Đồng Nai chăm lo hậu cần để người dân yên tâm chống dịch COVID-19
“Trong cuộc chiến với dịch COVID-19, chúng ta xác định người dân là chiến sỹ. Muốn chiến sỹ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, các cấp chính quyền cần chăm lo mọi mặt về hậu cần cho người dân” – Đó là nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, ngày 30/8.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phát biểu tại cuộc họp.
Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, cuộc chiến với dịch COVID-19 có thành công hay không tùy thuộc vào sự chung tay, góp sức của nhân dân và sự vào cuộc, hướng dẫn của hệ thống chính trị. Người dân là “chiến sỹ” trong triển khai thực hiện giãn cách xã hội, xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine, người dân là “chiến sỹ”. Người dân đã chấp nhận những bất tiện, ở nhà, không đi làm, không có thu nhập, chính quyền phải có trách nhiệm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, không để ai bị thiếu đói; như thế họ mới đồng thuận, yên tâm ở nhà. Hiện nay, Đồng Nai đã chuyển tiền, lương thực, thực phẩm về các xã, phường, các địa phương để cung cấp cho người dân.
Trong công tác xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19, ông Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo địa điểm, nơi xét nghiệm, tiêm chủng phải rộng rãi, thông thoáng, đảm bảo không để nơi tổ chức xét nghiệm, tiêm chủng thành điểm lây lan dịch bệnh.
Đồng Nai đã được phân bổ 500.000 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm. Tiêm vaccine là để bảo vệ sức khỏe người dân, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, ông Nguyễn Hồng Lĩnh khẳng định.
Đồng Nai đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 đến vòng 3. Sau vòng này, tỉnh tiếp tục xét nghiệm tại vùng nguy cơ cao, mục tiêu là không để sót ca bệnh trong cộng đồng; tăng cường kiểm soát, không để nguồn lây nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào địa bàn.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Đồng Nai cần những lãnh đạo nhiệt huyết, tận tâm, dốc hết sức mình phòng, chống dịch; đặc biệt lưu ý đến trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, phải đi đầu, xung phong trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Sơn, Tổ trưởng Tổ hỗ trợ công tác phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế tại Đồng Nai đánh giá, những ngày gần đây, việc xét nghiệm COVID-19 ở địa phương được thực hiện tốt, đi vào quy củ.
Ông Nguyễn Đức Sơn lưu ý, một số địa phương ở Đồng Nai đưa F0 không có triệu chứng, F1 vào chung một khu cách ly, việc này cần tính toán kỹ, phải lập giải phân cách F0 và F1, tránh lây nhiễm chéo. Cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu cách ly, xử lý kịp thời những bất cập. Đặc biệt, cần hạn chế chuyển tuyến trong điều trị COVID-19, đồng thời ra kế hoạch cụ thể chăm sóc ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
Một số ý kiến tại cuộc họp cho rằng, các xã, phường ở Đồng Nai cần khẩn trương thành lập cơ sở y tế lưu động nhằm tiếp nhận, chăm sóc kịp thời những trường hợp mắc COVID-19 nhẹ. Tỉnh cần lên kịch bản ứng phó với tình huống số ca mắc tăng cao, thành lập thêm các cơ sở cách ly, điều trị người liên quan đến COVID-19.
Lũy kế đến nay, Đồng Nai có hơn 21.000 ca mắc COVID-19. Hiện tỉnh đã xét nghiệm diện rộng cho hơn 1,3 triệu người, qua đó phát hiện trên 2.500 ca mắc.
Số giường bệnh không theo kịp số ca Covid-19 tăng ở Đồng Nai
Số ca Covid-19 ở Đồng Nai tăng vượt khả năng xét nghiệm, dẫn đến chậm xác định và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, theo ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Ông Bình đưa ra nhận định trên trong buổi làm việc với tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh, chiều 10/8.
Sáng cùng ngày, Đồng Nai ghi nhận thêm 830 ca, nâng tổng số lên 9.652 ca Covid-19 trong đợt thứ 4. Ông Bình nhìn nhận: "Từ giữa tháng 6 đến nay, tình hình dịch bệnh ở tỉnh diễn biến rất phức tạp, khó lường".
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai (thứ ba từ phải sang) thị sát Bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: Phước Tuấn
Ông Bình cho rằng "tỉnh đang phải đối mặt với vòng luẩn quẩn", khi số ca bệnh tăng vượt khả năng xét nghiệm, dẫn đến chậm xác định và bóc tách F0 trong cộng đồng.
"Ngoài ra, do không chuẩn bị kịp các khu điều trị, có nhiều ca F0 chưa được đưa đi ngay, nhân lực y tế thiếu không đủ để truy vết, điều tra, xét nghiệm dẫn đến lây lan thứ phát, dây dưa sâu trong cộng đồng", ông Bình nói.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật lên kế hoạch "quét sạch F0 trong cộng đồng", với hơn 2 triệu mẫu xét nghiệm sàng lọc. "Nếu không làm sạch được F0 trong cộng đồng thì không có cách nào ngăn được lây nhiễm và buộc phải kéo dài phong tỏa để làm chậm tốc độ lây nhiễm", ông Bình cho biết.
Công suất xét nghiệm toàn tỉnh hiện là 6.000 mẫu đơn một ngày, tương đương với 30.000 mẫu gộp 5 và 60.000 mẫu gộp 10 (10 người). Để đạt được mục tiêu thực hiện 2 triệu mẫu xét nghiệm cần có thêm 10 dàn máy xét nghiệm PCR. Để triển khai xét nghiệm 2 triệu mẫu bệnh phẩm, Đồng Nai sẽ phân vùng xét nghiệm PCR và xét nghiệm test nhanh cho từng khu vực, địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Viện Pasteur TP HCM và Công ty Việt Á trong công tác xét nghiệm.
Về công tác điều trị, Đồng Nai hiện có 7.600 giường bệnh, trong đó 5.600 giường bệnh viện dã chiến. Cùng với nhiều trung tâm cách ly, thu dung các bệnh nhân không triệu chứng của các huyện, thị, thành, số giường hiện nay khoảng 20.000. Tuy nhiên, "so với tốc độ lây lan của dịch bệnh thì tốc độ thành lập các bệnh viện dã chiến chưa đáp ứng được, đặc biệt là giường để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng", theo ông Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai.
Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 112 trên 1.628 doanh nghiệp trong khu công nghiệp có Covid-19, với tổng số 963 ca. Trong đó 35 trên 1.156 doanh nghiệp đang thực hiện "ba tại chỗ" - ăn, ở và sản xuất tại nhà máy hoặc "một cung đường, hai địa điểm" - chở công nhân từ nơi ở đến nhà máy xuất hiện ca dương tính. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Nhơn Trạch với 420 ca nhiễm (14 doanh nghiệp), TP Biên Hòa với 201 ca nhiễm (15 doanh nghiệp).
Ông Vũ cũng cho biết đến nay địa phương đã tiêm được hơn 100.000 liều vaccine Covid-19, còn gần 200.000 liều vaccine chưa tiêm, Sở quyết tâm trong vòng 4 ngày tới sẽ hoàn tất.
Giải thích về việc tiêm vaccine chậm , ông Vũ cho rằng khó khăn của tỉnh là không có nhân lực, đặc biệt là "vùng trũng" TP Biên Hòa. Lực lượng từ các địa phương khác hỗ trợ Đồng Nai chống dịch hơn 200 người nhưng chủ yếu lấy mẫu bệnh phẩm, không làm công tác tiêm chủng. Hiện nhân viên phụ trách tiêm chủng của tỉnh khoảng hơn 800 người.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng Đồng Nai cần đạt được mục tiêu phủ kín vaccine trong thời gian tới. "Ngành y tế cần suy nghĩ để đưa ra các giải pháp, bằng mọi cách để tăng tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh", ông Lĩnh nói.
Trong công tác điều trị, ông chỉ đạo UBND tỉnh tính toán không gian để chăm sóc bệnh nhân nặng, bệnh nhân không triệu chứng. "Có thể huy động các trường học, trung tâm văn hóa... để đưa vào sử dụng ngay. Cùng với đó, cũng phải tính toán huy động đội ngũ nguồn nhân lực để đảm bảo công tác phòng chống dịch, phải đảm bảo an toàn lực lượng tuyến đầu", ông Lĩnh nói.
Lâm Đồng mở luồng 'ưu tiên đặc biệt', cung ứng rau xanh giúp các tỉnh, thành phía Nam Ngày 17/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch hỏa tốc số 4983/KH-UBND nhằm phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Nguồn cung hàng hóa dồi dào tại các siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức Trước đó tại văn bản...