Đồng Nai bắt đầu thực hiện cách ly F1 tại nhà
TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai từ ngày 27/7/2021, chính thức bắt đầu thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Hiện nay, thống kê sơ bộ của TP Biên Hòa, có khoảng 4.000 người thuộc diện F1 phải thực hiện cách ly tập trung. Tuy nhiên, số cơ sở cách ly của TP cũng như của các phường, xã đã bắt đầu quá tải.
Tính đến sáng 27/7/2021, TP Biên Hòa là địa phương có ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất của tỉnh Đồng Nai với 1.589 ca/2.891 người nhiễm COVID-19.
Nhu cầu người dân là có
Tình hình dịch tại TP Biên Hòa tiếp tục diễn biến phức tạp, trước số lượng người cần phải cách ly tập trung lớn, trong khi khả năng thu dung người cách ly còn hạn chế và người dân có nhu cầu được cách ly tại nhà, lãnh đạo TP Biên Hòa đã thống nhất cho phép thực hiện cách ly F1 tại nhà.
Hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm quy định cách ly F1 tại nhà
BS Nguyễn Xuân Hùng, Phó phòng Y tế TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, nhu cầu của người dân được cách ly tại nhà là có, với những gia đình đủ điều kiện, UBND của 30 phường, xã của thành phố được giao quyền kiểm tra, giám sát và ra quyết định thực hiện cách ly tại nhà cho những người đủ khả năng và đúng quy định của Bộ Y tế.
BS Hà Quang Cường, Trưởng trạm y tế phường Hố Nai, TP Biên Hòa cho biết, trên địa bàn đã ghi nhận 139 người nhiễm COVID-19, số người thuộc diện cách ly hơn 200 người. 2 trường phổ thông trên địa bàn phường đã không đủ chỗ cho người thuộc diện cách ly.
Vì vậy, khi được cho phép thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, từ nhu cầu của người dân, lãnh đạo phường đã trực tiếp cùng với ngành y tế đi khảo sát, đánh giá, kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí để được cách ly F1 tại nhà.
Đoàn kiểm tra hướng dẫn gia đình F1 thực hiện tuân thủ quy tắc cách ly
Video đang HOT
Gia đình anh Nguyễn Sinh Huy có 9 người gồm các anh chị em ở xung quanh. Khi vợ anh Huy được xác định là người nhiễm COVID-19 và được đưa đi bệnh viện dã chiến điều trị, anh Huy đã có nguyện vọng được cách ly tại nhà.
UBND phường Hố Nai và cán bộ trạm y tế đã đến khảo sát, kiểm tra và đánh giá gia đình đủ điều kiện. “Tôi rất vui khi được thực hiện cách ly ở nhà và tuân thủ đúng yêu cầu của ngành y tế. Tự giác đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, không ra khỏi nhà. Nhu yếu phẩm đã dự trữ đủ để thực hiện đúng thời gian cách ly” – anh Huy nói.
TS Phạm Xuân Thành, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn người F1 tại gia đình
Thực hiện giám sát cách ly F1, TS Phạm Xuân Thành, Phó trưởng phòng quản lý sức khỏe lao động- Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) đánh giá cao TP Biên Hòa đã chủ động thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà.
Nhắc nhở gia đình anh Huy, tự theo dõi sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình, TS Thành đề nghị: Tuyệt đối gia đình không được ra ngoài đường khi chưa được phép, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, thường xuyên mở cửa nhà để lưu thông gió, lau chùi nền nhà, tay nắm cửa bằng dung dịch sát khuẩn… “Y tế phường phải phân công người thường xuyên vào nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, ghi nhận các diễn biến sức khỏe của những người đang cách ly”, TS Thành nói.
Gắn trách nhiệm của tổ dân phố và tổ COVID cộng đồng
Ông Nguyễn Duy Tân, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, Đồng Nai cho biết, TP đã ban hành Kế hoạch thí điểm cách ly F1 tại nhà, đây là điều kiện thuận lợi giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung của địa phương.
“Người thực hiện cách ly tại nhà phải đủ 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Ngành y tế thực hiện lấy mẫu mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly”, ông Tân nói.
Để thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, TP Biên Hòa yêu cầu tăng cường trách nhiệm của tổ dân phố, Tổ COVID cộng đồng, tổ chức quản lý, giám sát nghiêm việc cách ly y tế tại nhà, không để người được cách ly đi ra khỏi phòng cách ly. Giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly.
Thành viên gia đình anh Huy giới thiệu dung dịch sát khuẩn được gắn tên của từng người trong nhà
BS Hà Quang Cường, Trưởng trạm y tế phường Hố Nai cho rằng, lãnh đạo UBND phường rất mong muốn được thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, bởi 2 địa điểm cách ly trên địa bàn đã quá tải. “Thực hiện cách ly F1 tại nhà y tế cơ sở thêm vất vả vì đã phải căng sức ở khắp nơi. Tuy nhiên, trong tình hình dịch hiện nay, y tế phường tiếp tục nỗ lực để phân công giám sát tốt những trường hợp này”, BS Cường nói.
Sau khi phường Hố Nai thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà, từ ngày 28/7/2021, 29 phường, xã còn lại trên địa bàn TP Biên Hòa sẽ thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà người dân.
Gỡ khó cho đấu giá đất
Đồng Nai đã đưa ra đấu giá hàng loạt khu đất công để lấy vốn đầu tư các công trình hạ tầng giao thông quan trọng. Các khu đất lớn đấu giá đều có quy hoạch dự án để doanh nghiệp (DN) mua được có thể triển khai. Tuy nhiên thực tế, việc quản lý đất đấu giá còn nhiều bất cập.
Khu vực đảo Ó - đảo Đồng Trường trên hồ Trị An sẽ được đưa ra đấu giá. Ảnh: H.GIANG
Tính từ năm 2019 đến nay, Đồng Nai đã đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất của gần 10 khu đất lớn và thu về hơn 6 ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Số tiền trên được tỉnh sử dụng vào đầu tư các công trình giao thông quan trọng của tỉnh và các địa phương, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
* Những vướng mắc cần tháo gỡ
Hiện nay, có 3 vấn đề chính đang vướng mắc với các thửa đất lớn đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất cần phải tháo gỡ sớm để tạo thuận lợi cho cả DN trúng đấu giá và đơn vị quản lý.
Vấn đề thứ nhất là để triển khai dự án căn cứ vào Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26-3-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Đầu tư thì trước khi đấu giá quyền sử dụng đất cần thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên đến nay, tỉnh chưa thống nhất được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc lập chủ trương đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến các DN sau khi đấu giá được khu đất muốn triển khai dự án ngay sẽ gặp khó khăn.
Điểm khó thứ hai là một số DN sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng nhưng lại chậm trả tiền gây khó cho tỉnh trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định chi tiết về việc thu hồi dự án của DN đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không triển khai theo tiến độ đã quy định.
Ông Lê Sĩ Lâm, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết: "Một số khu đất sau khi đấu giá đang gặp khó trong việc cấp chủ trương đầu tư vì chưa có phân định rõ ràng là đơn vị nào chịu trách nhiệm chính trong lập hồ sơ. Do đó, tỉnh sẽ xem xét để phân công cho các sở, ngành, địa phương thực hiện để tạo thuận lợi cho DN trúng đấu giá đất triển khai các dự án".
Theo đề xuất của các sở, ngành, địa phương đối với các thửa đất sau khi đấu giá xong, DN mua được khu đất chậm trả tiền sẽ căn cứ vào quy định của ngành Thuế để xử lý. Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Thường cho hay: "Những khu đất lớn khi đấu giá được Sở TN-MT giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện. Thời gian qua, nhiều DN sau khi trúng đấu giá kéo dài thời gian không nộp số tiền còn lại, Sở chưa có biện pháp xử lý triệt để. Vì vậy, Sở TN-MT đã đề xuất UBND tỉnh giao cho ngành Thuế tìm phương án để giải quyết vấn đề này cho phù hợp".
Ông Thường còn cho biết thêm, dù trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất nêu rõ, DN trúng đấu giá đất sau 2 năm không triển khai dự án sẽ được xem xét gia hạn thêm 2 năm nữa. Quá thời hạn trên DN không thực hiện dự án sẽ bị thu hồi đất. Tuy nhiên quá trình thực hiện lại vướng vì trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai năm 2013 không quy định chi tiết trường hợp này.
* Tìm giải pháp tháo gỡ
Trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai sẽ đưa ra đấu giá hàng trăm ha đất "vàng" để lựa chọn các nhà đầu tư có thực lực về tài chính, kinh nghiệm triển khai các dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, đấu giá đất là một trong những giải pháp để tỉnh có thêm vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng. Do đó, tỉnh sẽ ưu tiên tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến những khu đất lớn đưa ra đấu giá để làm dự án.
Phó giám đốc Sở KH-ĐT Võ Hoàng Phương cho biết: "Sở KH-ĐT đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh là căn cứ vào Luật Đầu tư phân công cụ thể cho các sở, ngành trong việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cho phù hợp. Theo đó, với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thuộc UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư sẽ giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các đơn vị lập hồ sơ. Những dự án thuộc thẩm quyền Chính phủ, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì Sở TN-MT hoàn thành thủ tục đấu giá đất sẽ do Sở KH-ĐT chủ trì lập hồ sơ".
Liên quan đến việc các DN trúng đấu giá đất chậm nộp tiền, Cục Thuế Đồng Nai đề xuất, tới đây trong các phương án đấu giá đất, tỉnh nên quy định rõ thời hạn nộp tiền và quá thời hạn sẽ tính lãi suất như các trường hợp chậm nộp thuế chuyển nhượng quyền sử đất không đấu giá. Đồng thời, UBND tỉnh có thể căn cứ vào các quy định của ngành Thuế để hủy kết quả đấu giá nếu quá thời gian không nộp đủ số tiền.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, tỉnh đã lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương về các vướng mắc liên quan đến các thửa đất công đưa ra đấu giá để tìm ra giải pháp quản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho DN. Tới đây, UBND tỉnh sẽ ban hành các quy định cụ thể để các DN trúng đấu giá quyền sử đất tại Đồng Nai triển khai các dự án đúng lộ trình và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với khu đất mình đã đấu giá được. Trường hợp DN cố tình chây ì, kéo dài thời gian không nộp số tiền còn lại của khu đất trúng đấu giá thì sau 120 ngày, UBND tỉnh sẽ hủy kết quả đấu giá, thu hồi khu đất và DN sẽ mất tiền đặt cọc.
Giá tiêu hôm nay 7/6: Thế giới đi ngang, cao nhất 71.000đ/kg; giá tiêu trong nước một mình một kiểu Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 7/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.850 Rupee/tạ (cao nhất), 41.400 Rupee/tạ (thấp nhất). Giá tiêu hôm nay 7/6: Thế giới đi ngang, cao nhất 71.000đ/kg. (Nguồn: Ptexim) Cập nhật giá tiêu thế giới Trên thị trường thế giới, kết...