Đồng Nai: Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử, nông dân, người mua lợi đủ đường
Đồng Nai ra mắt sàn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thương hiệu tại địa phương, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Ngày 29/12, Sở Công Thương Đồng Nai đã chính thức ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai (ecdn.vn). Việc triển khai sàn thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm có thương hiệu tại Đồng Nai, giúp nông dân Đồng Nai có đầu ra cho sản phẩm ổn định hơn.
Đồng Nai ra mắt sàn thương mại điện tử. Ảnh: Tuệ Mẫn
Tại lễ ra mắt sàn thương mại điện tử, các chuyên gia về thương mại điện tử, doanh nghiệp, lĩnh vực chuyển đổi số… đã thảo luận nhiều nội dung liên quan việc xây dựng hạ tầng thương mại điện tử để ứng phó trong tình hình đại dịch Covid-19.
Đồng thời, các chuyên gia nêu một số động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi và các xu hướng chuyển đổi số năm 2021, đưa hàng hóa bán lẻ lên sàn thương mại điện tử; chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua livestream; những mô hình quảng cáo mới cho doanh nghiệp…
Từ nay người dân ngoài mua hàng trực tiếp tại chợ, siêu thị thì có thể lên sàn thương mại điện tử của Đồng Nai để mua hàng. Ảnh: Tuệ Mẫn
Video đang HOT
Dịp này, Sở Công Thương Đồng Nai đã tổ chức ký kết hợp đồng tham gia sàn ecdn.vn với các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số ( Bộ Công thương) Nguyễn Thế Quang chia sẻ, Đồng Nai là một địa phương năng động về phát triển thương mại điện tử.
Ông nhận định, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai chính thức ra mắt sẽ kênh quan trọng góp phần mở rộng, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương quảng bá các sản phẩm thế mạnh, đặc sản của Đồng Nai; cũng như mở rộng kết nối hàng hóa giữa doanh nghiệp đến với người tiêu dùng…
Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai, bà Trương Thị Mỹ Dung cho hay, việc ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai sẽ hỗ trợ thương nhân, nhà sản xuất, nông dân… cắt giảm tối đa các chi phí trung gian, gia tăng số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bán ra thị trường; mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với phương thức kinh doanh hiện đại không bị khống chế về mặt thời gian và không gian…
Ông Nguyễn Văn Minh, chuyên trồng xoài tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai chia sẻ hi vọng, việc Đồng Nai đưa vào hoạt động sàn thương mại điện tử sẽ mở ra thêm một hướng đi mới cho nông sản địa phương. Và, những đặc sản tại Đồng Nai sẽ được tiếp cận với nhiều người tiêu dùng hơn.
Tháo gỡ khó khăn vận chuyển cho các sàn thương mại điện tử trong dịch COVID-19
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã cùng các sàn thương mại điện tử (TMĐT) phối hợp lên phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tăng cường nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.
TP Hồ Chí Minh mở thêm 1.000 cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu bình ổn giá cho người dân.
Sàn thương mại điện tử vào cuộc
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam triển khai các chương trình, hoạt động đẩy mạnh bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như rau củ quả, lương thực, thực phẩm để cung ứng kịp thời cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Cụ thể tại khu vực TP Hồ Chí Minh, đối với sàn thương mại điện tử Tiki ở ngành hàng tiêu dùng, Tiki đã tăng lượng cung hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, bao gồm thực phẩm, đồ dùng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, ...và thực phẩm khô (bánh, kẹo, mỳ tôm, ...).
Đồng thời Chương trình "Tiếp sức Sài Gòn, Tiki trao tươi ngon" được triển khai để hưởng ứng chương trình "Thực phẩm lưu động bình ổn giá" do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh khởi xướng về việc chung tay cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ người dân Sài Gòn, lan tỏa tinh thần tương thân tương ái.
Trước đó, vào ngày 17/7/2021, Tiki cũng phối hợp với các đối tác cho lên sóng 5.000 combo rau củ quả 7kg với giá ưu đãi, kèm hỗ trợ miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 0 đồng cùng cam kết giao hàng nhanh. Chiến dịch này đã ghi nhận 8 tấn thực phẩm được chuyển tới người dân Sài Gòn ngay trong ngày chỉ trong chưa đầy 48 tiếng ra mắt.
Tại 19 tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, Viettel Post đã triển khai mở mới điểm bán lưu động tại Đồng Nai, Vũng Tàu ... và sẵn sàng kịch bản để tiếp ứng cung cấp các điểm bán offline nếu các địa phương khác xảy ra tình trạng khan hiếm hàng nhu yếu phẩm.
Cùng với đó, Vỏ Sò cũng đã làm việc với các nhà cung cấp nông sản tại Lâm Đồng, Bình Thuận . . . và mở mới thêm các gian hàng phục vụ khu vực phía Nam. Cung cấp các loại rau củ quả tươi theo combo và trứng gia cầm... Vỏ sò cũng mở thêm gian hàng bình ổn giá, cung cấp hơn 2.000 mặt hàng nhu yếu phẩm và các mặt hàng khác, có giá bình ổn và thấp hơn thị trường. Phục vụ cho các khu vực địa phương giãn cách và hạn chế đi lại. Đảm bảo giao hàng chỉ sau 1-3 ngày.
Tháo gỡ khó khăn về logistic
Đối với sàn thương mại điện tử Sendo khi triển khai Chương trình "Đi chợ tại nhà" thì các đơn vị cung ứng, vận tải có gặp một số điểm hạn chế trong việc giao vận như một số kho bãi nằm trong khu vực phong tỏa hay việc gia tăng đột biến nhu cầu cho một số loại hàng hóa dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tạm thời.
Trước tình hình đó, Sendo đã làm việc chặt chẽ với nhiều đơn vị cung ứng khác nhau, đảm bảo có nguồn hàng thay thế khi cần. Sendo cũng liên tục tiếp nhận góp ý của khách hàng để điều chỉnh, thay đổi nhà cung ứng, giải tỏa lo ngại cho khách hàng. Gần đây nhất, Sendo chuyển sang bán hàng rau củ theo combo để giúp khách hàng đặt một đơn mà có đủ các mặt hàng cần thiết còn các đối tác cung ứng cũng chủ động hơn về việc đóng gói, giao vận.
Còn Sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (Tổng công ty Bưu chính Viettel Post) đã đầu tư thêm xe lạnh và tăng tuần suất chuyến tại các điểm đầu nối để vận chuyển rau củ, thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, việc giao hàng chặng cuối - tới tay người tiêu dùng vẫn có khó khăn nhất định khi một số khu vực bị hạn chế đi lại do giãn cách xã hội. Vì vậy có thể sẽ có những đơn hàng giao chậm trễ hơn thông thường. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, Vỏ Sò thực hiện đổi 1-1 với những đơn hàng giao có dấu hiệu hư hỏng, không đạt chất lượng cam kết.
VnPost (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) cũng đang triển khai rất nhiều điểm bán hàng bình ổn giá tại điểm giao dịch của Bưu điện. Người dân ở khu cách ly có thế đặt hàng qua điện thoại, zalo của bưu cục hoặc của nhân viên Bưu điện. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của người dân, Bưu tá của Bưu điện Việt Nam sẽ chuyển hàng hóa đến địa chỉ của người dân yêu cầu. Bên cạnh chuyển phát bằng ô tô từ trung tâm đến các Bưu cục và địa điểm có sản lượng hàng hóa lớn thì phương tiện xe máy chuyên dụng được sử dụng và khai tác khá hiệu quả. Tính đến hết ngày 22/7/2021, Vn Post đã triển khai 1.915 điểm bán hàng tiêu dùng thiết yếu khắp các tỉnh khu vực miền Nam, riêng TP Hồ Chí Minh là 179 điểm.
Để tạo thuận lơi cho lưu thông hàng hóa, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã có văn bản kiến nghị với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đề xuất phương án cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về việc tạo điều kiện cho các Sàn thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển phân phối hàng hóa thiết yếu, đề xuất xây dựng cơ chế hoặc các chính sách cụ thể cho thương mại điện tử để có thể phát huy tối đa lợi thế phương thức này; cần có chỉ đạo cụ thể về một điểm tập trung nhận hàng để đảm bảo việc giao vận và quy tắc an toàn phòng chống dịch.
Trong những ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CP vừa qua, các tỉnh thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tình hình lưu thông hàng hóa đã từng bước sắp xếp ổn định, tuy nhiên vẫn tình trạng hàng hóa phục vụ sản xuất, hàng nông sản từ các tỉnh về thành phố và đặc biệt là hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân có nhu cầu tăng cao, gây áp lực cho chính quyền địa phương và hệ thống siêu thị, chợ truyền thống, chợ đầu mối.
Cùng với đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có công văn số 757 /TMĐT-TTCNS gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CP của Chính phủ. Trong đó khuyến khích đặt hàng thiết yếu trên các trang thương mại điện tử uy tín, đồng thời đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở ngành địa phương như Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế ... xây dựng phương án cụ thể duy trì hệ thống giao nhận thương mại điện tử ở các tỉnh, thành phố và báo cáo UBND các tỉnh, thành phố. Trong trường hợp cần thiết, xây dựng thiết lập "Điểm tập kết hàng hóa" cho thương mại điện tử ngay tại các khu cách ly tập trung hoặc các khu vực cư dân bị phong tỏa.
Thời gian qua, việc hạn chế nhân viên giao nhận hàng hóa thương mại điện tử hoạt động (khác với hình thức vận chuyển người và shipper công nghệ) đã phần nào cắt đứt chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, khiến nhu cầu của người dân tập trung đến các siêu thị, chợ truyền thống tăng, kéo theo nguy cơ lây nhiễm ở khu vực công cộng cao. Với việc xây dựng tổ chức phương án trên, một mặt cơ quan địa phương vẫn quản lý được nhân viên giao nhận thương mại điện tử thông qua các Sàn thương mại điện tử và các Công ty giao nhận thương mại điện tử đăng ký, mặt khác đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của của người dân, hạn chế việc người dân ra đường và giảm áp lực đối với hệ thống phân phối truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh.
Hiện tại Cục Thương mai điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đang phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải Hà Nội để xây dựng phương án trên, một mặt đảm bảo đúng các quy định an toàn chống dịch, mặt khác đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa.
Lần đầu tiên: Một sản phẩm thế mạnh của Việt Nam vượt Thái Lan, bán giá cao nhất thế giới Linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, ngành nông nghiệp đã vượt qua những tác động của dịch Covid-19, tiếp tục lập nhiều kỷ lục mới như xuất khẩu nông lâm sản đạt 48,6 tỷ USD, giá gạo cao nhất nhì thế giới... Kỷ lục mới về giá gạo, kim ngạch xuất khẩu nông sản được thiết lập Cụ thể, theo báo cáo...