Đồng hành, sẻ chia cùng doanh nghiệp vận tải
Công an tỉnh Bạc Liêu luôn ghi nhận, giải quyết hợp lý những kiến nghị, đề xuất liên quan đến trật tự an toàn giao thông (TTATGT), hoạt động vận tải, góp phần phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) của tỉnh.
Nhiều doanh nghiệp vận tải có kế hoạch bỏ tuyến và chuyển sang chạy… dù
Thượng tá Đặng Hoàng Biên, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh cho biết: “CSGT đường bộ Công an tỉnh chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông. Đơn vị đã lắp đặt 35 pa-nô với thông điệp “Một ý thức – Triệu niềm vui” tại các trụ đèn tín hiệu giao thông, góp phần truyền tải nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tác động trực quan đến người tham gia giao thông”.
Phòng CSGT đường bộ Công an Bạc Liêu kiểm tra các phương tiện liên quan đến quá tải trọng, quá khổ, tự ý thay đổi kích thước.
Trong năm 2022, Phòng CSGT đường bộ tổ chức 56 buổi tuyên truyền với trên 5.100 lượt người tham dự; phát 15.600 tờ rơi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ; Nghị định 47; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp vận tải (DNVT) đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đường bộ Công an tỉnh tổ chức hơn 8.800 cuộc tuần tra, xử phạt hành chính hơn 18.300 trường hợp với tổng số tiền hơn 28 tỷ đồng; tước 2.090 giấy phép lái xe, tạm giữ hơn 3.200 phương tiện các loại. CSGT đã tập trung xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên toàn tỉnh.
Video đang HOT
Từ đầu năm 2022 đến nay, CSGT toàn tỉnh xử lý hơn 1.000 trường hợp với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, vận tải hành khách, CSGT Công an tỉnh xử phạt hành chính 176 trường hợp quá tải, 15 trường hợp quá khổ, 5 trường hợp tự ý thay đổi kích thước… với tổng số tiền trên 3,2 tỷ đồng.
Trên lĩnh vực đường thủy nội địa, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp góp phần bảo đảm an toàn đường thủy, đặc biệt là triển khai hiệu quả Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông thủy của người dân. Đơn vị tổ chức tuyên truyền tại các điểm trường, các cụm dân cư trên địa bàn tỉnh với gần 40.000 lượt người tham dự; phát hơn 24.000 tờ rơi, treo 54 băng rôn tuyên truyền tại các bến thủy đưa rước khách ngang sông.
Thượng tá Lê Thành Biển, Phó trưởng Phòng Cảnh sát đường thủy cho biết: “Đơn vị phối hợp với Thanh tra giao thông, Cảng vụ Đường thủy và Chi cục Đăng kiểm Bạc Liêu thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường thủy nội địa đến từng người dân tham gia giao thông; nhắc nhở các phương tiện chấp hành nghiêm các quy định về ATGT trong các dịp lễ, Tết… nên thời gian qua không xảy ra tai nạn đường thủy”.
Anh Phạm Văn Anh, chủ bến đò ngang xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi chia sẻ: “Lực lượng Cảnh sát đường thủy thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nên tôi chủ động trang bị các vật dụng bảo đảm an toàn cho hành khách như áo phao, dụng cụ nổi, lắp đặt đèn báo hiệu, đệm chống va, cột neo buộc cho phương tiện vào cập bến”.
Để chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện công tác phân cấp đăng ký xe ôtô tại Công an cấp huyện và xe môtô tại Công an cấp xã, Phòng CSGT tiến hành khảo sát, chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị đến tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu nên mọi quy trình từ khâu tiếp nhận hồ sơ, cập nhật thông tin lên hệ thống đến việc kiểm tra số khung, số hiệu phương tiện và bấm biển số xe đều được thực hiện nhanh chóng, tận tình, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thực hiện Thông tư số 58 của Bộ Công an, Phòng CSGT đường bộ rà soát tổng số phương tiện nằm trong diện thực hiện quy định của Thông tư 58, gửi thông báo đến tận tay chủ phương tiện. Sau khi nhận được thông báo, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải đã thực hiện việc đăng ký cấp đổi biển số nền vàng; chủ các phương tiện ôtô hết hạn sử dụng cũng đến làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
Ngoài ra, Công an tỉnh Bạc Liêu thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với DNVT để tuyên truyền các quy định hiện hành có liên quan đến giao thông; tổ chức cho các DNVT trên địa bàn tỉnh ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật về TTATGT.
Ông Lâm Văn Hiền, Giám đốc Công ty Văn Hiền cho biết: “Công an tỉnh thường xuyên tổ chức đối thoại với DNVT. Qua đó, chúng tôi thống nhất ký cam kết chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật về TTATGT, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện”
Bắt buộc phải lắp camera giám sát hành trình trên xe ô tô kinh doanh
Theo Nghị định số 47/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2023, xe ôtô kinh doanh vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Từ 1/7/2023, xe kinh doanh vận tải phải lắp camera hành trình để được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Theo đó, Nghị định này bổ sung quy định xe taxi phải có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Trường hợp xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
Đáng chú ý, Nghị định cũng quy định từ ngày 1/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định.
"Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước...", Nghị định nêu rõ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hoá không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hoá cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số thẻ căn cước công dân, điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2022./.
Lộ diện xe dù tuyến Mỹ Đình - Quảng Ninh sau vụ khách bị đánh gãy tay Lên chiếc xe ở khu vực gần cổng Bến xe Mỹ Đình để về Quảng Ninh, anh Sáng nghi đây là xe dù nên đòi xuống liền bị tài xế, phụ xe lao vào đánh.Đánh khách, giữ điện thoại từ Hà Nội về Bắc Ninh Anh Sáng được một người dân hỗ trợ băng bó vết thương và giúp đỡ để đón được...