Đồng loạt khám xét 5 công ty tín dụng, thu giữ lưu đạn cùng các loại công cụ hỗ trợ
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, lực lượng CSHS CATP Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị chức năng đã xác lập chuyên án đấu tranh với hành vi cho vay lãi nặng tại 5 công ty tài chính, cầm đồ có trụ sở chính trên địa bàn.
Các công ty bị đưa vào “ tầm ngắm” gồm: Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Đại Tín, Công ty TNHH Trường Cửu, Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Thương Tín, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Quyền Quý và Công ty TNHH Nam Tiến 36.
Một số cá nhân liên quan đến 5 công ty tài chính vừa bị Công an Thanh hóa đấu tranh, xử lý
Video đang HOT
Sau khi củng cố các tài liệu, chứng cứ, ngày 22-12-2018, các tổ công tác liên quân đặc biệt của Công an Thanh Hoá đã đồng loạt ra quân và tiến hành khám xét hành chính đối với 32 điểm kinh doanh dịch vụ tài chính của 5 Công ty này ở 14 huyện, thị xã , thành phố trên địa bàn tỉnh; trong đó tại TP. Thanh Hoá chiếm số lượng nhiều nhất với 10 chi nhánh.
Quá trình khám xét, ban chuyên án thu giữ nhiều tài liệu, sổ sách, số liệu liên quan đến hoạt động vay tín dụng, nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh… cùng các loại công cụ, phương tiện nghi vấn được sử dụng khi siết nợ như: 1 quả lựu đạn, 90 vỏ đạn súng quân dụng, 1 dùi cui điện, 1 bình xịt cay, 20 dao, lê, kiếm các loại, 4 tuýp sắt…
Ban chuyên án cũng đã lập biên bản tạm giữ 1 ôtô, 20 xe máy, 6 két sắt, 30 điện thoại đi động, 19 CPU máy tính, 8 máy tính xách tay và hơn 1,5 tỷ đồng.
Căn cứ mức độ, hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng, CQĐT bước đầu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 5 đối tượng về hành vi cho vay lãi nặng trong các giao dịch dân sự, gồm: Cao Xuân Thu (SN 1991 – Giám đốc Công ty dịch vụ tài chính Đại Tín); Đỗ Nguyễn Minh Tân (SN 1991 – kế toán Công ty dịch tài chính Đại Tín); Lê Phú Lượng (SN 1994 – Trưởng chi nhánh Công ty dịch vụ tài chính Trường Cửu); Đỗ Văn Thái (SN 1983 – quản lý điều hành chi nhánh công ty dịch vụ tài chính Trường Cửu); Trương Đình Tâm (SN 1998 – nhân viên Công ty dịch vụ tài chính Thương Tín).
Theo điều tra ban đầu của của Ban chuyên án, khi giao dịch, các đối tượng thường ép buộc con nợ viết giấy bán tài sản, sau đó lại phải thuê lại chính tài sản đó mới có thể được vay số tiền đang cần. Hình thức của việc vay – nợ là thỏa thuận dân sự, nhưng thực tế, mức phí “thuê tài sản” mà người đi vay phải chịu là từ 3.000 đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/1 ngày, tương đương từ 109,5 đến 182,5%/1 năm. Chính vì vậy, nhiều con nợ ban đầu chỉ nghĩ đơn giản vay 30 triệu đồng, trả lúc nào cũng được, nhưng chỉ sau 1 năm, họ đã phải trả hơn 100 triệu đồng tiền lãi mà vẫn chưa hết nợ.
Một hình thức cho vay phổ biến là “vay thăm”, với số tiền từ 10 triệu đồng đến 60 triệu đồng 1 “bát thăm”, kỳ hạn 50 ngày. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm hoạt động, tổng số lượt giao dịch của 5 công ty này lên tới con số hơn 7.000 lượt giao dịch với tổng số tiền hơn 72 tỷ đồng.
CQĐT đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi cho vay lãi nặng của các đối tượng liên quan để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo anninhthudo
Lừa lấy mã OTP để chiếm đoạt tiền
Các đối tượng trong băng nhóm của Danh đã giả danh nhân viên công ty tài chính điện thoại cho khách hàng đề nghị hỗ trợ vay vốn. Sau khi ngân hàng duyệt và giải ngân vào tài khoản khách hàng, các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp mã xác thực OTP.
Ngày 9-12, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM cho biết đang thụ lý điều tra vụ án "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại TPHCM và nhiều tỉnh, thành trong cả nước do Lê Tiến Danh (SN 1992, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Smart Link, trụ sở tại quận Bình Thạnh) cùng đồng phạm thực hiện.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Công ty Smart Link là đại lý cấp 2 trong tìm kiếm khách hàng vay tiêu dùng tín chấp cho công ty tài chính của một ngân hàng thương mại cổ phần, được hưởng phí dịch vụ trên từng hợp đồng giải ngân. Qua một thời gian, Danh nhìn ra sự sơ hở trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp của công ty tài chính này (đối với gói vay sim không cần thẩm định trực tiếp, quản lý không chặt chẽ các mã đại diện bán hàng, dữ liệu khách hàng, hồ sơ vay, duyệt vay vốn); sự thiếu hiểu biết của khách hàng đối với các mã xác thực giao dịch OTP (mật khẩu xác nhận giao dịch sử dụng một lần).
Lợi dụng những sơ hở này, các đối tượng trong băng nhóm của Danh đã giả danh nhân viên công ty tài chính điện thoại cho khách hàng đề nghị hỗ trợ vay vốn. Sau khi ngân hàng duyệt và giải ngân vào tài khoản khách hàng, các đối tượng tiếp tục đưa ra thông tin gian dối, yêu cầu khách hàng cung cấp mã xác thực OTP. Tiếp đó, Danh và đồng bọn truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của nhiều khách hàng vay vốn, chuyển tiền đến 184 tài khoản mạo danh khác do Danh quản lý, sử dụng rồi rút ra chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Vào tháng 8-2018, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Lê Tiến Danh, Lê Thanh Hiền (SN 1996), Lê Trọng Nghĩa (em ruột Danh, SN 1994) cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Do Danh bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM ra quyết định truy nã Danh.
Liên quan đến vụ án, bà Nguyễn Thị Ảnh (SN 1978, dì của Danh), ông Lê Hồng Công (SN 1990, anh ruột Danh), ông Lê Minh Đức (SN 1996, em ruột Danh) - cùng ngụ huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - nhiều lần được cơ quan điều tra triệu tập nhưng không đến làm việc, đi khỏi nơi cư trú.
ÁI CHÂN
Theo SGGP
Bắt nhóm đối tượng 'núp bóng' công ty tài chính cho vay nặng lãi Công an quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng) mới đây cho biết đang củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng gồm: Đỗ Ngọc Hiếu (19 tuổi, quê Hải Phòng), Nguyễn Vạn Kim (23 tuổi, quê Quảng Ngãi) và Nguyễn Trọng Tuấn (22 tuổi, quê Hà Tĩnh) về hành vi cho vay nặng lãi. Bắt nhóm đối tượng 'núp bóng' công...