Động lực tiếp sức doanh nghiệp vượt khó
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 114/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
Theo đó, về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định nêu rõ, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, điều này sẽ là động lực tiếp sức giúp các doanh nghiệp vượt khó trong thời gian này, khi dịch COVID-19 đang dần lắng xuống.
Theo Nghị định 114/2020/NĐ-CP, tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ông Đoàn Văn Kết, Giám đốc Công ty Cơ khí SKD Việt Nam cho biết, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn hàng và đầu ra sản phẩm. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ vay vốn, thuế, phí, bảo hiểm cho người lao động… khó đến tay người tiêu dùng do các điều kiện đi kèm.
Nghị định 114/2020/NĐ-CP được ban hành cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển sau dịch bệnh COVID-19. Chính sách giảm thuế này đến trực tiếp hơn với các doanh nghiệp. “Hiện nay, số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp. Đây là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Vì thế, chính sách giảm thuế sẽ hỗ trợ có độ phủ hỗ trợ lớn”, ông Kết nói.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH vật liệu Tầm Nhìn Việt cho hay, Nghị định 114/2020/NĐ-CP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Bởi, 30% mức thuế thu nhập doanh nghiệp dù không phải là con số lớn, nhưng trong bối cảnh phục hồi sau dịch bệnh COVID-19 thì đây là điều rất tốt với doanh nghiệp. Dự kiến, với mỗi doanh nghiệp nhỏ, cũng có thể được giảm khoản kha khá để tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kinh doanh.
“Công ty sẽ xây dựng thêm nhà máy sơn xử lý bê mặt tĩnh điên đê nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rông hơn nữa quy mô sản xuât đê có thê thực hiên, đáp ứng nhiêu hơn nữa nhu câu của khách hàng. Mặc dù, đang trong giai đoạn khó khăn, phục hồi sản xuất nhưng công ty vẫn không ngừng nỗ lực để đảm bảo được nguồn tiền lương, thu nhập cho người lao động…”, ông Vinh cho hay.
Không chỉ với những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, mà với những doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động, Nghị định này cũng đã có những quy định rõ ràng để hỗ trợ.
Video đang HOT
Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đối hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 hoạt động không đủ 12 tháng thì tổng doanh thu năm 2020 được xác định bằng tổng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 chia cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 nhân với 12 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị định 114/2020/NĐ-CP nên mở rộng ra cho toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng là những đơn vị chịu tác động mạnh mẽ nhất do dịch bệnh.
Sơn chống gỉ vết cắt của thép thành phẩm tại Nhà máy cán thép Thái Trung (Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên). Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN
Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, có rất nhiều ngành như hàng không, dịch vụ lưu trú, du lịch, các doanh nghiệp dệt may, da giày, sắt thép, ô tô… đều chịu tác động rất lớn của dịch bệnh. Trong ngành thép, các doanh nghiệp ngoài việc bị đứt gãy nguồn cung – cầu, thì cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sản xuất… Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cũng rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ và các bộ, ngành.
Ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia trong ngành thép cho rằng, mọi sự hỗ trợ như thuế, phí, vay vốn, thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm (tăng giải ngân vốn đầu tư công)… đều rất tốt đối với doanh nghiệp hiện nay.
Đặc biệt là việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp nói chung và ngành thép nói riêng có thêm nguồn tiền để tái đầu tư, mở rộng sản xuất và phục hồi nhanh hơn sau dịch bệnh. Do vậy, cần mở rộng hơn cho toàn bộ các doanh nghiệp được hưởng, chứ không chỉ riêng khối doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Ông Sưa cũng cho biết thêm, các chính sách của Chính phủ đưa ra rất quyết liệt và đáng quý, nhưng cần thực hiện sớm, không để trở ngại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể giúp doanh nghiệp bằng các biện pháp khác, như: giãn thời gian nộp thuế, phí, đồng thời giảm bớt các điều kiện cho vay ưu đãi để giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay hơn nữa…
Sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre chào hàng tại TP Hồ Chí Minh
Chiều 24/9, UBND tỉnh Bến Tre và một số đơn vị khác phối hợp tổ chức hội thảo "Giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre" tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đến từ tỉnh Bến Tre đã mang đa dạng sản phẩm về thị trường Tp. Hồ Chí Minh chào hàng.
Đa dạng sản phẩm đặc sản được trưng bày trong khu vực gian hàng của tỉnh Bến Tre.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Bến Tre đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre năm 2020. Đồng thời, nhiều sở, ngành của tỉnh cũng tăng cường mở rộng kết nối kinh tế giữa tỉnh Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh, cũng như những tỉnh, thành khác trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn, thông qua sự kiện lần này, sở, ngành tỉnh Bến Tre cũng hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng... để từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương.
Hơn thế nữa, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới.
Cùng với Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, tiểu vùng ven biển phía Đông là một trong bốn tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số đó, tỉnh Bến Tre nổi lên không chỉ có vai trò quan trọng trong tiểu vùng mà còn có thể trở thành "nút kép" kết nối liền Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh.
Khu vực tập trung sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre.
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, tỉnh Bến Tre cần tận dụng thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển để phát triển và xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho nhiều sản phẩm như trái cây, thủy hải sản...; trong đó, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre sẽ giúp đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh mở rộng cơ hội giao thương, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Thị Kiều Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long (tỉnh Bến Tre) cho hay, doanh nghiệp mong muốn nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành, tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào kênh phân phối hiện đại. Đặc biệt, doanh nghiệp kỳ vọng sở, ngành các địa phương kết nối nhà bán lẻ, nhà phân phối với mức chiết khấu phù hợp, dành riêng cho đơn vị sản xuất địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương.
Liên quan đến vấn đề đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vào kênh phân phối hiện đại, ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc thu mua hệ thống siêu thị Big C cho biết, đơn vị sản xuất cần yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn. Đơn cử, doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng đảm bảo sản lượng, khâu vận chuyển và cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng cần tích cực tham gia những chương trình tiếp thị, trưng bày, giới thiệu dùng thử sản phẩm mới dành cho người tiêu dùng.
Còn theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), hàng hóa của doanh nghiệp địa phương có sự đầu tư mẫu mã, thiết kế bao bì... so với trước đây. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm OCOP chưa được đầu tư đúng mức về khâu quảng bá, tiếp thị giúp nhà bán lẻ và người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Cùng với đó, nhà bán lẻ, nhà phân phối cần biết quy trình lựa chọn sản phẩm OCOP bao gồm những tiêu chuẩn và có giá trị gia tăng như thế nào.
"Đặc biệt, những sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nào thì nhà bán lẻ, nhà phân phối mới có thể hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đổi mới sáng tạo sản phẩm mới trên cơ sở khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm", đại diện Saigon Co.op chia sẻ thêm.
Đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian dài tăng cường xúc tiến thương mại giữa hai địa phương đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ... Những hoạt động này, không nằm ngoài mục tiêu tạo điều kiện cho bên bán và bên mua gặp gỡ, trao đổi và bàn giải pháp hợp tác trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, hình thành thương hiệu Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận thực tế là cần giải bài toán cung gì cho thị trường, chứ không chỉ dừng lại việc cung những gì sản xuất được. Hiện nay, thị trường rất đa dạng sản phẩm nên vấn đề quan trọng là doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện được sản phẩm đảm bảo chất lượng, sản lượng, mẫu mã, bao bì...
Dịp này, đại diện doanh nghiệp đến từ tỉnh Bến Tre và nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa trong thời gian tới.
Đắk Nông công nhận 22 sản phẩm nông nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn OCOP Chiều 24/9, tại thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm và công bố sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Đắk Nông năm 2020. Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông trao chứng nhận OCCOP cho các sản phẩm. Tại hội nghị, ông Trương Thanh Tùng, Phó...