Đồng Nai: Bác sĩ ở bệnh viện điều trị Covid -19 nặng làm thơ chống dịch
Ngoài công việc khám, điều trị bệnh nhân, một bác sĩ tại bệnh viện tuyến đầu ở Đồng Nai còn tham gia “mặt trận truyền thông” hướng dẫn bà con cách phòng chống Covid-19 bằng những vần thơ mộc mạc, dễ hiểu…
Bác sĩ Mạc Văn Trình chích vắc xin để tham gia tuyến đầu chống dịch. ẢNH: NVCC
Bác sĩ Mạc Văn Trình, Phó khoa Nội thần kinh – Bệnh niện đa khoa Thống Nhất – TP.Biên Hòa (bệnh viện được tỉnh Đồng Nai chỉ định điều trị những ca bệnh Covid-19 nặng) đã làm nhiều bài thơ tham gia vào “mặt trận truyền thông chống dịch”. Nhiều bài thơ của bác sĩ này kêu gọi mọi người tuân thủ quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và biện pháp 5K của ngành y tế.
Dưới đây là một số đoạn trong bài thơ “Thay lời muốn nói” của bác sĩ Mạc Văn Trình sáng tác trong lúc phải “trực chiến” căng thẳng với dịch Covid-19 tại bệnh viện, được nhiều người chia sẻ:
Cách ly thật tốt nữa
Không đi ra khỏi nhà
Trừ những điều cấp bách
Giữ khoảng cách tối đa.
Nhà luôn để thông thoáng
Cửa mở rộng, quạt bay
Video đang HOT
Xông tinh dầu lá sả
Ánh sáng ngập cả ngày.
Súc họng bằng nước muối
Mặn, nhiều lần trong ngày
Để mũi miệng thông thoáng
Virus giảm lan ngay.
Tôi chỉ mong điều tốt
Cho tất cả chúng ta
Ở nhà giúp mình đấy
Và giúp cả nước nhà.
…
Chia sẻ với PV Thanh Niên về bài thơ này, bác sĩ Trình cho biết ông ngẫu hứng sáng tác trong ngày trực cuối tuần ở bệnh viện vào sáng chủ nhật 25.7. Ông cho biết sau khi đọc các bài viết chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trên báo và sau chuyến kiểm tra của Phó thủ tướng tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.Biên Hòa) ngày 23.7, ông rất chia sẻ với nỗi lo lắng, vất vả của các vị lãnh đạo nói chung cũng như đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
Bác sĩ Trình cho biết thêm, nhiều câu chuyện trong quá trình khám, chữa trị cho bệnh nhân, đi trực ở bệnh viện ngày cuối tuần, qua chốt kiểm dịch… Những câu chuyện vui buồn trong công việc đều được ông ghi nhật ký bằng thơ, vừa giải trí cho đỡ căng thẳng, vừa truyền tải được thông điệp phòng chống dịch cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.
Chuẩn bị thêm nhiều giường điều trị bệnh nhân Covi-19 nặng tại Bệnh viện Thống Nhất, Đồng Nai. Ảnh: CTV
Ngay cả những chủ đề có tính chuyên môn như hướng dẫn cách điều trị bệnh đột quỵ, điều trị sốc phản vệ… cũng được bác sĩ này làm thơ rồi đăng lên trang Facebook cá nhân, ghi lại thành những bài thơ”. Bác sĩ Trình cười và chia sẻ ông không phải là nhà thơ chuyên nghiệp: “Tôi không phải nhà thơ/Chỉ là nhà sắp xếp/Chữ nghĩa vần thành thơ/Tôi là người kể chuyện/Bằng những dòng tâm tư/Vần, đọc cho đỡ ngán/Kiểu thơ như viết thư”.
Bác sĩ Mạc Văn Trình cho biết thêm, Bệnh viện Thống Nhất (người dân quen gọi là Bệnh viện Thánh Tâm) được tỉnh Đồng Nai chỉ định là nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nặng. Trong chuyến thăm và làm việc của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam mới đây, Phó thủ tướng đã chỉ đạo dành tầng 4 khu nhà mới xây của bệnh viện để điều trị bệnh nhân Covid -19 nặng. “Hiện bệnh viện đang điều trị can thiệp cho nhiều bệnh nhân Covid-19 rất nặng được chuyển về từ các bệnh viện dã chiến trong tỉnh”, bác sĩ Trình cho hay.
60 y, bác sĩ Nghệ An xuất quân vào TP.HCM chống dịch, 'mong Sài Gòn nhanh khỏe'
Các y, bác sĩ từ Nghệ An được cử vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 đều bày tỏ quyết tâm cùng đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, sớm đẩy lùi dịch bệnh, mong "Sài Gòn nhanh khỏe"!
Ông Bùi Đình Long - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - động viên các y, bác sĩ lên đường vào TP.HCM chống dịch sáng 12-7 - Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 12-7, Sở Y tế Nghệ An tổ chức lễ xuất quân đoàn y, bác sĩ chi viện cho TP.HCM chống dịch COVID-19.
Đây là lần thứ 3 Nghệ An cử các đoàn nhân viên y tế tăng cường đến vùng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch (trước đó Nghệ An đã cử đoàn y, bác sĩ đến Đà Nẵng, Hà Tĩnh).
Trước khi lên đường, các y, bác sĩ đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, xét nghiệm, đảm bảo điều kiện sức khỏe và tập huấn công tác chuyên môn lấy mẫu xét nghiệm, truy vết và điều trị cho bệnh nhân.
"Mặc dù Nghệ An đang điều trị các bệnh nhân COVID-19, nhưng nhiều bác sĩ, điều dưỡng ở các cơ sở y tế trong tỉnh đều bày tỏ nguyện vọng tình nguyện vào TP.HCM để cùng chống dịch, sớm đẩy lùi dịch bệnh", ông Dương Đình Chỉnh - giám đốc Sở Y tế Nghệ An - nói.
Bác sĩ Nguyễn Lâm Trung - 28 tuổi, công tác tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An (phải) - và đồng nghiệp cắt tóc trước ngày lên đường vào hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: DOÃN HÒA
Đợt này có 60 y, bác sĩ, được lựa chọn từ hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế các bệnh viện Nghệ An đăng ký tình nguyện, lên đường vào TP.HCM tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Sắp xếp lại công việc ở đơn vị, gác lại những nỗi niềm riêng của gia đình, những y bác sĩ trẻ hăng hái lên đường với niềm hy vọng "Sài Gòn nhanh khỏe!".
Điều dưỡng trẻ Cao Thị Trà chia sẻ tâm trạng quyết tâm trước khi vào TP.HCM - Ảnh: DOÃN HÒA
Điều dưỡng Cao Thị Trà - 23 tuổi, công tác tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An - chia sẻ những ngày qua khi nghe tin mỗi ngày tại TP.HCM có hàng ngàn ca COVID-19, chị và các y bác sĩ ở Nghệ An rất nóng lòng mong muốn sớm được vào "chia lửa" cùng đồng nghiệp.
"Từ quê Bác lên đường cho chuyến công tác xa cả ngàn cây số vào thành phố mang tên Bác, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, cùng hẹn ngày về khi cùng các đồng nghiệp tại TP.HCM chiến thắng dịch bệnh", chị Trà bày tỏ.
Trong thời gian đoàn y, bác sĩ vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu ngành y tế, các bệnh viện cần đảm bảo cơ sở vật chất, khám chữa bệnh, xử lý các tình huống nếu địa phương có thêm ca COVID-19 mới.
Đợt này có 60 y, bác sĩ Nghệ An lên đường vào TP.HCM tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát - Ảnh: DOÃN HÒA
Việt Nam có chưa đến 1 bác sĩ và 2 y tá cho 1.000 người dân Tỉ lệ số lượng y bác sĩ so với tổng dân số cho thấy Việt Nam có chưa đến 1 bác sĩ và 2 y tá/1.000 người dân, tính đến năm 2018. Đây là con số còn khiêm tốn trong bối cảnh nhu cầu dành cho chăm sóc y tế ngày càng tăng. Người đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống...