Đồng minh Nga lo đối đầu với Mỹ ở Trung Á
Kyrgyzstan lo ngại Mỹ kéo rộng ảnh hưởng ở Trung Á bằng đe dọa, hối thúc Nga triển khai thêm quân đội ở sân sau.
Trang Newsweek mới đây dẫn lời Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev cho biết về lo ngại của ông khi bị các quốc gia Trung Á đe dọa vì từ chối cho phép Mỹ đóng quân trên lãnh thổ nước này.
“Khi ấy, hồi năm 2014, một số quốc gia đã thẳng thắn nói với tôi rằng, nếu cần thiết họ sẽ phóng tên lửa vào các máy bay Mỹ, người của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng” – Tổng thống Atambayev nói.
Tổng thống Kyrgyzstan Almazbek Atambayev
Căn cứ quân sự của Mỹ xuất hiện tại sân bay quốc tế Manas ở Bishkek vào năm 2001, bắt nguồn từ ý tưởng chương trình chống khủng bố ở Afghanistan “Tự do Bền vững”.
Lực lượng của Lầu Năm Góc ở Manas có nhiệm vụ chuyển tiếp binh lính và hàng hóa. Ngoài ra, các máy bay phục vụ tiếp xăng trên không cho chiến đấu cơ NATO ở Afghanistan cũng xuất phát từ đây. Quân đội Mỹ đã rút khỏi Kyrgyzstan năm 2014.
“Người dân của chúng tôi đang gặp nhiều nguy hiểm từ khi nó (căn cứ quân sự Mỹ- PV) đóng cửa”, ông Atambayev cho biết.
Trong khi đó, Kyrgyzstan có một căn cứ không quân Nga trên lãnh thổ của họ – căn cứ Kant – và gần đây Tổng thống Kyrgyzstan đã nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông sẽ chấp nhận một căn cứ khác nữa trên lãnh thổ quốc gia của mình.
“Tôi sẽ không sợ nếu Nga triển khai căn cứ thứ hai ở Kyrgyzstan trên biên giới Tajikistan” – ông nói thêm. “Nga không sẵn sàng chiếm lãnh thổ của chúng ta. Giữa chúng ta không có nguy cơ gì và chúng tôi sẽ chọn cách này để tự vệ, đương nhiên, Nga sẽ quyết định tính khả thi của họ”.
Tổng thống Kyrgyzstan bày tỏ về lo ngại trên khi ông thấy được các mối nguy tiềm tàng từ khi căn cứ quân sự của Mỹ đóng cửa tại đây, cùng sự hờ hững của Nga khi đề cập tới việc triển khai một căn cứ thứ hai trên biên giới giáp Tajikistan và Uzbekistan.
Tình hình thực tế ở Trung Á vốn đã trở nên phức tạp trong vài năm gần đây.
Từ hồi tháng 7/2016, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw (Ba Lan) đã đi đến một khẳng định, tiếp tục ủng hộ chính quyền hiện nay tại Afghanistan – quốc gia vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn cho khu vực, là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhưng lại có sự kết nối quan trọng đối với khu vực Trung Á.
Trong khi đó, chính sách đối ngoại của Mỹ trong không gian hậu Xô Viết đã có sự thay đổi đáng kể.
Tình hình ở Afghanistan sẽ ảnh hưởng cục bộ tới những diễn biến tại khu vực Trung Á bởi các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có chung đường biên giới khá dài, an ninh lỏng lẻo đối với quốc gia này.
Một cơ chế đối thoại mới mang tên Hội nghị Bộ trưởng cấp cao C5 1 bao gồm 5 quốc gia trong khu vực là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã được thiết lập trong chuyến thăm của cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới khu vực này vào tháng 11/2015, cho thấy sự thay đổi về quan điểm của Washington đối với Trung Á.
Video đang HOT
Với sự trợ giúp của Moscow, Mỹ đã được Kyrgyzstan và Uzbekistan cho phép sử dụng các căn cứ và sân bay quân sự của họ cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở Afghanistan.
Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, Mỹ đang phải xem xét lại toàn bộ chính sách của mình trong không gian hậu Xô Viết bởi Washington sẽ phải tìm cách tiếp cận trực tiếp với các nước trong khu vực.
Quân đội Mỹ từng được triển khai tại căn cứ ở Kyrgyzstan.
Mỹ đã có kế hoạch sử dụng viện trợ hoặc bán các thiết bị quân sự hiện đang được sử dụng tại Afghanistan với mức giá ưu đãi cho các nước Trung Á thay vì vận chuyển nó về Mỹ với chi phí rất cao.
Một khi kế hoạch trên của Washington trở thành hiện thực, Mỹ sẽ thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Trung Á và dễ dàng xâm nhập vào nơi được coi là “sân sau”của Nga.
Giới quan sát cho rằng, chính sách mới của Mỹ tại Trung Á là nhằm mục tiêu làm giảm ảnh hưởng của Nga tại khu vực này. Với họ, việc yêu cầu các nước Trung Á lựa chọn “đứng về phía Nga hay phương Tây” sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định tại khu vực.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
7 ngày phiêu lưu trên xa lộ heo hút nhất thế giới
Du khách có cơ hội khám phá cuộc sống của người dân vùng Trung Á và ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp khi di chuyển dọc tuyến đường Pamir, một trong những nơi hẻo lánh nhất thế giới.
Tuyến đường Pamir có chiều dài 2.038 km, chạy qua sa mạc ở các quốc gia vùng Trung Á như Kyrgyzstan, Tajikistan và Afghanistan. Cung đường gồ ghề với sỏi và bụi đất tại vùng hành lang Wakhan, Afghanistan (ảnh).
Phong cảnh tuyệt đẹp dọc con sông Panj, phân tách biên giới giữa Afghanistan (trái) và Tajikistan (phải).
Những phương tiện từ thời Liên Xô bị bỏ hoang gần tuyến đường Pamir ở Kyrgyzstan.
Những đứa trẻ hồn nhiên chơi bóng đá tại thị trấn Sary Moghul, Kyrgyzstan.
Không có khách sạn ở ngoại ô các thị trấn lớn như Murghab và Khorog, lựa chọn cho du khách đi trên tuyến đường Pamir chạy qua Tajikistan là ở lại nhà người dân địa phương hoặc cắm trại ven đường. Tác giả của bộ ảnh này đã được chào đón nghỉ tại nhà bà Schnapp (ảnh) tại Bulunkul, Tajikistan.
Hồ Bulunkul là một trong những nơi có phong cảnh đẹp nhất dọc tuyến đường Pamir chạy qua Tajikistan.
Vỏ một chiếc ô tô nằm trên bờ sông gần thị trấn Khorog thuộc khu tự trị Gorno-Badakhshan, Tajikistan.
Hỏng phanh hay nổ lốp là những vấn đề thường gặp đối các phương tiện di chuyển trên tuyến đường Pamir, nhưng mọi người luôn sẵn sàng dừng xe lại để giúp đỡ nhau.
Đoạn đường Ak-Baital Pass chạy qua Tajikistan là điểm cao nhất dọc tuyến đường Pamir, với độ cao 4.655 m trên mực nước biển.
Chiếc xe bus hỏng đã được biến thành một cửa hàng bên ngoài ngôi làng Yamg ở Tajikistan. Đây là điểm dừng chân quen thuộc của những người di chuyển trên tuyến đường Pamir.
Một chiếc xe tăng cũ từ thời Liên Xô nằm gần hồ Karakul ở Tajikistan.
Khung cảnh bên trong một ngôi nhà truyền thống của người dân thuộc bộ tộc Pamiri.
Khi tới Hành lang Wakhan ở Afghanistan, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng dãy núi Hindu Kush hùng vĩ chạy dọc sông Panj.
Người dân lùa đàn cừu qua ngôi làng Langar ở Tajikistan.
Một người đàn ông thuộc bộ tộc Pamiri đội mũ truyền thống bên ngoài ki-ốt của mình tại một khu chợ ở Murghab, Tajikistan.
Đàn bò Tây tạng kiếm ăn quanh ngôi làng Bulunkul ở Tajikistan.
Đoạn đường mới của tuyến Pamir chạy quanh co dọc sườn núi ở Kyrgyzstan.
Hành lang Wakhan có hàng chục pháo đài bỏ hoang. Một số pháo đài như tháp canh này ở Yamchun, Tajikistan, có niên đại khoảng 2.200 năm tuổi.
Những cậu bé với ánh mắt hồn nhiên chụp ảnh bên hồ Karakul ở Tajikistan.
Theo Danviet
'Tương kế, tựu kế' của Ấn Độ trước Trung Quốc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến thăm rất thành công ở Iran. Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội danh dự trong lễ đón ông Modi tại Tehran ngày 23.5.2016. REUTERS Sau 15 năm mới có người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến Iran dù 2 nước là láng giềng. Ở Iran...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm

Bán chip cho Trung Đông, Tổng thống Trump có đánh đổi tương lai công nghệ Mỹ?

Hoà đàm Nga - Ukraine ở Istanbul: Cuộc họp ba bên Mỹ - Ukraine - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc

Myanmar tổ chức diễn đàn lớn về phục hồi kinh tế sau thảm họa động đất

Trung Quốc đối mặt tình trạng thiếu hụt nhân lực AI

Nhật Bản lên kế hoạch tăng gần gấp đôi nguồn cung gạo dự trữ
Có thể bạn quan tâm

Những loại trái cây khô giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên
Sức khỏe
20:39:21 16/05/2025
Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn
Tin nổi bật
20:28:16 16/05/2025
Dianka Zakhidova vợ Tây Bùi Tiến Dũng lộ diện mặt mộc khiến dân mạng ngã ngửa!
Netizen
19:57:03 16/05/2025
Nam ca sĩ Jin (nhóm BTS) ra mắt album solo thứ hai mang tên "Echo"
Nhạc quốc tế
19:47:40 16/05/2025
Phát hiện kinh ngạc dưới lớp băng Greenland thúc đẩy tham vọng chiến lược của Mỹ

Nam ca sĩ Vbiz bị thủng màng nhĩ: 1 tai chỉ còn nghe được 20%, nguyên nhân xuất phát từ hành động không ai ngờ tới
Sao việt
19:42:42 16/05/2025
Nỗi ám ảnh bị bạo hành của "nàng tiên cá" Halle Bailey
Sao âu mỹ
19:34:55 16/05/2025
Hoa hậu Thanh Thủy khoe dáng tại loạt địa danh biểu tượng ở Hà Nội
Phong cách sao
19:09:47 16/05/2025
5 điểm nổi bật đưa Lamine Yamal vượt xa Messi ở tuổi 17
Sao thể thao
19:02:28 16/05/2025
Cô gái 28 tuổi biến căn nhà cũ thành tổ ấm phong cách phương Tây khiến cư dân mạng phát sốt: "Sân vườn như mơ, ai cũng muốn sống ở đó"
Sáng tạo
18:50:06 16/05/2025