Đồng Nai: Chấp thuận cho trên 18.000 lao động đi, về hàng ngày
Ngày 4/10, ông Lê Văn Danh, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, đã chấp thuận cho trên 18.000 lao động tại 13 doanh nghiệp không thực hiện “3 tại chỗ” trên địa bàn Đồng Nai hàng ngày được đến công ty làm và trở về nhà bằng xe đưa rước và phương tiện cá nhân.
Tất cả số lao động này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, đều sinh sống trong các “ vùng xanh”.
Công ty Daikan Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai từng bước khôi phục sản xuất, tăng tốc trở lại (ảnh minh họa).
Theo ông Lê Văn Danh, vừa qua, Đồng Nai đề ra phương án từng bước phục hồi kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, người lao động ở các “vùng xanh”, đã tiêm 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày, người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 180 ngày được quay trở lại tham gia sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ” hoặc đi, về hàng ngày. Ngay sau đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã gửi hồ sơ đề nghị được thực hiện phương án này, dự báo tới đây sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi, về hàng ngày.
Ông Lê Văn Danh cho rằng, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, nhiều tháng qua địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng; hàng loạt lao động mất việc làm, không có thu nhập. Việc mở cửa, tiến tới trạng thái bình thường mới là vô cùng cần thiết, cấp bách, điều này không chỉ giúp khôi phục, phát triển kinh tế mà còn trực tiếp đảm bảo an sinh xã hội, tránh phát sinh những hệ lụy.
Video đang HOT
Để quá trình khôi phục sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đề nghị tỉnh nới lỏng việc đi lại của người dân, đặc biệt là lao động giữa các “vùng xanh” và giữa “vùng xanh” với các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Không kiểm soát việc đi lại của người dân bằng giấy đi đường mà kiểm soát thông qua ứng dụng công nghệ điện tử. Tỉnh lên phương án đưa người lao động từ các tỉnh, thành khác về Đồng Nai để tiếp tục tham gia lao động tại các doanh nghiệp. Cơ quan chức năng Đồng Nai cần lên phương án, nhanh chóng phối hợp với các tỉnh, thành lân cận như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động lưu thông giữa các địa phương.
Khi thực hiện bình thường mới, nhiều khả năng dịch COVID-19 sẽ xuất hiện tại các doanh nghiệp. Để phòng, chống dịch hiệu quả, xử lý kịp thời các ca bệnh, tỉnh cần gấp rút thành lập các trung tâm y tế tại các khu công nghiệp, nâng cao năng lực khám chữa bệnh của những cơ sở y tế cấp xã, phường.
Ông Lê Văn Danh nhấn mạnh, khi dịch mới bùng phát, để duy trì sản xuất nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai thực hiện phương án “3 tại chỗ”, cho công nhân lưu trú tại công ty. Tuy nhiên, “3 tại chỗ” chỉ là phương án tạm thời, doanh nghiệp, người lao động không thể duy trì lâu vì tốn nhiều chi phí, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động từ 10.000 – 60.000 người nên không thể thực hiện phương án “3 tại chỗ” – phải ngưng sản xuất trong nhiều tháng qua. Cơ quan chức năng cần có kế hoạch chấm dứt mô hình “3 tại chỗ”, cho phép doanh nghiệp tổ chức sản xuất, người lao động đi, về hàng ngày trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, trong 31 khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai có gần 632.000 lao động đang làm việc. Đến nay, có hơn 1.250 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” với hơn 160.000 lao động lưu trú tại công ty.
Đồng Nai giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp '3 tại chỗ'
Ngày 6/8, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản giải quyết đề nghị của các doanh nghiệp về việc chấm dứt thực hiện phương án công nhân lưu trú tại doanh nghiệp (3 tại chỗ).
Cũng trong ngày, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai ban hành kế hoạch phân bổ hơn 142.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Việc thực hiện lưu trú giúp Công ty Daikan Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai thực hiện "mục tiêu kép". Ảnh: TTXVN
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, doanh nghiệp nếu muốn chấm dứt thực hiện phương án cho công nhân lưu trú tại doanh nghiệp thì phải báo cáo cơ quan nhà nước. Sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động và người lao động chỉ được rời khỏi công ty nếu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày. Đồng thời, được sự đồng ý tiếp nhận của chính quyền cấp huyện, thành phố. Trường hợp xét nghiệm có công nhân dương tính với COVID-19, doanh nghiệp tuyệt đối không để người lao động tự ý rời khỏi công ty.
Đối với doanh nghiệp tiếp tục thực hiện "3 tại chỗ", nhưng có người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú, muốn về nơi cư trú, doanh nghiệp phải xét nghiệm COVID-19 và lập danh sách gửi chính quyền nơi người lao động cư trú. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, người lao động sẽ được trở về nơi cư trú.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp kết quả xét nghiệm và các giấy tờ liên quan để người lao động trở về địa phương. Nếu, doanh nghiệp để người lao động về nơi cư trú mà không tuân thủ các quy định nêu trên hoặc để người lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp thì người đứng đầu doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo chính quyền các địa phương tạo điều kiện thuận lợi, tiếp nhận người lao động trở về địa phương; đồng thời, quản lý, theo dõi sức khỏe trong thời gian người lao động ở nhà.
Cũng trong ngày 6/8, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phân bổ hơn 142.000 liều vaccine COVID-19 cho người lao động tại 7 huyện, thành phố nguy cơ cao trên địa bàn Đồng Nai gồm: Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, thành phố Biên Hòa và Long Khánh.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, số liều vaccine nêu trên được phân bổ cho các doanh nghiệp có 100 lao động trở lên. Tuy nhiên, do ở Đồng Nai có rất nhiều doanh nghiệp trên 100 lao động nên ngành chức năng sẽ tập trung phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các doanh nghiệp đã đăng ký từ trước. Mỗi doanh nghiệp sẽ được phân bổ số vaccine tương đương hơn 26% tổng số lao động.
Trước đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đã đề nghị các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh báo cáo số lao động đang làm việc và hướng dẫn cho công nhân khai báo thông tin cá nhân. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổng hợp số lao động tiêm vaccine, xây dựng kế hoạch phân bổ.
Theo dự kiến, từ nay đến 20/8, ngành y tế Đồng Nai sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động.
Nỗ lực khống chế dịch bệnh, từng bước trở về trạng thái bình thường mới Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực phía Nam đang đạt được những kết quả khả quan. Một số địa phương đã từng bước khống chế được dịch bệnh, dần phục hồi trạng thái bình thường mới. Để có...