Đồng loạt kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 trên các phương tiện kinh doanh vận tải
Sáng 15-5, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đồng loạt kiểm tra việc thực hiện quy định phòng, chống dịch Covid-19 trên các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đặc biệt là tại các khu vực giáp ranh giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Lực lượng chức năng kiểm tra xe khách hoạt động tại Bến xe Yên Nghĩa.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Nhật Quang cho biết, trong lần ra quân này, lực lượng Thanh tra Sở phối hợp cùng các lực lượng của Công an thành phố, chính quyền các địa phương tập trung kiểm tra việc thực hiện quy định phòng, chống dịch như: Xe khách không chở quá 50% số ghế; lập, kê khai danh sách hành khách; việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, bố trí nước sát khuẩn trên phương tiện…
Các vị trí bố trí lực lượng kiểm tra là: Nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ, nút giao Ngọc Hồi – Giải Phóng, cầu Thanh Trì, quốc lộ 2 đoạn thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, cầu Trung Hà, quốc lộ 5 đoạn thuộc địa phận quận Long Biên, gầm cầu Thanh Trì lối đi Khu đô thị Ecopark, ngã ba Xuân Mai, cuối Đại lộ Thăng Long; tại 36 vị trí đưa đón công nhân của Samsung Việt Nam; các bến xe khách và tại đơn vị kinh doanh vận tải.
Video đang HOT
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 cho hành khách.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng tuyên truyền, hướng dẫn hành khách khai báo y tế bằng ứng dụng công nghệ thông tin; cài đặt ứng dụng Bluezone nhằm cảnh báo sớm khi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19. Việc kiểm tra được thực hiện liên tục từ 6h đến 18h hằng ngày.
Theo đánh giá của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong ngày đầu, các phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô chấp hành nghiêm túc các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam có thể có vaccine COVID-19 đầu tiên vào cuối quý 3
Bộ Y tế hy vọng vào cuối quý 3/2021, sẽ có vaccine đầu tiên do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và sản xuất để phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 22/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về tình hình, tiến độ nghiên cứu, phát triển các vaccine trên thế giới và của Việt Nam đến thời điểm hiện tại.
Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Ngô Quang cho biết, đã có 4 đơn vị của Việt Nam tiến hành nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19. Trong đó vaccine NanoCovax của Công ty NANOGEN đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2. Vaccine Covivac của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vaccine của Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) sẽ chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1 vào tháng 4/2021.
Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Ngô Quang. (Ảnh: VGP)
Theo ông Quang, các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn tiền lâm sàng, thử nghiệm lâm sàng của cả 3 vaccine này đều được đánh giá rất tốt, có triển vọng. Trong quá trình nghiên cứu, các đơn vị của Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, trao đổi trực tiếp với các cơ quan nghiên cứu, sản xuất vaccine uy tín trên thế giới.
Đặc biệt, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy chuẩn, khẩn trương, rút ngắn thời gian nhưng không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào, đảm bảo các điều kiện khoa học.
" Hy vọng vào cuối quý 3/2021, Việt Nam sẽ có vaccine đầu tiên để phòng, chống dịch COVID-19 do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước ", ông Nguyễn Ngô Quang khẳng định.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực của Bộ Y tế, Bộ KH&CN, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu, phát triển vaccine thời gian qua đã rất nỗ lực, đúng với tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhưng cần tiếp tục khẩn trương hơn nữa.
Sau cuộc họp tại Học viện Quân y, ngày 20/12/2020, về tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine, các đơn vị đã rút ngắn thời gian thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 của vaccine NanoCovax từ 6 tháng xuống 3 tháng, và phương án dự kiến giai đoạn 3 sẽ tiếp tục rút ngắn thời gian để cuối quý 3, đầu quý 4 chúng ta sẽ có vaccine của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng nhắc lại nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể có những biến đổi, tiếp tục tồn tại một số năm nữa. Cho đến giờ phút này nhiều khả năng các vaccine phòng COVID-19 đều phải tiêm nhắc lại chứ không phải 1 đợt, hay 1 năm là xong.
Dân số Việt Nam là 100 triệu người, vì vậy, phải bằng các giải pháp để có vaccine của Việt Nam, không chỉ phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, mà còn chuẩn bị để ứng phó đối với những dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai. Việc phát triển thành công vaccine trong nước cũng khẳng định năng lực, uy tín, niềm tự hào của đội ngũ khoa học y tế Việt Nam.
Cũng tại cuộc họp, sau khi báo cáo về tình hình triển khai tiêm vaccine Astrazena, thông tin nhiều người hiểu rằng các công ty được nhập vaccine phòng COVID-19 về Việt Nam để tiêm, lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Vì vậy, Bộ Y tế không có chủ trương để các công ty, doanh nghiệp tự nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 để tiêm.
Hà Nội đề xuất 15 triệu liều vắc xin Covid-19 tiêm cho toàn bộ người dân Theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, TP đã thống kê và đề xuất lên Bộ Y tế khoảng 15 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên. Báo cáo tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều nay, 22/2, ông Hoàng Đức Hạnh...