Đồng Nai giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’
Ngày 6/8, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản giải quyết đề nghị của các doanh nghiệp về việc chấm dứt thực hiện phương án công nhân lưu trú tại doanh nghiệp (3 tại chỗ).
Cũng trong ngày, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai ban hành kế hoạch phân bổ hơn 142.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Việc thực hiện lưu trú giúp Công ty Daikan Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai thực hiện “mục tiêu kép”. Ảnh: TTXVN
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, doanh nghiệp nếu muốn chấm dứt thực hiện phương án cho công nhân lưu trú tại doanh nghiệp thì phải báo cáo cơ quan nhà nước. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động và người lao động chỉ được rời khỏi công ty nếu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày. Đồng thời, được sự đồng ý tiếp nhận của chính quyền cấp huyện, thành phố. Trường hợp xét nghiệm có công nhân dương tính với COVID-19, doanh nghiệp tuyệt đối không để người lao động tự ý rời khỏi công ty.
Đối với doanh nghiệp tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”, nhưng có người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú, muốn về nơi cư trú, doanh nghiệp phải xét nghiệm COVID-19 và lập danh sách gửi chính quyền nơi người lao động cư trú. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, người lao động sẽ được trở về nơi cư trú.
Video đang HOT
UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp kết quả xét nghiệm và các giấy tờ liên quan để người lao động trở về địa phương. Nếu, doanh nghiệp để người lao động về nơi cư trú mà không tuân thủ các quy định nêu trên hoặc để người lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp thì người đứng đầu doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo chính quyền các địa phương tạo điều kiện thuận lợi, tiếp nhận người lao động trở về địa phương; đồng thời, quản lý, theo dõi sức khỏe trong thời gian người lao động ở nhà.
Cũng trong ngày 6/8, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phân bổ hơn 142.000 liều vaccine COVID-19 cho người lao động tại 7 huyện, thành phố nguy cơ cao trên địa bàn Đồng Nai gồm: Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, thành phố Biên Hòa và Long Khánh.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, số liều vaccine nêu trên được phân bổ cho các doanh nghiệp có 100 lao động trở lên. Tuy nhiên, do ở Đồng Nai có rất nhiều doanh nghiệp trên 100 lao động nên ngành chức năng sẽ tập trung phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các doanh nghiệp đã đăng ký từ trước. Mỗi doanh nghiệp sẽ được phân bổ số vaccine tương đương hơn 26% tổng số lao động.
Trước đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đã đề nghị các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh báo cáo số lao động đang làm việc và hướng dẫn cho công nhân khai báo thông tin cá nhân. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổng hợp số lao động tiêm vaccine, xây dựng kế hoạch phân bổ.
Theo dự kiến, từ nay đến 20/8, ngành y tế Đồng Nai sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động.
Doanh nghiệp mua 3 xe cứu thương hơn 2,3 tỉ đồng 'tiếp sức' Đồng Nai chống dịch
Một doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai bỏ hơn 2,3 tỉ đồng mua 3 chiếc xe cứu thương vừa bàn giao cho chính quyền địa phương nhằm chung tay phòng chống COVID-19.
Sau khi tiếp nhận, xe cứu thương được bàn giao ngay cho ngành y tế Đồng Nai để tăng cường phòng chống COVID-19 trên địa bàn - Ảnh: B.A.
Ngày 28-7, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) đã tổ chức lễ tiếp nhận 3 xe cứu thương từ một doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ công tác phòng chống dịch.
3 xe cứu thương do Công ty TNHH Great Kingdom Giang Điền (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) nhập từ Hàn Quốc có tổng trị giá hơn 2,3 tỉ đồng, được bàn giao cho các trung tâm y tế huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom và TP Biên Hòa để kịp thời đưa vào sử dụng.
Phát biểu tại buổi bàn giao, lãnh đạo Công ty TNHH Great Kingdom Giang Điền cho hay doanh nghiệp rất may mắn vì vẫn duy trì được sản xuất, tình hình dịch bệnh tại Đồng Nai cũng ổn định hơn một số tỉnh lân cận. Đến nay, công ty đã thực hiện "ba tại chỗ" với hơn 90% lao động tự nguyện ở lại tạm trú, người lao động cũng đã quen với việc ăn, ở, sản xuất tại công ty.
Máy thở, trang thiết bị, vật tư y tế trị giá hơn 1,1 tỉ đồng được bàn giao cho 2 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại Đồng Nai - Ảnh: B.A.
Ông Cao Tiến Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết từ tháng 6 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, địa phương đã thiết lập nhiều bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung để phòng chống dịch. Tuy nhiên, số ca bệnh tăng nhanh khiến việc chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện có phần hạn chế.
Sau khi tỉnh kêu gọi, các nhà hảo tâm và cộng đồng doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ kinh phí, phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch. Ông Dũng đánh giá đây là những tấm lòng vàng, Đồng Nai trân trọng sự đóng góp này. Đồng thời gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã và đang chung sức cùng tỉnh chống dịch.
Doanh nghiệp Đồng Nai tổ chức cung cấp thực phẩm phục vụ người dân Ngày 2/8, theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đã ký văn bản gửi: Tổng công ty Tín Nghĩa, Tổng công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) về việc cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ người...