Đồng hồ năng lượng của trẻ khi nghỉ hè và năm học mới có gì khác nhau?
Bươc vao năm hoc mơi, tre tham gia nhiêu hoat đông, không giông như trong ky nghi he. Vây tre tiêu hao năng lương khác nhau như thế nào trong hai giai đoạn này?
6h30-7h30: Sau một năm học hành vất vả, kỳ nghỉ hè là thời điểm các em tạm gác việc học tập, được thoải mái vui chơi, rèn luyện sức khỏe. Nhiều trẻ em có thói quen ngủ nướng trong khung giờ này dẫn tới việc bỏ qua bữa sáng hoặc ăn sáng muộn. Theo Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO), không dưới 70% trường hợp trẻ bị bệnh là hệ quả đáng tiếc của việc ăn sáng không đều đặn. Vì vậy, cha mẹ đừng quên chuẩn bị bữa sáng đầy đủ cho các con ngay cả khi con nghỉ hè hay tới trường. Trẻ em ở độ tuổi đi học cần khoảng 1.600-2.500 calo mỗi ngày. Một bữa sáng lành mạnh sẽ chứa khoảng 250-300 calo. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam thống kê và cho thấy tại Việt Nam, bữa sáng còn thiếu hụt 7% năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động suốt cả ngày. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động giúp con nạp đầy năng lượng trong bữa sáng bằng thức uống năng lượng với thành phần từ ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, gạo lứt để con hào hứng hơn trong mọi hoạt động.
07h30-12h: Khi nghỉ hè trẻ thường thích các hoạt động vui chơi hoặc thể chất. Mỗi giờ, các con có thể tiêu hao khoảng 498 calo khi đá bóng, 228 calo khi bơi lội, 174 calo khi đi xe đạp và 198 calo khi chạy nhảy. Hay thậm chí tiêu hao 150 calo/giờ khi sử dụng điện thoại để chơi game. Vào năm học mới, các con tập trung thời gian để học tập và hoạt động thể chất. Theo Times, chỉ riêng việc suy nghĩ cũng khiến cơ thể đốt cháy 320 calo/ngày. Chính vì vậy, sau giờ ra chơi hoặc giữa buổi sáng (8h30-9h), phụ huynh nên chuẩn bị cho bé một số món ăn hấp dẫn, được con yêu thích và tiện lợi như thức uống năng lượng dành riêng cho giờ ra chơi giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu, cho trẻ thêm năng động… Bữa ăn nhẹ giúp trẻ tỉnh táo học tập hơn.
12h-13h30: Đây là khoảng thời gian bổ sung dưỡng chất sau một ngày hoạt động học tập và vui chơi. Một bữa trưa nên chứa khoảng 500-700 calo, giúp bổ sung 1/3 năng lượng cho cả ngày. Món ăn buổi trưa nên đa dạng, đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất để con có thêm calo học tập hoặc vui chơi suốt buổi chiều. Ngoài ra, cha mẹ và thầy cô nên chú ý cho trẻ một giấc ngủ ngắn để tinh thần tỉnh táo hơn sau thời gian hoạt động.
Video đang HOT
13h30-16h30: Vào kỳ nghỉ hè, trẻ có thêm thời gian buổi chiều để ngủ nướng hoặc vui chơi trong nhà. Đến 15h-17h30, các con có thể tham gia một số hoạt động thể thao như bơi lội, đá bóng. Trong mùa hè nắng nóng, nền nhiệt độ cao, để tránh hiện tượng trẻ bị say nắng hay mệt vì đói, cha mẹ nên bổ sung đủ nuớc và nguồn dinh dưỡng từ các thức uống năng lượng sau khi trẻ tham gia các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, khi đi học, các bé phải tập trung toàn bộ thời gian buổi chiều cho các bài giảng và hoạt động, vui chơi trong giờ giải lao. Vì vậy, phụ huynh nên chuẩn bị cho con bữa xế (khoảng 15h-15h30) nhằm bổ sung năng lượng kịp thời. Bữa chiều được khuyến cáo là trái cây, sữa chua hoặc thức uống năng lượng Milo giờ ra chơi… Bữa ăn chiều sẽ cung cấp khoảng 10-15% nhu cầu năng lượng (150-200 calo) và không nhất thiết phải đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau quả.
16h30-18h30: Đối với trẻ khi tan trường thường là lúc chiếc bụng “kêu réo”, lượng calo của bữa xế cũng đã được tiêu hao gần hết. Nhưng nếu cho trẻ ăn quá no trong khung giờ này sẽ ảnh hưởng đến bữa tối. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung năng lượng kịp thời bằng những món ăn nhẹ sẽ giúp các con dễ thích nghi với thời gian biểu của năm học mới sau thời gian nghỉ hè.
18h30-19h30: Đây là bữa ăn giúp cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày hoạt động. Sau bữa tối, trẻ cũng không hoạt động thể chất nhiều mà chỉ học tập hoặc vui chơi nhẹ nhàng. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị cho con lượng calo khoảng 500 calo để tránh béo phì hoặc các bệnh về tim mạch khác. Bữa ăn nên đảm bảo lượng dưỡng chất cần thiết và cân bằng để tránh thiếu hút chất dinh dưỡng.
19:30-22h: Sau khi ăn bữa tối, cơ thể của trẻ dành ra 320 calo/ngày để suy nghĩ và hoạt động não bộ. Vì vậy nên cho con hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ (tiêu hao 198 calo/giờ) để hỗ trợ trao đổi chất, phát triển sức khỏe toàn diện.
Đồ họa: Nhân Lê
Theo Zing
Bác sĩ ơi: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi vào năm học mới như thế nào?
Mới bước vào năm học mới mà con tôi (11 tuổi) thường xuyên uể oải vào buổi sáng, than mệt và buồn ngủ. Tôi nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để trẻ có sức khỏe tốt hơn? (Trần Thảo Nguyên, 37 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM)
Ảnh minh họa: Shutterstock
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM:
Vào năm học, phụ huynh cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng để trẻ có nền tảng thể lực cho việc học tập.
Trong hè, thời gian biểu của trẻ có nhiều thay đổi. Trẻ thường ngủ dậy muộn hoặc theo bố mẹ đi du lịch, về quê, vui chơi, nghỉ ngơi nên thói quen ăn uống cũng thoải mái và không theo nền nếp.
Trước khi trẻ vào năm học mới, phụ huynh cần cho trẻ trở lại với thời gian biểu ăn uống như trong năm học trước. Cụ thể, buổi sáng gọi trẻ dậy như giờ đi học,ăn bữa sáng đầy đủ để chuẩn bị năng lượng cho một ngày học tập. Buổi trưa và chiều cũng tập thói quen ăn uống như đi học để trẻ quen dần.
Khi bước vào năm học, để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, phụ huynh nên tự chuẩn bị bữa ăn, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa bảo đảm dinh dưỡng.
Nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm.
Mỗi bữa ăn cần đầy đủ các thành phần dinh dưỡng gồm: chất bột đường từ cơm, bún, phở, bánh mì hoặc xôi; chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, hải sản và các loại đậu; chất béo từ dầu; đồng thời thêm vitamin, chất khoáng, chất xơ từ rau xanh, trái cây.
Nếu khi đã đi học mà phụ huynh cho trẻ ăn qua loa, thoải mái như khi nghỉ hè thì trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, không đủ sức để học, đặc biệt là vào buổi sáng, trẻ sẽ cảm thấy uể oải, buồn ngủ.
Không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bánh ngọt, bánh kem, kẹo, kem, nước ngọt. Đồng thời, nên bổ sung các sản phẩm từ sữa, uống thêm sữa 2 - 3 suất/ngày để đảm bảo cung cấp nguồn can xi cho trẻ.
Theo Thanh niên
Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường. Các trường tăng cường công tác vệ sinh trước mùa khai trường. Ảnh minh họa Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND...