Tuy dịch tả heo châu Phi đã được khống chế nhưng các địa phương phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc tái đàn.
Theo Danviet
Đồng Nai: Chậm hỗ trợ thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi
Tỉnh Đồng Nai mới chỉ trao hơn 200 tỷ đồng tiền hỗ trợ thiệt hại cho hàng nghìn hộ nuôi lợn ở tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi (ASF).
Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống khẩn cấp ASF tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tính đến nay đã có 1.351 hộ chăn nuôi bị thiệt hại được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, đạt 37% tổng số tiền hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại.
Người chăn nuôi thiệt hại nặng
Nông dân nuôi lợn ở Đồng Nai đang rất cần hỗ trợ để hy vọng vực dậy kinh tế, trang trải nợ nần. Ảnh: T.Đ
Thực tế, huyện Long Thành là một trong những địa phương chậm chi trả tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn. Toàn huyện đã tổ chức tiêu hủy hơn 72.000 con lợn của 795 hộ chăn nuôi với số tiền thiệt hại gần 144 tỷ đồng. Huyện cũng đã được tạm ứng 150 tỷ đồng để hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại, nhưng đến nay mới chỉ có 16 hộ được lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng.Đến nay, Đồng Nai có tổng cộng 4.480 hộ chăn nuôi thiệt hại do ASF với hơn 391.000 con lợn bị tiêu hủy (chiếm 15,7% tổng đàn). Toàn tỉnh đã có 11 xã công bố hết dịch. Mặc dù đã có 1.351 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, nhưng theo ghi nhận tại buổi làm việc, tiến độ hỗ trợ hiện nay ở các địa phương khá chậm.
Phó phòng Kinh tế huyện Long Thành Phạm Ngọc Vinh lý giải, do vướng quy trình, thủ tục hồ sơ, một số xã trong quá trình lập thủ tục, hồ sơ không đúng quy định nên mất thời gian chỉnh sửa, thẩm định.
Theo Phòng NNPTNT huyện Thống Nhất, huyện có tổng đàn lợn lớn nhất tỉnh Đồng Nai, đến nay, mới có 345/645 hộ nhận tiền hỗ trợ theo quy định với số tiền gần 61,9 tỷ đồng.
Anh Hoàng Văn Phúc (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) - một hộ nuôi hơn 400 con lợn, cho biết, đàn lợn sắp đến ngày xuất bán của anh đã bị tiêu hủy toàn bộ do nhiễm dịch ASF. Tính theo giá bán lúc tiêu hủy, anh mất trắng khoảng 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, anh Phúc còn phải "ôm" một khoản nợ lớn. Anh thổ lộ, giờ không dám nghe điện thoại của đại lý cám vì không có tiền trả nợ, chỉ mong sớm được nhận tiền hỗ trợ để bớt phần nào khó khăn.
Bà Trần Thị Kim Tuyết (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) chia sẻ: "Đợt lợn rớt giá vào năm 2018, gia đình đã phải đi vay nợ khi gầy lứa lợn mới, giờ lại trắng tay vì đàn nái bị dịch, phải tiêu hủy. Gia đình tôi không còn tiền trả nợ, cũng chưa biết làm gì kiếm sống...".
Trong khi đó, 59 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn TP.Biên Hòa cũng chỉ mới nhận gần 11/15 tỷ đồng tiền hỗ trợ. Dự kiến trong tháng 9, 100% hộ chăn nuôi bị thiệt hại sẽ được nhận hỗ trợ.
Chậm là kỷ luật
UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ chi hơn 1.500 tỷ đồng hỗ trợ đến cuối năm nay. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, hiện tỉnh đã duyệt chi 800 tỷ đồng nhằm đảm bảo cho các địa phương có nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại vì ASF.
Tuy nhiên, như đã nói, với tiến độ chi trả hỗ trợ chậm như hiện nay, rất khó để đúng như dự kiến. Nhiều địa phương cho biết, nguyên nhân của việc chậm chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn chủ yếu do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Trong đó cũng có nguyên nhân do chính quyền cấp xã làm không đúng, không đủ hồ sơ phải bổ sung lại hoặc chưa thực hiện rốt ráo nhiệm vụ này.
Ông Vũ Văn Toàn - Chủ tịch UBND xã Gia Kiệm cho biết, hiện 50% số hộ nuôi lợn bị thiệt hại do ASF đã được nhận tiền hỗ trợ. Hy vọng đến cuối năm nay, số hộ còn lại sẽ nhận được tiền. Tuy đẩy nhanh việc chi trả, nhưng mỗi điểm tiêu hủy, địa phương đều tổ chức đoàn giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, cũng như đúng về quy trình, thủ tục chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Theo Danviet
Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Cao Tiến Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phú Cường (bên trái) tặng hoa...