Đồng Nai chuẩn bị quỹ đất phát triển hơn 20.000 căn nhà xã hội
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết hiện vẫn còn những dự án nhà ở quy hoạch kéo dài không triển khai gây khó khăn cho người dân, rà soát lại đối tượng thuê mua dự án nhà ở xã hội, sau khi hoàn thành hạ tầng một số khu nhà ở xã hội chưa đảm bảo…
Do vậy, UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo Sở Xây dựng xem xét những dự án về nhà ở, đặc biệt là dự án nhà ở xã hội để yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ. Những hộ dân bị giải tỏa trắng nên kịp thời bố trí tái định cư giúp họ sớm ổn định cuộc sống.
Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 sẽ xây dựng khoảng 20 ngàn căn. Tuy nhiên, từ năm 2016-2018 mới hoàn thành 1.301 căn. Các dự án nhà ở xã hội triển khai rất chậm, nhiều dự án đã bị thu hồi vì quá thời hạn quy định. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội xin hủy bỏ không tiếp tục thực hiện hoặc chuyển sang mục tiêu khác. Dự kiến năm 2019-2020 sẽ hoàn thành gần 3.300 căn nhà ở xã hội.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2616/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu nhà ở xã hội tại phường Bảo Vinh, TP.Long Khánh.
Theo đó, UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Thành Thắng là chủ đầu tư của dự án. Việc đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội theo quy hoạch nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân và người dân tại khu vực gồm: chung cư thấp tầng, nhà ở liên kế thấp tầng, công trình công cộng dịch vụ với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Quyết định nêu rõ quy mô sử dụng đất của dự án là 16,689 hécta. Dự kiến tổng mức đầu tư cho dự án đầu tư là khoảng 547,791 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác. Dự án có quy mô dân số khoảng 3.700-4.200 người.
Dự án có 1.054 căn hộ nhà ở xã hội, trong đó có 462 căn nhà ở xã hội chung cư (4 tầng), 592 căn nhà ở xã hội liên kế (1-2 tầng). Số căn nhà ở xã hội sẽ được bán và cho thuê theo quy định. Ngoài ra, dự án còn có 136 căn hộ nhà ở thương mại dạng liên kế 3 tầng. Số căn nhà ở thương mại sẽ được bán và được hưởng ưu đãi theo quy định. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019-2025.
Video đang HOT
UBND tỉnh cũng vừa chấp thuận Công ty cổ phần đầu tư xây dựng sản xuất dịch vụ du lịch Thiên Phát (TPHCM) đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại xã Lộc An (huyện Long Thành) với quy mô 3,8ha, dự tính sẽ xây dựng 5 block chung cư từ 7-9 tầng.
Dự kiến, khi xây dựng xong sẽ có khoảng 2.400 căn hộ, bố trí cho khoảng 6-7 ngàn người với hình thức cho thuê, thuê mua, bán với công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Thời gian xây dựng dự án này dự tính sẽ kéo dài từ năm 2019 đến 2022. Trong khu vực xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ bỏ vốn làm trường mầm non và thu phí theo đơn giá trường công lập (khấu hao 15 – 20 năm).
Về dự án nhà ở thương mại, từ năm 2014-2018, Đồng Nai đã đưa vào sử dụng khoảng 825 ngàn m2 sàn nhà, vượt 10% so với nghị quyết. Đồng Nai cũng quy hoạch 167 dự án tái định cư để bố trí cho người dân bị giải tỏa trắng và thu hồi đất. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn gần 1.500 hộ dân bị giải tỏa trắng đủ điều kiện tái định cư nhưng chưa được giải quyết.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết thị trường bất động sản thời gian qua là thị trường phát sinh nhiều tiêu cực, rối loạn do các cơn sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó Đồng Nai là một trong những địa bàn nóng nhất do các dự án nhà, đất “ăn theo” sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng.
Chỉ trong thời điểm từ cuối năm 2017 đến hết năm 2018, tại những địa phương như: TP.Biên Hòa, TP.Long Khánh, huyện Long Thành, Nhơn Trạch… thị trường bất động sản liên tục thiết lập các mặt bằng giá mới do nhu cầu mua đầu cơ, lướt sóng quá cao. Điều này làm nảy sinh tâm lý ham lợi nhuận của một số doanh nghiệp, cá nhân.
Theo Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Đồng Nai, hiện tỉnh đang quy hoạch khoảng 304 dự án khu dân cư, nhà ở thương mại với tổng diện tích hơn 12,5 ngàn héc-ta. Trong đó, có trên 50 dự án đã hoàn thành với diện tích hơn 850 hécta và 180 dự án đang triển khai thực hiện có diện tích gần 8,7 ngàn héc-ta.
Những dự án đang triển khai tập trung ở địa bàn huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và TP.Biên Hòa. Trong đó, địa phương có nhiều dự án khu dân cư, nhà ở thương mại lớn nhất là huyện Nhơn Trạch với 78 dự án. Tiếp đến là TP.Biên Hòa hơn 40 dự án, huyện Long Thành gần 20 dự án.
Ngoài ra, có những dự án khu dân cư rộng trên 750 hécta như Khu dân cư Phú Thạnh – Long Tân rộng 750 hécta nằm trên địa bàn 2 xã Phú Thạnh, Long Tân (huyện Nhơn Trạch). Dự án này có tổng vốn đầu tư gần 2 ngàn tỷ đồng và do Công ty cổ phần đầu tư Nhơn Trạch liên doanh với một tập đoàn từ Hoa Kỳ đầu tư.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Dự cán cầu Cát Lái 7.200 tỷ đồng nối Nhơn Trạch với TPHCM sẽ được xây dựng như thế nào?
UBND tỉnh Đồng Nai vừa kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép Đồng Nai thực hiện các thủ tục và phương án khả thi để triển khai dự án xây dựng cầu Cát Lái thay cho phà Cát Lái hiện hữu.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai và TPHCM. Đồng Nai sẽ thực hiện dự án này trên cơ sở thống nhất giữa UBND tỉnh Đồng Nai và UBND TPHCM về hình thức đầu tư và phương án triển khai thực hiện các hạng mục công trình.
Với quyết định trên, Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với UBND TPHCM trong suốt quá trình triển khai dự án
Cầu Cát Lái có tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 4,5 km; cầu chính kết cấu dây văng 2 trụ tháp, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, mặt cắt ngang 60 m, độ thông thuyền H=55m, B=250m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.
Kiến nghị nêu rõ, do tổng mức đầu tư của dự án lớn nên việc triển khai theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi, vì vậy cho phép tách dự án ra làm 3 dự án thành phần.
Cụ thể, phần đường dẫn phía TP.HCM dài 623m, quy mô mặt cắt ngang rộng 60m, Chính phủ giao cho TP.HCM thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao); phần đường dẫn phía Đồng Nai dài 263m, rộng 56m do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BT.
Riêng phần cầu chính, Chính phủ giao tỉnh Đồng Nai thực hiện theo hình thức BOT. Trong quá trình nghiên cứu, nếu việc thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ chuyển sang phương án BOT kết hợp BT. Phần đất để thực hiện BT sẽ nghiên cứu sử dụng từ quỹ đất trên địa bàn Đồng Nai.
Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế cho phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông - vận tải TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông - vận tải. Cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
Liên quan đến dự án, giữa năm 2018, hai địa phương cũng đã thỏa thuận xác định để Đồng Nai chủ trì thực hiện công trình cầu Cát Lái nối trục kinh tế phía Đông. UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị để Đồng Nai nhận trách nhiệm xây cầu bắc qua sông Đồng Nai. Đề nghị trên đã được Sở GTVT TPHCM tán thành.
Phía TPHCM cho hay hiện TPHCM đang rất nhiều việc, nguồn kinh phí chưa tập trung được, khó triển khai nhanh nên nếu để Đồng Nai chủ trì thực hiện dự án cũng là hợp lý. Còn phía tỉnh Đồng Nai cho rằng tỉnh này cần kíp việc xây cầu hơn nên muốn đứng ra chủ trì thực hiện dự án.
Cũng liên quan đến dự án cầu Cát Lái, sáng 28/8, làm việc với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và đoàn lãnh đạo cấp cao TPHCM, Công ty Surbana Jurong- Singapore đã bày tỏ quan tâm tới dự án cầu kết nối tỉnh Đồng Nai với TPHCM.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho hay dự án xây cầu kết nối từ Cảng Cát Lái - TPHCM sang huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai" đang kêu gọi chủ đầu tư, nếu phía Singapore quan tâm thì có thể tìm hiểu. TPHCM sẽ hỗ trợ việc giới thiệu các nhà đầu tư Singapore với các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải...
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhà đầu tư phía Bắc âm thầm gom đất Nhơn Trạch? Đất Nhơn Trạch đang là một điểm nóng của các nhà đầu tư địa ốc trong thời gian gần đây. Dù thị trường BĐS Nhơn Trạch hiện nay không con sôi động như hồi đầu năm, tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư "săn" đất để đầu tư chờ thời. Thực tế, đây là hiện tượng không phải là mới trên thị...