Đồng minh Pháp – Mỹ rạn nứt, Trung Quốc có thể “ngư ông đắc lợi”?
Trung Quốc có thể tranh thủ cải thiện quan hệ với châu Âu trong bối cảnh đồng minh Pháp – Mỹ đang rạn nứt vì thỏa thuận lịch sử với Australia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) trong lễ công bố thỏa thuận AUKUS. Thủ tướng Australia Scott Morrison (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson tham dự sự kiện trực tuyến (Ảnh: AFP).
Giới quan sát ngoại giao Trung Quốc cho biết, sự rạn nứt chưa từng có giữa Mỹ và Pháp về liên minh ba bên mới gồm Mỹ, Anh và Australia đặt ra câu hỏi về cam kết của Washington đối với liên minh xuyên Đại Tây Dương và có thể tạo cơ hội cho Bắc Kinh cải thiện quan hệ với châu Âu.
Pháp, đồng minh lâu đời nhất của Mỹ, đã triệu hồi đại sứ của nước này tại Washington và Canberra để tham vấn ngay sau khi Mỹ, Anh và Australia công bố thỏa thuận an ninh lịch sử mới với tên gọi AUKUS. Đây được cho là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Pháp có động thái gay gắt như vậy.
Thỏa thuận AUKUS sẽ cung cấp cho Australia công nghệ chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, được cho là nhằm giúp đối phó với tầm ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khi tham gia AUKUS, Australia sẽ phải hủy thỏa thuận đóng 12 tàu ngầm truyền thống ước tính 65 tỷ USD với Pháp, thay vào đó đạt thỏa thuận mới với Mỹ và Anh về tàu ngầm hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án thỏa thuận AUKUS mới là mối đe dọa đối với hòa bình trong khu vực, đồng thời cho biết Bắc Kinh sẽ “theo dõi chặt chẽ” tình hình.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington kêu gọi các quốc gia tham gia thỏa thuận AUKUS “loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và định kiến ý thức hệ”. Cơ quan ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nước “không nên thiết lập nên các khối nhằm mục tiêu hoặc gây tổn hại đến lợi ích của các bên thứ ba”.
Cơ hội cho Trung Quốc?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Paris năm 2019 (Ảnh: New York Times).
Giới quan sát ở Trung Quốc cho rằng cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Pháp và Mỹ, mà Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả là “một cú đâm sau lưng”, có thể là cơ hội để Bắc Kinh cải thiện quan hệ với châu Âu. Châu Âu từ trước đến nay vẫn muốn duy trì lập trường tự chủ chiến lược và tránh chọn bên trong cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ.
“Ở một mức độ nào đó, thỏa thuận này làm giảm độ tin cậy trong cam kết hợp tác của Mỹ với các đồng minh châu Âu và mở ra cơ hội cho Trung Quốc để phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với châu Âu”, Ding Yifan, cựu Phó Giám đốc Viện Phát triển Thế giới thuộc Trung tâm Nghiên cứu phát triển của Quốc Vụ viện Trung Quốc, nhận định.
Chuyên gia Ding cho rằng, việc Pháp bị mất “hợp đồng thế kỷ” vào tay Mỹ được cho là đòn giáng cho niềm tin của châu Âu vào Washington, với tư cách là đồng minh đáng tin cậy. Niềm tin này vốn đã lung lay sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan cách đây một tháng.
Video đang HOT
Trong nỗ lực nhằm hàn gắn quan hệ với Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Nhà Trắng hy vọng sẽ “tiếp tục thảo luận với giới chức Pháp về vấn đề này ở cấp cao trong những ngày tới”.
Theo Wang Yiwei, chuyên gia về các vấn đề châu Âu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, mặc dù Pháp có những lợi ích riêng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhờ mạng lưới lãnh thổ hải ngoại rộng lớn, nhưng Washington vẫn đứng về phía Australia khi nhấn mạnh rằng khu vực các nước nói tiếng Anh sẽ được ưu tiên hơn so với liên minh xuyên Đại Tây Dương trong việc đối phó với Trung Quốc.
“Tổng thống Biden cho biết Mỹ đã trở lại, nhưng lợi ích của Mỹ vẫn là ưu tiên”, chuyên gia Wang nói.
Quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên đã xuống mức thấp trong những tháng gần đây sau khi hai bên xung đột về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, dẫn đến việc Nghị viện châu Âu đình chỉ phê chuẩn một thỏa thuận đầu tư, cùng với đó là căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Lithuania về Đài Loan.
Tuy nhiên, theo Ding Chun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, không giống như Mỹ, nước đã xác định rõ Trung Quốc là “đối thủ chiến lược” trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình, chiến lược của EU về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho biết việc hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học là “điều cần thiết”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người ủng hộ mạnh mẽ quyền tự chủ chiến lược của châu Âu. Hồi tháng 2, ông Macron từng nói rằng EU không nên đứng về phía Washington chống lại Bắc Kinh, mặc dù khối này chia sẻ các giá trị với Mỹ.
“Mặc dù Mỹ đã thành công trong việc lôi kéo Australia vào thời điểm này, nhưng họ đã đẩy Pháp và các đồng minh châu Âu ra xa hơn. Theo một nghĩa nào đó, Mỹ không quan tâm nhiều đến lợi ích của các đồng minh. Điều này có thể dẫn đến quyền tự chủ chiến lược hơn nữa cho châu Âu”, chuyên gia Ding nhận định.
Tuy nhiên, các nhà quan sát đồng ý rằng sẽ không dễ dàng để Bắc Kinh có thể tận dụng lợi thế trong căng thẳng Pháp – Mỹ.
Pháp đã tăng cường sự hiện diện của nước này ở Biển Đông trong năm qua, thực hiện các cuộc tuần tra ở vùng biển này hồi tháng 2 và cùng với quân đội Mỹ, Nhật Bản tham gia một cuộc tập trận chung hồi tháng 5.
Vào thời điểm đó, Arnaud Tranchant, chỉ huy chiến hạm Tonnerre, một trong những tàu đi qua Biển Đông, từng tuyên bố rằng Pháp sẽ “tăng cường” quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, hay còn gọi là nhóm “Bộ Tứ”. Bắc Kinh coi “Bộ Tứ” là một phần của nỗ lực chung nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Shi Yinhong, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng mặc dù Pháp đang bất mãn với Mỹ, và điều này có thể mở ra một số cơ hội cho các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Paris, nhưng “Pháp vốn đã hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương về mặt chiến lược quân sự”.
“Trong mọi trường hợp, ngay cả khi Pháp đạt được thỏa thuận (tàu ngầm với Australia), khả năng răn đe chiến lược của Australia đối với Trung Quốc vẫn sẽ được cải thiện đáng kể ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông”, chuyên gia Yinhong nhận định.
Vì sao Pháp giận dữ khi Mỹ và đồng minh lập thỏa thuận lịch sử?
Pháp có thể chịu nhiều thiệt hại khi Australia rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD và chuyển sang hợp tác với Mỹ và Anh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đứng trên boong HMAS Waller, một tàu ngầm lớp Collins do Hải quân Hoàng gia Australia vận hành, tại Garden Island ở Sydney năm 2018 (Ảnh: AFP).
Chính phủ Pháp cảm thấy bị phản bội khi Australia rút khỏi thỏa thuận quốc phòng trị giá hàng tỷ USD, thay vào đó đồng ý mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thông qua một thỏa thuận mới với Mỹ và Anh.
Nỗ lực cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là một phần của quan hệ đối tác 3 bên mới giữa Mỹ, Australia và Anh với tên gọi "AUKUS". Đây cũng là bước đi quan trọng để Mỹ và các đồng minh đối phó với Trung Quốc khi Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực tập hợp sự ủng hộ quốc tế trong cách tiếp cận của ông với Bắc Kinh.
Các quan chức cấp cao của Pháp cho rằng thỏa thuận AUKUS là một "cú đâm sau lưng". Pháp đã ngay lập tức triệu hồi đại sứ của nước này tại Mỹ để "tham vấn". Đây được cho là lần đầu tiên Pháp có động thái như vậy trong lịch sử hiện đại.
Đại sứ Pháp tại Australia cũng bị triệu hồi. Ngoài ra, chính phủ Pháp cũng hủy bỏ tiệc chiêu đãi sắp tới tại Đại sứ quán Pháp ở Washington.
Thiệt hại tiềm tàng của Pháp
Ngày 16/9, sau khi thỏa thuận tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Mỹ và Anh được công bố, Australia chính thức tuyên bố sẽ rút khỏi hợp đồng đóng tàu ngầm thông thường trước đây với Pháp. Trước đó, Australia đã lên kế hoạch mua 12 tàu ngầm tấn công thông thường từ tập đoàn đóng tàu hải quân của Pháp.
Theo CNN , Pháp có thể mất số tiền tương đương 65 tỷ USD từ thỏa thuận hiện có để cung cấp cho Australia các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel thông thường. Một số nguồn tin cho biết chính quyền Pháp có thể sẽ yêu cầu Australia bồi thường hợp đồng, nhưng hiện chưa rõ mức bồi thường sẽ là bao nhiêu.
Thỏa thuận bị hủy bỏ với Pháp, nhà xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, được cho là sẽ tạo ra tác động kinh tế đáng kể đối với lĩnh vực quốc phòng của Pháp.
Pháp cũng mất vị thế về mặt chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi nước này có những lợi ích quan trọng.
Một tác động khác có thể xảy ra sau cơn giận dữ của Pháp là nước này sẽ rút khỏi NATO. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng hoài nghi về vai trò của khối này, cho rằng NATO đã "chết não".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết ông "tức giận và cay đắng" về thỏa thuận tàu ngầm mới của Australia, nói rằng đây không phải là điều mà các đồng minh nên làm với nhau. Ông Le Drian cũng "trút giận" lên Mỹ, cho rằng "quyết định quá đáng và đơn phương này rất giống những gì cựu Tổng thống Donald Trump từng làm".
Ngoại trưởng Le Drian cũng đưa ra một tuyên bố chung với Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Florence Parly, nói rằng, "việc Mỹ lựa chọn loại trừ một đồng minh và đối tác châu Âu như Pháp khỏi mối quan hệ đối tác với Australia, vào thời điểm mà chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã cho thấy sự thiếu gắn kết mà Pháp chỉ biết lấy làm tiếc".
Ông Le Drian cho rằng quyết định của Australia khi rút khỏi thỏa thuận với Pháp "trái với tinh thần hợp tác vốn có giữa Pháp và Australia", trong khi Australia khẳng định có một số phần trong hợp đồng cho phép họ rút khỏi thỏa thuận.
Quyết định của Mỹ về việc loại bỏ Pháp, một trong những đồng minh mạnh nhất của Washington, được đưa ra khi các cường quốc toàn cầu đang cạnh tranh quyền lực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó chủ yếu nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
Thông báo về thỏa thuận AUKUS cũng được đưa ra một ngày trước khi Liên minh châu Âu (EU) công bố chiến lược được mong đợi từ lâu của khối đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tuyên bố chung của hai bộ trưởng cho biết Pháp là "quốc gia châu Âu duy nhất hiện diện tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với gần 2 triệu công dân và hơn 7.000 quân nhân", đồng thời khẳng định Pháp là một "đối tác đáng tin cậy và sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết của mình".
Thỏa thuận tàu ngầm cũng được công bố sau cuộc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan, dẫn đến sự chỉ trích từ các đồng minh NATO.
Mỹ, Australia xoa dịu Pháp
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại cuộc họp thông báo thỏa thuận AUKUS cùng Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh (Ảnh: AFP).
Mỹ và Australia cho biết chính phủ Pháp không bị "qua mặt" khi Australia rút khỏi hợp đồng ban đầu, khẳng định các quan chức cấp cao của Pháp đã biết trước về quyết định của chính phủ Australia.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết khi ông gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào cuối tháng 6, ông từng nói rõ ràng về vấn đề này.
"Khi chúng tôi ăn tối ở Paris, tôi đã nói rất rõ ràng những lo ngại đáng kể của chúng tôi về năng lực của các tàu ngầm thông thường trong việc đối phó với môi trường chiến lược mới mà chúng tôi đang phải đối mặt. Tôi đã nói rất rõ rằng đây là vấn đề mà Australia cần phải đưa ra quyết định vì lợi ích quốc gia của chúng tôi", ông Morrison cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cho biết trong cuộc họp báo hôm 16/9 rằng, quyết định chọn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ thay cho tàu ngầm diesel thông thường của Pháp "dựa trên những gì có lợi nhất cho an ninh quốc gia của Australia".
Theo Reuters , Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tìm cách giảm bớt rạn nứt giữa Washington và Paris, nhấn mạnh tầm quan trọng của Pháp như "một đối tác quan trọng" ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng không có sự chia rẽ khu vực nào ngăn cách lợi ích của các đối tác Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của chúng tôi", ông Blinken nói.
Ngoại trưởng Blinken cho biết Mỹ hoan nghênh "các nước châu Âu đóng vai trò quan trọng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đặc biệt là Pháp.
"Pháp là một đối tác quan trọng về vấn đề này và rất nhiều vấn đề khác kéo dài từ nhiều thế hệ trước, và chúng tôi muốn tìm mọi cơ hội để làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương của chúng tôi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới", ông Blinken nhấn mạnh.
8 tàu ngầm hạt nhân Australia sẽ dùng công nghệ "cực kỳ nhạy cảm" từ Mỹ Mỹ quyết định chia sẻ công nghệ "cực kỳ nhạy cảm" cho đồng minh Australia để đóng đội tàu ngầm hạt nhân gồm 8 chiếc, hứa hẹn mang đến dàn khí tài có thể thay đổi cuộc chơi ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Một tàu ngầm của hải quân Mỹ (Ảnh minh họa: Quân đội Mỹ). Ngày 15/9, Mỹ, Australia và Anh chính...