Động lực tăng giá cổ phiếu VCB đến từ đâu?
Theo các chuyên gia của VNDIRECT, động lực tăng giá cổ phiếu VCB của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam vẫn còn khá lớn trong những tháng cuối năm 2019.
Biểu đồ biến động giá cổ phiếu VCB từ tháng 10/2018 đến nay
Nhờ cơ cấu sang các tài sản sinh lời cao, VCB đã đạt được kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm nay. Theo đó, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm 2019 của VCB tăng 31,4% nhờ biên lãi ròng (NIM) tăng 49 điểm cơ bản. VCB đã cải thiện NIM đáng kể nhờ tích cực mở rộng cho vay bán lẻ. Ngoài ra, VCB cũng tập trung nhiều hơn vào cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng có lợi suất cao hơn, đồng thời giảm nắm giữ trái phiếu Chính phủ (TPCP) với lợi suất thấp hơn.
Cuối quý 2/2019, tín dụng của VCB tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ và tăng 9,9% so với cuối năm 2018, trong khi hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2019 là 15%. Vì vậy, VCB vẫn còn dư địa để mở rộng cho vay trong những tháng cuối năm 2019.
Lãi từ phí dịch vụ tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thu nhập ngoài lãi khác giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái do một số nguyên nhân: Thứ nhất, thu nhập từ chứng khoán kinh doanh giảm 82,6% so với cùng kỳ do VCB chốt lãi danh mục TPCP khi lợi suất TPCP giảm xuống. Thứ hai, thu nhập từ đầu tư dài hạn giảm 63% so với cùng kỳ do VCB ghi nhận lãi bất thường từ thoái vốn tại các ngân hàng khác. Thứ ba, thu nhập khác giảm 18,8% so với cùng kỳ do thu nhập từ thu hồi nợ xấu giảm.
Theo các chuyên gia VNDIRECT, nhờ quản lý chi phí hiệu quả giúp lợi nhuận VCB tăng trưởng mạnh. Theo đó, chi phí hoạt động tăng nhẹ 6,6%, thấp hơn mức tăng 20,3% của tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, việc quản lý tài sản thận trọng giúp tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 1,0% vào cuối quý 2/2019, thấp hơn mức 1,2% vào cuối quý 2/2018 và giữ nguyên so với quý 1/2019. Vì vậy, chi phí dự phòng chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tỷ lệ dự phòng/nợ xấu tăng lên 177,5% vào cuối quý 2/2019 từ 140,6% cuối quý 2/2018. Theo đó, lợi nhuận ròng 6 tháng năm 2019 của VCB đạt 9.068 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong phiên giao dịch ngày 5/8, giá cổ phiếu VCB đóng cửa mức 77.400 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch 857.570 cổ phiếu, trong đó giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 223.630 cổ phiếu.
Các chuyên gia VNDIRECT cho rằng, giá mục tiêu của VCB có thể tăng vượt ngưỡng 83.200 đồng/cp và duy trì khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB trong danh mục đầu tư.
Video đang HOT
Theo VNDIRECT, động lực tăng giá trong trung hạn của VCB đến từ thỏa thuận bancassurance độc quyền với khoản phí đại lý lớn và nguồn thu nhập mới từ hoa hồng bảo hiểm. Tuy nhiên, VCB cũng đối mặt với rủi ro giảm giá nếu nợ xấu cao hơn dự báo của VNDIRECT, khiến chi phí tín dụng gia tăng trong những tháng còn lại của năm 2019.
Hà Phương
Theo enternews.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/8
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/8 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu ACB
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã ACB) đạt 8.050 tỷ đồng trong 2019 và 9.804 tỷ đồng vào 2020. EPS tương ứng sẽ là 3.900 đồng và 4.800 đồng; BVPS lần lượt là 16.900 đồng và 20.700 đồng cho năm 2019 và 2020.
Với ước tính giá cổ phiếu ACB sẽ đạt 32.300 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2019 và 39.500 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020, chúng tôi duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này.
Khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu NT2
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Kết quả kinh doanh quý II của CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) cho thấy tình hình khá ảm đạm của nhà máy trong năm nay. Theo số liệu công ty, lợi nhuận hoạt động của nhà máy điện NT2 giảm từ mức 280.03 tỷ đồng trong quý II năm ngoái xuống còn 226.26 tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái); lợi nhuận ròng giảm từ 268.6 tỷ đồng xuống còn 208.2 tỷ đồng (giảm 22%).
Theo cách giải thích của công ty, trong quý II/2019, hai tuabin khí không xảy ra sự cố lớn nào. Tuy nhiên, vào những thời điểm phụ tải đạt đỉnh trong tháng 5, khi giá thị trường điện trung bình rất gần với giá trần CGM, nhà máy điện NT2 lại không thể phát tối đa công suất theo nhu cầu huy động của A0. Điều này là do sự suy giảm nguồn cấp khí kể từ khi mỏ Cửu Long tiến hành bảo trì thường xuyên.
Kết quả là, mặc dù sản lượng điện thương mại vẫn đạt được mức chỉ tiêu đề ra, tuy nhiên việc không thể phát điện vào thời điểm giá cao, cùng với giá khí đầu vào tăng nhẹ so với cùng kỳ khiến biên lợi nhuận gộp NT2 giảm từ 15% xuống 12% trong quý II/2019.
Chúng tôi duy trì đánh giá trung lập đối với cổ phiếu NT2 dựa trên kỳ vọng NT2 có thể duy trì cổ tức tiền mặt ổn định từ năm 2019 trở đi. Thực tế là trong cả hai giai đoạn El Nio và La Nia trong quá khứ, NT2 vẫn đủ khả năng trả cổ tức bằng tiền mặt ngay cả khi kết quả kinh doanh giảm sút nghiêm trọng.
Sử dụng phương pháp DDM với kỳ vọng rằng công ty sẽ trả cổ tức liên tục ở mức 2,500 đồng (do không có dự án đầu tư hay xây mới nào ít nhất cho đến năm 2025), chúng tôi định giá cổ phiếu NT2 ở mức 23.000 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2019.
Khuyến nghị tích cực đối với DVP
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Doanh thu quý II/2019 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã DVP) đạt 157,9 tỷ đồng, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 288.8 tỷ đồng, giảm 6,9%. Tổng sản lượng container 6 tháng đầu năm đạt khoảng 285 nghìn TEU, hoàn thành 51.8% kế hoạch năm.
Số lượng tàu cập bến 6 tháng đầu năm đạt 257 lượt tàu, giảm 16% do mất đi đối tác lớn là hãng tàu Mitsui OSK Line sau khi hãng này cùng với 2 hãng khác là K Line và NYK hợp nhất thành một hãng tàu duy nhất với tên ONE (Ocean Network Express). Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 140.8 tỷ VND, tăng 5% yoy.
Trong quý II/2019, DVP ghi nhận 36,4 tỷ đồngdoanh thu tài chính, tăng 4,3 lần so với cùng kì. Đây là khoản cổ tức đến từ công ty TNHH Tiếp vận SITC - Đình Vũ. Thông thường DVP sẽ nhận khoản cổ tức này vào Quý 3 nhưng năm nay lại nhận vào quý 2 dẫn tới sự thay đổi đột biến ở khoản mục doanh thu tài chính.
Mặc dù đang gặp khó khăn khi lượng tàu cập cảng giảm, DVP vẫn đặt kì vọng sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra đầu năm với tổng sản lượng là 550 nghìn TEU. Cổ tức chi trả cho năm 2019 kì vọng duy trì ở mức 40% - 50% tương đương lợi suất cổ tức đạt khoảng 10% - 12% so với mức giá cổ phiếu hiện tại.
Đối với DVP, chúng tôi đánh giá tích cực trong trung hạn dựa trên 2 yếu tố: (1) Mức lợi suất cổ tức cao, đạt 10% - 12% / năm; (2) Hoạt động doanh nghiệp vẫn được duy trì, mặc dù gặp phải cạnh tranh gay gắt nhưng với tệp khách hàng khá ổn định, đặc biệt là khách hàng lớn là HITC đóng góp khoảng 40% doanh thu.
Khuyến nghị trung lập đối với VSC
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Đối với VSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam, chúng tôi đánh giá trung lập trong trung - dài hạn dựa trên các yếu tố:
(1) Doanh nghiệp hiện thiếu động lực tăng trưởng do đã hết dư địa để tăng công suất cùng với đó là sản lượng cảng Green đang suy giảm mạnh do cạnh tranh và vị trí không thuận lợi;
(2) Kế hoạch xây mới cảng tại khu vực Lạch Huyện trong giai đoạn 2023 - 2024 hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về tính khả thi.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Sau 3 tháng, VN-Index lại được thấy ngưỡng 1.000 điểm Nhờ có ảnh hưởng của VCB, VHM và VNM, VN-Index đã vượt ngưỡng 1.000 điểm ngay trong nửa tiếng giao dịch đầu phiên sáng. Lần gần nhất, chỉ số giao dịch đạt ngưỡng này đã diễn ra cách đây gần 3 tháng. Ảnh minh họa. Cách đây gần 3 tháng vào phiên 9/4, VN-Index đã từng chạm vào ngưỡng 1.000 điểm trong phiên....