Đồng Nai đề cao “mục tiêu kép”
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, trong năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương này vẫn tăng trưởng 6,2% so với năm trước đó, cao hơn bình quân cả nước hơn 2,8%.
Kết quả trên là nỗ lực lớn của các doanh nghiệp, đồng thời tạo tiền đề cho năm 2021 phục hồi kinh tế nhanh hơn.
May mặc là một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Đồng Nai. . (Ảnh: K.V)
Theo đó, năm 2020, giá trị ngành Công nghiệp của Đồng Nai đạt 709 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các nhóm ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh này là chế biến nông sản thực phẩm; dệt may, giày dép, xơ sợi dệt, cơ khí, điện – điện tử, hóa chất, cao su, plastic. Nhóm hàng này đóng góp gần 87% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành và 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Video đang HOT
Mặc dù bị tác động bởi dịch COVID-19, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhạy bén hơn, kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, chỉ sau 3 đến 4 tháng sau dịch, nhiều doanh nghiệp đã phục hồi nhanh là điện – điện tử, sản phẩm gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, giày dép…
Ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã vượt qua và có kế hoạch khôi phục lại sản xuất, xuất khẩu tương đối thành công. Có những doanh nghiệp đã tìm ra được cơ hội ngay trong khó khăn nên mở rộng được sản xuất, kinh doanh”.
Trong năm 2020, có 6 nhóm hàng của Đồng Nai vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm trước đó là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 37%, sản phẩm gỗ tăng hơn 11%, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 7,5%… Sự linh hoạt và chủ động của doanh nghiệp Đồng Nai khá cao, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời mở rộng sản xuất những mặt hàng trong nước và thế giới đang cần như: khẩu trang, quần áo bảo hộ, thiết bị y tế, thực phẩm chế biến.
Có thể thấy, sau một thời gian phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả trong cộng đồng, khi hoạt động sản xuất, xuất khẩu vừa phục hồi và chuẩn bị tăng tốc thì tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước, nước ngoài có chiều hướng diễn biến phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lại tiếp tục đề cao “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa lo sản xuất, kinh doanh. Ngay trong tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này đã đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Park Hyun Bae, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đồng Nai đánh giá, tuy xảy ra dịch bệnh nhưng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn mở rộng đầu tư và đầu tư mới vào Việt Nam, trong đó có Đồng Nai, vì an tâm và tin tưởng vào chính sách ổn định, phòng chống dịch tốt. Riêng tháng 1/2021, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào tỉnh Đồng Nai hơn 150 triệu USD và sẽ còn tiếp tục tăng cao trong năm 2021.
Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng ở Đồng Nai đa số đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: sản phẩm gỗ, giày dép, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị và phụ tùng, xơ sợi dệt, sản phẩm từ sắt thép, chất dẻo… Các doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng hơn, nhưng số lượng các đơn hàng lớn chưa nhiều. Vì thế, doanh nghiệp hy vọng sau dịch sẽ ký kết được những hợp đồng lớn.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai Hồ Văn Hà, năm 2021, Đồng Nai tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu kép là phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và triển khai các giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng kinh như kế hoạch đã đề ra. Năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai cao hơn bình quân chung của cả nước khoảng 1,5% và dự tính năm nay khoảng 2%. Được biết, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đề ra chỉ tiêu năm 2021 cho địa phương này, đó là thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm đạt 131,1 triệu đồng/người, kim ngạch xuất khẩu tăng 8,1-8,5% và tổng vốn đầu tư toàn xã hội là trên 100 nghìn tỷ đồng.
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Trong 2 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện thoại và linh kiện ước tính đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng cao ở mức 22,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Ảnh: Q.H
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 chưa được kiểm soát trên toàn cầu.
Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay (năm 2017 chiếm 21,2%; năm 2018 chiếm 20,3%; sơ bộ năm 2019 chiếm 19,4%, ước tính năm 2020 chiếm 18,1%).
Đóng góp vào tốc độ tăng cao này chủ yếu do chỉ số sản xuất ngành sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng khá 21,2%, trong đó ngành sản xuất thiết bị truyền thông (chiếm phần lớn là sản phẩm điện thoại và linh kiện) tăng 22,9%.
Cụ thể, sản lượng điện thoại di động đạt 35 triệu chiếc, tăng 1,2%; sản xuất linh kiện điện thoại đạt 95,4 nghìn tỷ đồng, tăng 55,7%. Thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong đó xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng cao 103,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Hiện nay Samsung là tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn nhất của nước ta. Doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung giảm mạnh trong năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới, trong đó có ngành điện tử.
Dù vậy, ngành sản xuất điện tử, điện thoại của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và từng bước phục hồi. Đây là những tín hiệu đáng mừng, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện tử và đem lại nhiều đóng góp lớn cho quá trình khôi phục và đạt mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021.
Giải mã các trụ cột giúp Việt Nam xuất siêu gần 1,3 tỷ USD Bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu ấn khi chỉ sau 2 tháng đầu năm đã đạt kim ngạch 48,55 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng mức xuất siêu trong hai tháng đạt tới 1,3 tỷ USD. Nhóm hàng dệt may tiếp tục...