Đồng Nai đón làn sóng đầu tư FDI mới – Bài 2: Hướng đến công nghệ cao
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong mùa dịch bệnh COVID-19 nhưng tỉnh Đồng Nai đã có những thay đổi mạnh mẽ để đón làn sóng đầu tư mới.
Ưu tiên các dự án ứng dụng công nghệ cao
Từ đầu năm đến nay, đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề và tăng trưởng âm, tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng dương dù rất thấp, chỉ khoảng 1,7% trong 8 tháng đầu năm. Riêng Đồng Nai, GRDP vẫn đạt 5,8%, kết quả này phụ thuộc khá lớn vào phát triển công nghiệp. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI.
Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Đồng Nai đều ưu tiên ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, đối với mảng phát triển công nghiệp, UBND tỉnh tiếp tục định hướng ưu tiên thu hút đầu tư FDI ứng dụng công nghệ cao, sử dụng ít lao động và đạt giá trị gia tăng cao. Có thể thấy, thời gian qua hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng 37% so với tổng giá trị gia tăng toàn tỉnh, 62% giá trị sản lượng công nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 570.000 lao động, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách, thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Đồng Nai. Từ nay đến 2025, tỉnh cũng phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 80% và 100% vào năm 2030 (so với năm 2018).
Video đang HOT
Theo đó, khi chọn nhà đầu tư, Đồng Nai ưu tiên chọn các dự án có ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, tỉnh đặc biệt quan tâm mời gọi đầu tư các dự án thuộc ngành nghề, dự án sử dụng công nghệ cao thuộc danh mục ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ. Trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn tới, Đồng Nai sẽ dành gần 6.000 ha đất để phát triển mới và mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm đón làn sóng đầu tư FDI công nghệ cao mới từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Đại diện Ban quản lý Khu công nghiệp Đồng Nai, cho biết tỉnh đang gấp rút hoàn thành hạ tầng KCN công nghệ cao Long Thành, Đồng Nai để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao vào đầu tư. Vì trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp FDI trên lĩnh vực công nghệ cao của các nước đã dự tính sẽ đầu tư vào KCN trên, hiện chỉ đợi hạ tầng KCN hoàn thành sẽ ký kết thuê đất và xây dựng nhà xưởng đi vào hoạt động.
Ông Ken – Ichiro Abe, Tổng giám đốc Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam, cho biết đơn vị hoạt động tại tỉnh Đồng Nai từ năm 1995, các dự án của công ty đầu tư vào Đồng Nai đa số áp dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến nhất của Fujitsu Nhật Bản để tăng năng suất lao động với vốn đầu tư gần 78 triệu USD. Sau một thời gian đi vào hoạt động đạt hiệu quả, công ty đã đầu tư xây dựng thêm 3 nhà máy nữa, nâng tổng vốn đầu tư đến thời điểm này gần 199 triệu USD. Ngoài ra, khi đầu tư vào tỉnh, đơn vị còn đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất Nhật Bản để bảo vệ môi trường.
Thu hút đầu tư đi đôi với bảo vệ môi trường
Ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, cho biết trong làn sóng dịch chuyển sản xuất tới các nước Đông Nam Á, Việt Nam là điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Bởi Việt Nam vốn đã là điểm đến đầu tư hấp dẫn tại Đông Nam Á với tình hình chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào… Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, Việt Nam đã làm rất tốt công tác chống dịch, chính điều này đã giúp thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chuyển nhà máy về Việt Nam, trong đó có tỉnh Đồng Nai.
Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Đồng Nai đều phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, cho biết hiện nay, tỉnh Đồng Nai là một trong những trung tâm lớn của cả nước về cung ứng nguyên liệu, sản phẩm đầu vào cho sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, khi thu hút đầu tư vào tỉnh Đồng Nai, tỉnh cũng đưa ra yêu cầu về bảo vệ môi trường. Vì vậy, khi mời gọi đầu tư, tỉnh chú ý nhiều đến công nghệ, lao động, khả năng chuyển giao, kết nối với doanh nghiệp trong nước và phải có đóng góp cho việc bảo vệ môi trường.
“Gần đây, tỉnh đã từ chối các dự án có số vốn lớn nhưng giá trị gia tăng thấp, không bảo vệ môi trường, thâm dụng nhiều lao động để lựa chọn những dự án vốn nhỏ nhưng giá trị gia tăng cao và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh yêu cầu doanh nghiệp có lộ trình chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong nước để nâng cao trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp nội địa”, ông Nguyễn Hữu Nguyên nói.
Liên quan đến việc thu hút đầu tư có gắn với bảo vệ môi trường tại các KCN, ông Cao Tiến Dũng cho biết, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Đồng Nai buộc phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu theo quy định trước khi xả thải ra môi trường. Cụ thể, tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu chủ đầu tư các KCN, các cơ sở sản xuất lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và kết nối dữ liệu quan trắc về Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai theo dõi thường xuyên; chỉ đạo các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai tăng cường giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp, định kỳ mỗi năm 2 lần tổ chức lấy mẫu nước đã qua xử lý kiểm tra.
Ngoài ra, các ngành chức năng của tỉnh thường xuyên kiểm tra những đơn vị, doanh nghiệp được coi là “điểm nóng” về nguy cơ ô nhiễm môi trường, xử phạt và buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp sản xuất sạch hơn, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất hạn chế ô nhiễm môi trường.
Agribank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp FDI vay ưu đãi
Các doanh nghiệp FDI có nhu cầu vay vốn tại Agribank để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh sẽ được ưu đãi tối đa 4,8%/năm đối với cho vay xuất khẩu.
Giao dịch tại Agribank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói 5.000 tỷ đồng nhằm đồng hành, hỗ trợ kịp thời các khách hàng là doanh nghiệp FDI. Thời gian áp dụng từ nay đến hết 30/6/2021.
Đối tượng khách hàng được ưu đãi là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu vay vốn tại Agribank để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Ưu đãi lãi suất cho khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng và tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày giải ngân đối với khoản vay. Mức lãi suất rất hấp dẫn tối đa 4,8%/năm (đối với cho vay xuất khẩu) và tối đa 6,5% (đối với cho vay nhập khẩu và/hoặc sản xuất kinh doanh trong nước).
Những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp mạnh mẽ vào phát triển kinh tế Việt Nam. Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu; ưu tiên thủ tục hành chính đã được Nhà nước triển khai... cũng góp phần thúc đẩy khu vực đầu tư này.
Nhận thấy vai trò quan trọng cũng như nhu cầu lớn của nhóm khách hàng doanh nghiệp FDI, Agribank đã dành những sự quan tâm, ưu tiên nhiều đối với nhóm khách hàng này bằng việc triển khai các chương trình ưu đãi, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp, qua đó góp phần tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI kinh doanh tại Việt Nam./.
Thu hút vốn FDI phải đảm bảo nguyên tắc "win - win" Để tận dụng được làn sóng đầu tư FDI mới, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần phải có cách làm khác trước đây trong việc lựa chọn các dự án FDI với những ưu đãi để thu hút các dự án này trên nguyên tắc cả đôi bên cùng thắng. Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/8/2020, tổng...